Viêm Đau Khớp
Viêm đau khớp là tình trạng sưng và đau ở một hoặc nhiều khớp. Theo thống kê, hiện tại có hơn 100 loại viêm khớp với nhiều nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau. Bài viết này sẽ cập nhật một cách chi tiết và đầy đủ về kiến thức bệnh viêm khớp, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Viêm đau khớp là gì?
Viêm đau khớp là thuật ngữ chung để nói về hơn 100 loại rối loạn, viêm gây ảnh hưởng đến hoạt động, cấu trúc của khớp. Chúng có đặc điểm chung là gây viêm, đau, cứng khớp và thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis) và thoái hóa khớp hay viêm xương khớp (Osteoarthritis).
Khớp là điểm nối, nơi hai xương gặp nhau, ví dụ như: Cổ tay, cổ chân, đầu gối… chúng giúp cơ thể vận động một cách dễ dàng và linh hoạt. Giống như các cỗ máy, theo thời gian chúng cũng bị bào mòn hoặc chấn thương khiến khớp bị hư hỏng và gây đau khi cử động. Đơn cử như:
- Thoái hóa khớp là tình trạng khiến các mô cứng và sun trơn bao bọc các đầu xương khớp bị phá vỡ.
- Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis) là một bệnh lý hệ thống, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các khớp, thường bắt đầu từ niêm mạc của khớp.
- Bệnh gout cũng là một dạng viêm khớp phổ biến, hình thành khi có nhiều axit uric ở trong máu.
Các triệu chứng bệnh thường phát triển theo thời gian, nhưng đôi khi có thể xuất hiện đột ngột. Trong hầu hết các trường hợp bệnh thường thấy ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên đôi khi bệnh có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và thanh niên. Ngoài ra, viêm khớp phổ biến ở phụ nữ ở nam giới, đặc biệt là những người thừa cân.
Viêm đau khớp cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng, ảnh hưởng từ các bệnh lý khác trong cơ thể, di truyền hoặc rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và loại viêm đau khớp, biện pháp điều trị có thể bao gồm kiểm soát cơn đau, hạn chế tổn thương khớp và cải thiện hoặc duy trì chất lượng cuộc sống.
Viêm khớp cần được điều trị y tế để tránh dẫn đến mất chức năng khớp. Trong trường hợp nghiêm trọng, các khớp có thể bị xoắn, biến dạng và dẫn đến tàn tật.
Nguyên nhân gây viêm đau khớp
Không có nguyên nhân cụ thể và duy nhất dẫn đến bệnh viêm đau khớp. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tùy thuộc vào loại viêm khớp.
Một số nguyên nhân chung có thể gây viêm đau khớp bao gồm:
- Chấn thương, thường dẫn đến viêm đau khớp thoái hóa
- Chuyển hóa bất thường trong cơ thể dẫn đến bệnh gout và bệnh giả gout
- Di truyền dẫn đến thoái hóa khớp
- Nhiễm trùng
- Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch dẫn đến viêm khớp dạng thấp và viêm đau khớp do lupus ban đỏ hệ thống
Hầu hết các loại viêm đau khớp là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên không rõ nguyên nhân và gần như không thể xác định thời điểm phát triển các triệu chứng.
Một số người có nhiều nguy có phát triển các bệnh về khớp do di truyền hơn. Chẳng hạn như người hút thuốc, nhiễm trùng, đã chấn thương trước đó, hút thuốc hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi hoạt động thể chất. Điều này có thể tăng tương tác các gen với nhau và tăng nguy cơ viêm đau khớp.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát viêm đau khớp và nguy cơ viêm đau khớp. Mặc dù thực phẩm không gây ra viêm đau khớp nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số loại thực phẩm có thể là tăng viêm, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc chế độ ăn uống nhiều đường tinh luyện có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể kích thích hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh gout là loại viêm đau khớp có liên quan đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống nhiều purin có thể làm tăng nồng độ axit uric và dẫn đến bệnh gout. Chế độ ăn nhiều purin, chẳng hạn như hải sản, rượu vang đỏ và thịt có thể làm bùng phát bệnh gout. Bên cạnh đó, một số loại rau có hàm lượng purin cao cũng có thể khiến bệnh gout nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm đau khớp
Viêm đau khớp (arthritis) là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp, dẫn đến đau và khó chịu. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh viêm đau khớp:
Các triệu chứng thường gặp
- Đau khớp
- Cứng khớp
- Xung quanh khớp mềm
- Sưng khớp
- Phạm vi chuyển động hạn chế ở các khớp bị ảnh hưởng
- Đỏ và ấm áp quanh khớp bị ảnh hưởng
- Sốt
- Mệt mỏi
- Xuất hiện các nốt thấp khớp
Các triệu chứng hiếm gặp
- Suy tim hoặc các khuyết tật dẫn truyền tim
- Các vấn đề về phổi phát triển do chuyển động của thành ngực và cột sống bị hạn chế hoặc do xơ phổi
- Phá hủy khớp và đau đớn dữ dội
- Viêm các dây chằng xung quanh khớp
- Chóng mặt
- Stress
- Lú lẫn
- Co giật
Các triệu chứng hiếm gặp
- Suy tim hoặc các khuyết tật dẫn truyền tim
- Các vấn đề về phổi phát triển do chuyển động của thành ngực và cột sống bị hạn chế hoặc do xơ phổi
- Phá hủy khớp và đau đớn dữ dội
- Viêm các dây chằng xung quanh khớp
- Chóng mặt
- Stress
- Lú lẫn
- Co giật
Viêm đau khớp có nguy hiểm không?
Có hơn 100 loại viêm đau khớp khác nhau, mặc dù là bệnh mãn tính và thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây tàn phế. Tình trạng này có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống tùy theo mức độ của bệnh. Một số biến chứng có thể gặp phải nếu không phát hiện và xử lý kịp thời bệnh viêm đau khớp như:
- Rút ngắn tuổi thọ từ 10 – 15 năm
- Giảm dần chức năng vận động thông thường
- Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Cách chẩn đoán bệnh viêm đau khớp
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm đau khớp thông qua kiểm tra các triệu chứng, chẳng hạn như khớp đỏ, ấm hoặc sưng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xem cách cử động khớp có bình thường hay không.
Tùy thuộc vào loại viêm đau khớp nghi ngờ, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm chẳng hạn như:
Xét nghiệm ở phòng thí nghiệm
Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra các chất dịch cơ thể khác nhau để xác định loại viêm đau khớp. Các chất lỏng thường được phân tích bao gồm máu, nước tiểu và dịch khớp.
Để lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ có thể làm sạch và gây tê khu vực lấy mẫu, sau đó đưa kim vào khoang khớp để rút dịch khớp.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh có thể xác định các vấn đề đang xảy ra bên trong khớp. Cụ thể, các xét nghiệm bao gồm:
- Chụp X – quang: Xét nghiệm này sử dụng bức xạ thấp để xác định xương, sụn, các tổn thương xương và gai xương. Xét nghiệm này có thể không phát hiện được các dấu hiệu bệnh sớm nhưng có thể theo dõi tiến triển của bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Máy quét CT có thể chụp hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau để xác định các cấu trúc bên trong xương và các mô mềm bên trong.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp MRI có thể tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết của các mô mềm, chẳng hạn như sụn, gân và dây chằng.
- Siêu âm khớp: Công nghệ này sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình thành các mô mềm, sụn và các cấu trúc chứa chất lỏng gần khớp. Siêu âm cũng được sử dụng để hướng dẫn vị trí kim để chọc hút và tiêm khớp.
Phương pháp điều trị bệnh viêm đau khớp
Điều trị viêm đau khớp phụ thuộc vào việc giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:
Thuốc
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm đau khớp phụ thuộc vào loại viêm đau khớp. Cụ thể các loại thuốc phổ biến có thể bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen, được sử dụng để giảm đau nhưng không thể kháng viêm. Đối với các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau kê đơn chẳng hạn như tramadol hoặc hydrocodone. Các loại thuốc này hoạt động động bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh trung ương để giảm đau.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc này có thể hỗ trợ giảm đau và viêm, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen. NSAID đường uống có thể gây kích ứng dạ dày và có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc thận trọng và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin (thành phần làm cho ớt cay) có thể thể được sử dụng để giảm thiểu tín hiệu đau ở khớp.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Các loại thuốc này được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, với tác dụng làm chậm viêm và ngăn ngừa hệ thống miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh. Các loại thuốc phổ biến bao gồm methotrexate và hydroxychloroquine.
- Thuốc sinh học: Các loại thuốc sinh học được sử dụng kết hợp với DMARD để điều chỉnh gen nhằm vào các phân tử protein khác nhau của hệ thống miễn dịch.
- Thuốc corticoid: Các loại thuốc này có thể làm giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể cải thiện phàm vị chuyển động, tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp và hỗ trợ điều trị viêm đau khớp. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần nẹp hoặc cố định khớp để tránh các tổn thương nghiêm trọng.
Liệu pháp điều trị thay thế
Một số biện pháp điều trị tại nhà hoặc liệu pháp y học cổ truyền có thể hỗ trợ cải thiện chức năng khớp và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Mặc dù không có nghiên cứu khoa học cụ thể, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chẳng hạn như:
- Châm cứu: Liệu pháp này sử dụng các kim nhỏ châm vào các điểm cụ thể trên da để hỗ trợ giảm đau và hạn chế các triệu chứng liên quan.
