Biến chứng của bệnh gout – Nhiều tác hại nguy hiểm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Hình thành hạt tophi, tổn thương khớp, đau tim, hại thận… là các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout chớ nên xem thường. Bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng cách nghiêm túc điều trị bệnh và điều chỉnh lối sống lành mạnh.

biến chứng bệnh gout
Cần đặc biệt cẩn trọng với các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Biến chứng của bệnh gout xảy ra khi nào?

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric đặc trưng bởi sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp. Tần suất xuất hiện của các triệu chứng bệnh tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric trong máu.

Các triệu chứng của bệnh gout có thể bao gồm:

  • Cơn viêm khớp gout cấp đầu tiên xảy ra ở 1 khớp, phổ biến nhất là ở khớp ngón chân, Kế đến là các khớp khác như cổ chân, mu bàn chân, gót chân, gối, ngón tay, khuỷu tay và cổ tay.
  • Cơn đau thường tự phát hoặc xuất hiện sau khi ăn nhiều thực phẩm giàu purin, làm việc gắng sức, nhiễm lạnh, căng thẳng, chấn thương, uống rượu bia…
  • Cảm giá tê, ngứa, dị cảm hay cứng khớp ở ngón chân cái hay tại các khớp vị viêm sau đó.
  • Đa số cơn gout đều khởi phát đột ngột với biểu hiện sưng nóng, đau và hạn chế vận động.
  • Các triệu chứng toàn thân khác đi kèm có thể bao gồm mệt mỏi, sốt cao, lạnh run, ăn kém…

Các chuyên gia cho biết, bệnh gout nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát đúng cách thì sẽ tiến triển nặng nhanh chóng. Đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh gout thường xảy ra khi:

  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin trong thời gian mắc bệnh
  • Bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính
  • Không dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ
  • Quá trình điều trị bị gián đoạn
  • Có các bệnh lý khác đi kèm

Các biến chứng của bệnh gout – Nguy hiểm chớ nên xem thường

Như đã phân tích, bệnh gout nếu không có sự kiểm soát kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh chóng. Hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong đó một số biến chứng còn trực tiếp đe dọa đến tính mạng và khả năng vận động của người bệnh.

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, tuyệt đối không được xem nhẹ:

1. Hình thành hạt tophi

Tophi là các khối tinh thể muối urat cứng hình thành dưới da. Sự xuất hiện của các hạt tophi chính là hệ quả tất yếu của việc không kiểm soát tốt tiến triển của bệnh gout do nồng độ acid uric trong máu không ngừng gia tăng.

Các hạt tophi có thể hình thành tại hầu hết các khớp và sụn. Bao gồm ở ngón tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân, ngón chân. Mặc dù không phổ biến nhưng một số trường hợp còn có thể xuất hiện ở vùng vai.

biến chứng bệnh gout
Nhiễm trùng hạt tophi có thể khiến khớp bị phá hủy nghiêm trọng

Đối với bệnh nhân gout, hạt tophi thường có xu hướng bị sưng viêm và phát sinh các cơn đau cấp tính. Hơn nữa, các hạt này còn có thể phát triển, ăn mòn da và khớp. Nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng khiến khớp tổn thương hoặc gây phá hủy khớp.

2. Tổn thương khớp

Bệnh gout không được kiểm soát có thể tiến triển mãn tính và tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro. Một số trường hợp có thể gây viêm bao hoạt dịch khiến cho các mô bị tổn thương, gây đau đớn và sưng cứng khớp.

Đặc biệt, viêm màng bao hoạt dịch còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến cho khớp bị ảnh hưởng tổn thương vĩnh viễn. Sưng đỏ, căng da hay mất khả năng vận động khớp là những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng cần đặc biệt chú ý.

Ngoài ra, bệnh gout mãn tính còn có khả năng gây xói mòn xương, mất sụn và khiến khớp bị biến dạng hay phá hủy hoàn toàn. Biến dạng khớp được cho là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gout, cần sớm thực hiện phẫu thuật để khắc phục tổn thương.

3. Đau tim

Sau hút thuốc lá và tiền sử gia đình mắc bệnh tim thì bệnh gout chính là yếu tố nguy cơ cao gây đau tim. Nhất là ở nam giới. Số liệu từ các nghiên cứu cho thấy, bệnh gout làm tăng nguy cơ đau tim lên đến 26% đối với nam giới. Còn đối với nữ giới, con số này còn đáng sợ hơn, lên tới 39%.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm kiếm mối liên hệ giữa sự dư thừa acid uric trong máu với cơ chế bệnh sinh của các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, với bệnh nhân gout thì việc điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

4. Các vấn đề về thận

Lắng đọng tinh thể muối urat gây đau đớn không chỉ xảy ra trong khớp mà còn phát triển trong đường tiết niệu. Đây chính là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới hình thành sỏi thận ở những người mắc bệnh gout.

biến chứng bệnh gout tại thận
Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tổn thương ở thận như sỏi thận, suy thận…

Trên thực tế, có khoảng 15% bệnh nhân gout bị sỏi thận vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Ngoài ra, sự tích tụ của acid uric dư thừa trong cơ thể còn gây hại cho thận theo thời gian. Đặc biệt là làm suy giảm chức năng thận, gây suy thận ở nhiều cấp độ khác nhau.

