Bệnh gút có ăn được cà chua không khi nó khá lành?
Cà chua là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và thân thiện với người bị bệnh gout, tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy cà chua có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Vậy người bệnh gút có ăn được cà chua không và ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cà chua là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo và có thể ăn sống hoặc nấu chín. Một cốc cà chua thái mỏng hoặc cắt nhỏ chỉ chứa khoảng 32 calo trong khi cung cấp đến 27% nhu cầu vitamin C được kiến nghị hàng ngày.
Tăng cường vitamin C trong cơ thể có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cà chua cũng chứa vitamin K, có thể hỗ trợ quá trình đông máu, giúp xương khỏe mạnh và hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Cà chua cũng có chứa chất chống oxy hóa như lycopene, beta – carotene và quercetin, với đặc tính chống viêm và chống ung thư.
Cụ thể, cà chua mang lại một số lợi ích dinh dưỡng như:
- Lượng calo: 22
- Carbohydrate: 4,6 gam
- Tổng số đường: 3,2 gam
- Chất xơ: 1,5 gam
- Chất đạm: 1,1 gam
- Vitamin C: 19%
- Sắt: 2%
- Canxi: 1%
- Kali: 6%
- Phốt pho: 2%
- Magiê: 3%
- Kẽm: 2%
Cà chua là một loại thực phẩm ít calo và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, do đó được khuyên dùng cho hầu hết mọi người. Cà chua cũng được xem phù hợp đối với người bệnh bệnh gout, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy cà chua có thể làm tăng nồng độ acid uric. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần đánh giá thêm để xác định liệu cà chua có gây ra bệnh gout hay không.
Cà chua có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên tìm hiểu thông tin bệnh gút có ăn được cà chua không là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro liên quan và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh gút có ăn được cà chua không?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn dữ dội, sưng và đỏ ở khớp bị ảnh hưởng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể acid uric ở khớp.
Có một chất hóa học được gọi là purin, có trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Khi purin bị phân hủy sẽ tạo thành acid uric. Khi nồng độ acid uric trong máu cao, sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể acid xung quanh khớp, gây viêm nhiễm và đau đớn.
Chế độ ăn uống đóng góp một phần nhỏ trong nồng độ purin và acid uric tổng thể trong cơ thể. Do đó, việc giảm các loại thực phẩm giàu purin có thể giúp kiểm soát các triệu chứng gout ở một số người.
Cà chua là một loại thực phẩm lành mạnh, có thể sử dụng cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên có một số người bệnh cho biết, cà chua có thể dẫn đến các cơn gout cấp hoặc các triệu chứng bệnh khác. Một số nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ cà chua có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng hơn trong nguy cơ dẫn đến bệnh gout khi so với thực phẩm. Thực phẩm có thể dẫn đến bệnh gout, tuy nhiên tác động đến từng cá nhân là không giống nhau. Điều này có nghĩa là cà chua có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh gout ở người này nhưng đối với người khác thì không. Điều này khiến việc xác định nguyên nhân và tác nhân dẫn đến bệnh gout gặp nhiều khó khăn.
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh gout thường được khuyến cáo hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều purin để tránh gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, trên thực tế, không có nhiều nhân purin đến từ thực phẩm. Ngay cả khi người bệnh hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa purin, các triệu chứng bệnh gout có thể không thay đổi nhiều, vì chế độ ăn uống chỉ chiếm khoảng 10% nồng độ acid uric trong máu.
Do đó, các nghiên cứu không chỉ rõ người bệnh gout có ăn được cà chua hay không. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều tốt nhất người bệnh có thể làm để kiểm soát các triệu chứng bệnh gout là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
Ưu và nhược điểm của cà chua đối với bệnh gout
Mặc dù cà chua có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, tuy nhiên đây cũng là một loại thực phẩm lành mạnh và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể, ưu và nhược của cà chua đối với người bệnh gout như sau:
1. Ưu điểm
Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh gout. Theo một số nghiên cứu, việc ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, tỷ lệ mỡ, nồng độ cholesterol và lượng đường trong máu. Thậm chí nghiên cứu chỉ ra, việc bổ sung cà chua trước bữa ăn cũng hỗ trợ làm giảm nồng độ acid uric trong máu.
Cà chua, đặc biệt là nước ép cà chua, rất giàu vitamin C và lycopene, các hoạt chất có thể hỗ trợ giảm viêm. Nước ép cà chua là một dạng cà chua cô đặc có hàm lượng lycopene cao đáng kể. Do đó, uống nước ép cà chua thường xuyên có thể hỗ trợ tăng cường các chất chống oxy hóa trong cơ thể đồng thời giảm cholesterol.
Bệnh gout là một bệnh viêm khớp. Do đó, giảm viêm trong cơ thể có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Việc thường xuyên sử dụng cà chua có thể tăng nồng lycopene trong cơ thể và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng.
2. Nhược điểm
Nồng độ acid uric trong máu cao làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh gout. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan nhất định trong việc tăng nồng độ acid uric trong máu, do đó, người bệnh có thể cần cân nhắc về chế độ ăn uống để tránh kích thích các cơn gout cấp. Trong đó, cà chua là một trong những loại thực phẩm được nhiều người bệnh gout xác định là có thể kích thích các triệu chứng gout cấp bùng phát.
Cụ thể, theo các nghiên cứu, cà chua chứa hai tác nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến bệnh gout là axit phenolic và glutamate. Mặc dù axit phenolic và glutamate chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cà chua, tuy nhiên một số người bệnh cho biết , việc sử dụng cà chua có thể dẫn đến các triệu chứng gout. Do đó, những người nhạy cảm với thức ăn hoặc tin rằng cà chua dẫn đến bệnh gout, nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này.
Những người tin rằng cà chua có thể dẫn đến bệnh gout nên tránh tiêu thụ các sản phẩm cà chua đậm đặc, chẳng hạn như sốt cà chua, nước sốt BBQ, Spaghetti và nước ép cà chua.
Cà chua có được khuyên dùng cho người bệnh gout không?
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống nhiều rau và trái cây có màu tối, chẳng hạn như cà chua, được khuyến nghị cho người bị bệnh gout. Cụ thể loại thực phẩm này chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như carotenoid (còn được gọi là beta-cryptoxanthin) và zeaxanthin, lycopene và Vitamin C. Tất cả các hoạt chất này đều có thể giúp giảm viêm và cải thiện chức năng khớp.
Tuy nhiên những người cho rằng cà chua kích thích các triệu chứng gout nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc bệnh gút có ăn được cà chua không, người bệnh vui lòng trao đổi với bác sĩ điều trị.
Cách nhận biết cà chua kích thích các triệu chứng gout
Bởi vì cà chua kích thích các cơn gout khác nhau ở mỗi người, do đó cách tốt nhất để xác định cà chua có kích thích cơn gout cấp không, là loại bỏ tất cả các sản phẩm cà chua ra khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần và quan sát các triệu chứng. Nếu các triệu chứng được cải thiện, có thể cà chua là tác nhân dẫn đến bệnh gout và người bệnh nên hạn chế tiêu thụ.
Ngoài ra, người bệnh nên ghi chép các loại thực phẩm tiêu thụ trong một thời gian để xác định các tác nhân kích thích các cơn gout. Người bệnh nên viết nhật ký thực phẩm mỗi ngày và ghi lại các chi tiết như:
- Chất lượng giấc ngủ vào đêm hôm trước;
- Các loại thực phẩm tiêu thụ trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, bao gồm các loại gia vị và đồ uống;
- Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày;
- Tâm trạng trong suốt cả ngày;
- Các hoạt động thể chất và các môn thể thao thực hiện;
- Tất cả các loại thuốc, chất bổ sung, thực phẩm chức năng và thảo dược đang sử dụng;
- Các khu vực đau và mức độ cơn đau trong suốt cả ngày;
- Năng lượng hoặc tình trạng mệt mỏi trong suốt cả ngày.
Người bệnh nên lưu ý về chế độ ăn uống và triệu chứng liên quan đến bệnh gout để xác định các nguy cơ và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout
Không có chế độ ăn uống cụ thể dành riêng cho người bệnh gout. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có thể phòng ngừa bệnh gout theo một số cách như:
- Đạt được trọng lượng khỏe mạnh;
- Thiết lập và hình thành thói quen ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết;
- Hạn chế thực phẩm có nhân purin;
- Bổ sung các loại thực phẩm có thể kiểm soát nồng độ acid uric.
Thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gout:
- Rượu ngũ cốc và bia, chẳng hạn như vodka và whisky;
- Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận;
- Các loại thịt đỏ, chẳng hạn như thịt cừu và thịt lợn;
- Hải sản, đặc biệt là các loại động vật có vỏ, chẳng hạn như tôm, trai;
- Một số loại cá, chẳng hạn như cá mòi, cá hồi, cá cơm;
- Các sản phẩm có hàm lượng đường fructose cao như soda, ngũ cốc, kem, kẹo, đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh và một số loại nước trái cây.
Thực phẩm tốt cho người bệnh gout:
- Các sản phẩm ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa tách béo và sữa chua;
- Trái cây tươi và rau củ quả tươi;
- Các loại hạt, ngũ cốc và bơ đậu phộng;
- Dầu và chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu;
- Khoai tây, bánh mì, mì ống và gạo nguyên cám;
- Trứng, với số lượng vừa phải;
- Các loại thịt như cá, thịt gà, thịt đỏ với số lượng vừa phải (khoảng 100 – 170 g mỗi ngày);
Hầu hết các loại rau đều tốt và phù hợp cho người bị bệnh gout. Một số loại rau như rau bina, măng tây có chứa nhiều purin, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy các loại rau không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, do đó người bệnh có thể tiêu thụ an toàn.
Cà chua là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo và chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ chống viêm ở người bệnh gout. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng, cà chua có thể làm tăng nồng độ acid uric máu, do đó nên hạn chế tiêu thụ.
Hiện tại không có kết luận cụ thể nào về việc bệnh gút có ăn được cà chua không. Do đó, người bệnh thắc mắc nên liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chính xác nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!