- Glucosamin: Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng, tuy nhiên Glucosamin được sử dụng để hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đau khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.
- Chondroitin: Chondroitin có thể cải thiện các cơn đau nhẹ do viêm đau khớp, mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng.
- Yoga và thái cực quyền: Các động tác kéo giãn chậm rãi kết hợp của yoga và thái cực quyền có thể giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp và tăng phạm vi chuyển động ở người bệnh.
- Massage: Xoa bóp và vuốt nhẹ ở các cơ gần khớp có thể làm tăng lưu lượng máu và làm ấm các khớp bị ảnh hưởng, điều này có thể giảm đau tạm thời.
Các biện pháp cải thiện vật lý
Các bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp cải thiện viêm đau khớp hoặc cải thiện các triệu chứng thông qua tác động vật lý. Chườm ấm hoặc bơi trong hồ nước ấm là một trong những cách tốt nhất có thể hỗ trợ và hạn chế các áp lực tác động lên khớp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đưa ra các lời khuyên thiết thực để quản lý công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được đề nghị sử dụng các biện pháp bảo vệ khớp khỏi các tổn thương, chẳng hạn như sử dụng nẹp hoặc dụng cụ hỗ trợ.
Phẫu thuật
Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo là loại phẫu thuật phổ biến, thường được sử dụng để cải thiện chức năng khớp ở đầu gối và hông. Nếu tình trạng viêm đau khớp gây ảnh hưởng đến các ngón tay hoặc cổ tay, bác sĩ có thể tiến hành hợp nhất các khớp. Trong quy trình này, các đầu xương sẽ được khóa lại với nhau cho đến khi lành và trở thành một.
Lời khuyên của bác sĩ đối với bệnh thoái hóa khớp
Để sống chung với bệnh viêm đau khớp, người bệnh có thể cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa tình trạng đau đớn, khó chịu. Cụ thể, một số lưu ý để sống chung với bệnh viêm đau khớp, chẳng hạn như:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là một điều quan trọng nếu người bệnh bị viêm đau khớp. Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý và hạn chế áp lực lên khớp.
Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn uống gồm 5 nhóm thực phẩm như:
- Trái cây và rau quả
- Thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như bánh mì, gạo, khoai tây và mì ống
- Thịt, cá, trứng và đậu
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Thực phẩm chứa đường và chất béo
Người bệnh thừa cân cần có chế độ giảm cân để ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng.
Tập thể dục
Tình trạng đau do viêm khớp thường khiến người bệnh không muốn tập thể dục. Tuy nhiên, tích cực hoạt động có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Thường xuyên tập thể dục có thể mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:
- Cải thiện phạm vi di chuyển và tăng khả năng vận động khớp
- Tăng sức mạnh cơ bắp
- Giảm độ cứng khớp
- Tăng cường năng lượng và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn
Tuy nhiên tập thể dục cần đúng bài tập và mức độ phù hợp để tránh khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ bệnh xương khớp.
Chăm sóc khớp
Người bệnh viêm đau khớp cần chăm sóc khớp để tránh các tổn thương nghiêm trọng. Cố gắng giảm căng thẳng khi di chuyển, nâng đồ vật hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Để bảo vệ khớp, người bệnh có thể:
- Sử dụng các khớp lớn, khỏe để chịu lực, chẳng hạn như sử dụng vai kết hợp tay khi mở các cánh cửa nặng
- Sử dụng khớp đồng đều, chẳng hạn như dùng hai tay để chuyển đồ vật hoặc mang balo bằng cả hai vai
- Không nắm quá chặt, nắm càng lỏng càng tốt và sử dụng các loại tay cầm có đệm để mở rộng tay
Ngoài ra, tránh ngồi yên trong một thời gian dài và nghỉ giải lao thường xuyên
Hỗ trợ tại nhà
Người bệnh viêm đau khớp có thể thay đổi một vài thiết kế trong nhà để thực hiện mọi việc một cách dễ dàng hơn. Người bệnh có thể tham khảo một số thay đổi, chẳng hạn như:
- Để mọi vật dụng trong tầm tay và không cần cố gắng để sử dụng
- Lắp tay vịn cầu thang để lên xuống cầu thang dễ dàng hơn
- Sử dụng các công cụ có cán dài
- Sử dụng dụng cụ nhà bếp bằng điện
Đối với trẻ em
Đảm bảo cho trẻ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để cải thiện các triệu chứng viêm đau khớp. Ngoài ra, duy trì một cân nặng khỏe mạnh để tránh gây áp lực lên các khớp và hạn chế các biến chứng liên quan.
Bệnh viêm đau khớp có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và học tập của trẻ theo nhiều cách khác nhau. Do đó, cha mẹ nên thông báo cho nhà trường hoặc giáo viên hướng dẫn trực tiếp để trẻ được hỗ trợ cần thiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!