5. Các biến chứng khác

Ngoài các biến chứng phổ biến nêu trên thì bệnh nhân gout còn có thể gặp phải các vấn đề khác. Bao gồm:

  • Ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc: Nỗi đau kéo dài do bệnh gout gây ra có thể dẫn tới các rối loạn về cảm xúc. Người bệnh thường có cảm xúc bất ổn, dễ trở nên chán nản, bi quan.
  • Biến chứng do sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau: Đây là nhóm thuốc có tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bệnh nhân gout sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau kéo dài có thể gây suy gan, thận, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa…
  • Biến chứng do dùng colchicin: Việc sử dụng loại thuốc này quá liều rất dễ khiến người bệnh bị tiêu chảy.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Tinh thể muối urat có thể bị lắng đọng trong lòng mạch máu. Điều này gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra các tổn thương trong hệ mạch. Nhất là việc muối urat tích tụ tại mạch máu não có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến. Nhiều trường hợp còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
  • Biến chứng do sử dụng corticoid: Bác sĩ có thể kê toa corticoid trong điều trị bệnh gout. Loại thuốc này tiềm ẩn một số rủi ro khi sử dụng kéo dài. Cụ thể như làm tăng nguy cơ bị loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường và hội chứng Cushing.

Bên cạnh đó, sự tiến triển của bệnh gout còn có khả năng gây ra một số biến chứng hiếm gặp khác. Phải kể đến như biến chứng ở mắt (gây đục thủy tinh thể, hội chứng khô mắt, đục nhãn cầu mắt), xuất hiện acid uric trong phổi…

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng của bệnh gout

Bệnh gout chỉ thật sự đáng quan ngại nếu nó tiến triển nặng nề và tiềm ẩn các biến chứng. Trên thực tế, bệnh lý này có thể được kiểm soát tốt nếu sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh chính là một liều thuốc tự nhiên hiệu quả cho việc kiểm soát bệnh gout. Ngoài ra, ăn uống khoa học còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, duy trì cân nặng.

Bệnh nhân được khuyên là nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh và tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu purin làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

  • Nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ít béo, quả anh đào, các loại hạt, bơ đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, khoai tây, trứng, bánh mì, rau bina, măng tây cũng là những thực phẩm hữu ích.
  • Tránh xa các loại thịt đỏ, hải sản (nhất là động vật có vỏ). Các thực phẩm có hàm lượng đường cao, nội tạng động vật, cá béo, thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo cũng không nên tiêu thụ khi mắc bệnh gout.

2. Tránh xa rượu bia

Rượu bia được cho là một nguồn purin lớn không tốt cho bệnh nhân gout. Ngoài làm tăng nồng độ acid uric trong máu thì rượu bia còn gây ức chế quá trình bài tiết acid uric của cơ thể. Điều này sẽ khiến cho bệnh gout tiến triển nặng nề. Đi kèm với đó là các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể phát sinh.

ngăn ngừa biến chứng bệnh gout
Bệnh nhân gout cần tránh xa rượu bia để ngăn ngừa biến chứng phát sinh

Thay vì uống rượu bia, người bệnh nên sử dụng các thức uống lành mạnh hơn. Điển hình như nước lọc, nước chanh, nước ép rau củ và trái cây tươi. Ngoài khả năng cung cấp chất lỏng và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì các thức uống lành mạnh này còn giúp hỗ trợ đào thải bớt lượng acid uric dư thừa trong máu.

3. Dành thời gian cho hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Đặc biệt với những người mắc bệnh gout, việc tập luyện phù hợp còn giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày ngoài giúp duy trì cân nặng phù hợp và giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn thì còn mang đến nhiều lợi ích khác. Cụ thể là thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp bôi trơn khớp. Hơn nữa còn giúp hạn chế tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng, việc tập thể dục đúng cách có tác dụng phòng ngừa tái phát các cơn gout cấp. Tuy nhiên nếu cơn đau đang diễn ra thì người bệnh chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập đi bộ, yoga, đạp xe… được cho là rất phù hợp với bệnh nhân gout.

4. Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh chính là một cách giúp phòng ngừa biến chứng bệnh gout hiệu quả. Đối với những người đang bị thừa cân, béo phì, nên có kế hoạch ăn uống và tập luyện phù hợp để giảm cân an toàn.

Việc giảm cân giúp cho lượng chất béo dư thừa trong cơ thể giảm đi. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng của chất béo lên quá trình loại bỏ acid uric ra khỏi hệ thống thận. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng phù hợp còn giúp phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt là bệnh tim mạch và tiểu đường.

5. Nghiêm túc điều trị bệnh

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa có xu hướng tiến triển dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Hơn nữa còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt. Lời khuyên cho người bệnh là cần tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài mà bác sĩ đã chỉ định.

kiểm soát tốt bệnh gout
Để ngăn ngừa biến chứng bệnh gout, cần tích cực điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể được yêu cầu dùng một số loại thuốc sau:

  • Các thuốc chống viêm: Colchicin, Voltazen, Piroxicam, Meloxicam, Etoricoxib, corticoid…
  • Các thuốc làm giảm acid uric trong máu: Bao gồm thuốc giảm sản xuất acid uric (Allopurinol – Zyloric), Febuxostat và thuốc tăng bài tiết qua thận (Probenecid).
  • Các thuốc làm tăng đào thải acid uric: Dung dịch Natri Bicarbonat, Foncitril…

Thực tế, biến chứng có thể xảy ra từ chính việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gout. Do đó người bệnh cần nghiêm ngặt tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Cần dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Tuyệt đối không tùy tiện thay đổi các yếu tố này khi chưa được bác sĩ cho phép.

Ngoài ra, cần chú ý thăm khám đúng lịch hẹn để kiểm soát tốt hơn diễn tiến của bệnh. Đồng thời phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục trước các biến chứng có nguy cơ phát sinh.

Các biến chứng của bệnh gout có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Thậm chí còn đe dọa tính mạng của người bệnh. Tốt nhất nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm phát sinh.

Tham khảo thêm: 7 cây thuốc nam trị bệnh gout tốt nhất – Dùng là đỡ

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua