Acid uric là gì? Nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Acid uric là một chất thải trong cơ thể, có thể tích tụ ở các mô hoặc khớp và dẫn đến nhiều điều kiện sức khỏe liên quan. Nồng độ axit uric trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout, tuy nhiên một số thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

acid uric là gì
Acid uric có thể tích tụ ở các khớp gây sưng khớp và đau đớn

Acid uric là gì?

Acid uric là một chất thải được hình thành khi cơ thể phá vỡ purin, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Phần lớn acid uric sẽ thoát ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và phân.

Thông thường có một nồng độ acid uric nhất định trong máu là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ này tăng cao hoặc thấp hơn mức cho phép, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan. Nồng độ acid uric trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout hoặc liên quan đến một số tình trạng y tế khác, chẳng hạn như tiểu đường và sự hình thành sỏi thận amoni acid arat.

Nồng độ acid uric trong máu được tính bằng miligam trên decilit (mg / dl) và phụ thuộc vào giới tính, như sau:

  • Nồng độ thấp: Đối với nam là dưới 2.5 mg / dl và dưới 1.5 mg / dl đối với nữ.
  • Nồng độ bình thường: Đối với nam là 2.5 – 7.0 mg / dl và 1.5 – 6.0 mg / dl đối với nữ.
  • Nồng độ cao: Đối với nam là trên 7.0 mg / dl và trên 6.0 mg / dl đối với nữ.

Người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm máu xác định nồng độ axit trong máu để xác định các bệnh lý liên quan và có biện pháp xử lý phù hợp.

Nồng độ acid uric cao là gì?

Acid uric là một chất thải có trong máu, được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các hóa chất được gọi là purin. Hầu hết các trường hợp, acid uric hòa tan trong máu, đi qua thận và ra khỏi cơ thể theo nước tiểu.

acid uric cao
Nồng độ axit uric tăng cao có thể dẫn đến bệnh gout

Một số loại thức ăn và đồ uống có chứa nhiều nhân purin có thể làm tăng nồng độ acid uric, chẳng hạn như:

  • Hải sản, đặc biệt là cá hồi, tôm, tôm hùm và cá mòi
  • Các loại thịt đỏ
  • Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan
  • Thức ăn và đồ uống có chứa siro ngô hoặc có hàm lượng fructose cao và rượu, bia, bao gồm bia không chứa chất cồn

Nếu có nhiều acid uric trong cơ thể, sẽ được gọi là tăng acid uric máu. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành các tinh thể acid tại các khớp hoặc mô xung quanh. Các tinh thể này có thể lắng đọng ở các khớp và dẫn đến bệnh gout, một dạng viêm khớp gây đau đớn dữ dội. Ngoài ra, các tinh thể này cũng có thể lắng đọng ở thận và gây sỏi thận.

Nếu không được điều trị, nồng độ acid uric cao có thể dẫn đến tổn thương xương, khớp hoặc các mô vĩnh viễn và dẫn đến bệnh tim, bệnh thận. Ngoài ra, nồng độ axit uric cao cũng có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh gan nhiễm mỡ.

Dấu hiệu acid uric trong máu cao

Nồng độ acid uric trong máu có thể không gây ra các dấu hiệu nhận biết. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi nồng độ acid uric cao kéo dài và dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan.

dấu hiệu axit uric cao
Tích tụ các tinh thể axit uric ở khớp có thể gây sưng và đau khớp

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan có thể bao gồm:

  • Đau và sưng khớp
  • Các khớp cảm thấy đau đớn và ấm khi chạm vào
  • Da sáng bóng, đổi màu xung quanh khớp bị ảnh hưởng
  • Có các dấu hiệu của chứng sỏi thận, khi nồng độ axit uric tăng cao, chẳng hạn như: Đau lưng, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, nước tiểu đục, có mùi bất thường hoặc có máu trong nước tiểu, buồn nôn và nôn…

Ngoài ra, một số người có thể có nồng độ acid uric thấp hơn bình thường, mặc dù điều này thường không phổ biến. Người bị thiếu acid uric có thể có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể bị mất nước nếu không bổ sung nước đầy đủ.

Nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu

Hầu hết các trường hợp, nồng độ acid uric tăng trong máu xảy ra khi thận không thể loại bỏ acid uric hiệu quả. Mặc dù không thể xác định chính xác nguyên nhân, tuy nhiên các yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống và điều kiện sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ.

Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây tăng nồng độ acid uric trong máu bao gồm:

  • Chế độ ăn uống giàu purin như gan, cá mòi, cá cơm, nước hầm thịt, các loại đậu, nấm và các loại thực phẩm khác
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu gây tích nước trong cơ thể
  • Uống quá nhiều rượu
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
  • Thừa cân, béo phì
  • Bệnh vẩy nến
  • Suy thận (thận không có khả năng lọc máu)
  • Hội chứng ly giải khối u, là tình trạng giải phóng các tế bào vào máu nhanh chóng trong một số bệnh ung thư hoặc do hóa trị điều trị ung thư gây ra

Điều kiện và bệnh lý khiến nồng độ acid uric tăng cao

Nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể liên quan đến một bệnh lý và điều kiện sức khỏe, chẳng hạn như:

1. Bệnh gout

Acid uric dư thừa trong máu có thể gây ra bệnh gout, một tình trạng viêm khớp đau đớn do việc hình thành các tinh thể acid ở khớp, mao mạch, da và các mô khác.

Các cơn gout có thể xảy ra đột ngột, gây nóng rát và sưng khớp bị ảnh hưởng. Các triệu chứng có thể đến và biến mất. Tuy nhiên người bệnh cần có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát.

2. Bệnh tiểu đường loại 2

Tăng nồng độ acid uric có thể liên quan đến tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Theo thống kê, nồng độ acid uric cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 mà không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.

axit uric cao là bệnh gì
Tăng axit uric máu cao có thể liên quan đến bệnh tiểu đường

3. Bệnh thận

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể, bao gồm cả acid uric. Ở bệnh nhân bệnh thận, các tổn thương có thể khiến thận ngừng hoạt động hoặc hoạt động không bình thường. Điều này có thể khiến các chất thải, bao gồm acid uric tích tụ trong máu.

4. Hội chứng ly giải khối u

Hội chứng ly giải khối u là một tình trạng khẩn cấp có thể do ung thư máu gây ra. Điều này tạo ra nồng độ acid uric trong máu cơn hơn bình thường khi các khối u giải phong vào máu. Ngoài ra, sau khi hóa trị điều trị ung thư, nồng độ acid uric trong máu cũng có thể cao hơn bình thường.

Hội chứng ly giải khối u có thể dẫn đến các chấn thương thận cấp tính khi axit uric lắng đọng ở thận. Biện pháp điều trị bao gồm hydrat hóa để bài tiết acid uric dư thừa thông qua nước tiểu.

Chẩn đoán nồng độ acid uric cao

Để chẩn đoán tình trạng acid uric trong máu cao, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Người bệnh có thể cần xét nghiệm nếu có triệu chứng bệnh gout, sỏi thận hoặc đang điều trị ung thư.

xét nghiệm axit uric máu
Nồng độ axit uric có thể được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ có thể lấy một mẫu máu bằng kiêm tiêm hoặc yêu cầu người bệnh lấy một mẫu nước tiểu trong khoảng 24 giờ. Mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định nồng độ acid uric.

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra dịch khớp để xác định nồng độ acid uric. Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng một ống kim để lấy một lượng nhỏ dịch từ khớp bị sưng và kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

Nếu cần chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh và các triệu chứng hiện tại của người bệnh.

Trong một số trường hợp,người bệnh có thể có nồng độ acid uric cao nhưng không có biểu hiện bệnh lý. Tình trạng này có thể không cần chẩn đoán và điều trị, nếu người bệnh không phát triển các điều kiện sức khỏe liên quan.

Điều trị nồng độ acid uric trong máu cao

Nếu người bệnh đang lên một con gout, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc để giảm viêm, sưng và đau. Người bệnh nên uống nhiều nước, nhưng tránh tiêu thụ nước ngọt và rượu để hỗ trợ loại bỏ axit khỏi máu. Ngoài ra, chườm lạnh và chườm nóng và khớp bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm có chứa purin và tạo ra axit uric khi cơ thể phân hủy thức ăn. Chế độ ăn uống giàu purin có thể khiến axit uric tích tụ trong máu. Không thể tránh hoàn toàn purin vì nhiều loại thực phẩm có chứa purin. Tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn uống ít purin và thực hiện các bước giảm purin khác.

điều trị tăng acid uric máu
Hạn chế tiêu thụ rượu có thể điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu

Các loại thực phẩm có hàm lượng purin từ trung bình đến cao có thể bao gồm:

  • Rượu
  • Thịt ba rọi
  • Gà tây
  • Thịt bê
  • Thịt nội tạng
  • Động vật có vỏ
  • Cá hồi
  • Cá tuyết
  • Cá cơm
  • Cá mòi
  • Cá trích

Người bệnh gout có thể nên tránh các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống để tránh các rủi ro liên quan. Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ phát triển các triệu chứng bệnh gout, người bệnh có thể thực hiện các bước như:

  • Tránh tiêu thụ rượu
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khoa học, hợp lý
  • Bảo vệ các khớp bằng cách thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải, ít va chạm, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội

Đưa chỉ số axit uric trong máu về ngưỡng an toàn nhờ bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Tình trạng tăng axit uric có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng thì cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng này. Đáp ứng được tiêu chí hạ axit uric trong máu về mức an toàn, giảm nguy cơ biến chứng bệnh hiệu quả, bài thuốc Gout Đỗ Minh đang là bài thuốc thảo dược được hàng ngàn người tìm kiếm.

Cụ thể, bài thuốc Gout Đỗ Minh là thành quả của việc kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền trong điều trị bệnh. Đây là giải pháp điều trị bệnh gout mang tính đột phá, mang lại hiệu quả toàn diện, phòng ngừa tái phát tối đa.

Bài thuốc điều trị axit uric trong máu cao bằng cách bồi bổ can thận, cải thiện chức năng bài tiết của thận và bàng quang, đồng thời hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, trừ thấp giúp điều trị hiệu quả tình trạng viêm khớp, gout do chỉ số axit uric cao gây ra.

Tham khảo thêm: Hạt tophi là gì? Thông tin người bệnh gout cần biết

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết

Bình luận (30)

  1. Đạt phùng says: Trả lời

    Ba cháu bị gout lâu ngày các khớp ngón tay ngón chân đã bị cứng lại, chỉ vận động được khoảng 3/10 nữa thôi, không biết giờ dùng thuốc gút đỗ minh có còn hiệu quả nữa không ?

    1. Thanh Hưng says:

      Bạn nên đưa ba đi vật lý trị liệu sớm có khi còn cứu vãn được, uống thuốc thì không thể nào phục hồi được vận động khớp xương

    2. Trần Nhật Huy says:

      Chỗ nhà thuốc đỗ minh đường có cả kết hợp thuốc và vật lý trị liệu đấy, bố tôi cũng đang điều trị ở đây, bố cũng bị cứng khớp như ba bạn, tay không thể cầm nắm được, khớp gối cũng bị ảnh hưởng nên đi lại giờ phải phụ thuộc người giúp đỡ, thế mà chữa liên tục 4 tháng ở đây bố phục hồi rất tốt, tuy không thể được 100% nhưng phải tầm 80%, giờ bố có thể tự vận động sinh hoạt mà không cần người trợ giúp, vậy là quá tốt rồi

    3. Minh Quyền says:

      Chi phí điều trị cho bác một đợt hết nhiều không?Vừa dùng thuốc vừa vật lý trị liệu chắc cũng tốn kém lắm nhờ

  2. Nguyễn Quang says: Trả lời

    Tăng axit uzic là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ah? Tôi tưởng nó chỉ liên quan đến mỗi gout thôi chứ

    1. Trương Hoàn says:

      Bố mình bị cả 2 bệnh cùng một lúc, vừa gút vừa đái tháo đường, giờ bác sĩ còn bảo nguy cơ ảnh hưởng đến thận nữa, nên acid uric cao là nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh lắm, mọi người nên cẩn thận

    2. Vũ Thúy says:

      Tui nghĩ mình nên tạo thói quen đi khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi cao và không gây nên các biến chứng nguy hiểm, như tui 1 năm đi khám sức khỏe 3 lần, đầu năm nay phát hiện acid uric tăng là điều trị luôn, về nhà thay đổi thói quen ăn uống thanh đạm+tập thể thao thườn xuyên, 3 tháng sau đi xét nghiệm lại đã về mức bình thường

    3. Nguyễn Thế Lợi says:

      Khám sức khỏe định kí là tốt nhưng tại sao ngay từ đầu không tạo cho mình chế độ ăn lành mạnh mà khi bị bệnh rồi mới lo thay đổi, như vậysẽ phòng cho mình được bao nhiêu là bệnh mãn tính như gút, tiểu đường, huyết áp,… tôi thấy phòng vẫn hơn chữa

  3. MINH CHÂU says: Trả lời

    NỒNG ĐỘ ACID URIC 7.0 TRÒN THÌ CÓ PHẢI LÀ CAO KHÔNG ?

  4. Tuấn Vũ says: Trả lời

    Nếu acid uric cao thì có được ăn cá không, người thì bảo phải kiêng cá người lại bảo ăn cá thoải mái nên tôi không biết nghe ai

    1. Phạm Toản says:

      Cá vẫn ăn bình thường, chỉ kiêng thịt và các loại hải sản như ngao sò cua tôm thôi, cá không có chứa chất đạm nên ăn thoải mái, giờ đến cá cũng phải kiêng thì biết ăn gì

    2. Nguyễn Văn Nghĩa says:

      Ai bảo bác là cá ăn thoải mái, vậy là chưa tìm hiểu kĩ rồi, cá ăn được nhưng tùy loại, cá sông cá đồng thì tốt nhưng mấy loại cá biển thì hạn chế hơn, 1 tuần chỉ ăn 1-2 bữa thôi, nhất là cá hồi, cá trích chứa rất nhiều đạm

    3. Lê Mai says:

      Hình như không phải kiêng tất cả loại thịt đâu, chỉ kiêng thịt đỏ thôi, thịt trắng vẫn ăn được ví dụ như thịt ức gà rất tốt cho sức khỏe

  5. Đinh Tiến Dũng says: Trả lời

    Đã bác nào dùng thuốc gút đỗ minh chưa ? hiệu quả thế nào, dạo này thấy lắm người dùng thuốc này quá, có thực là chữa khỏi gout được không ?

    1. Quân says:

      Bệnh gout làm gì có thuốc nào chữa khỏi được, chỉ là điều trị ổn định để không bị tái phát đợt cấp nữa thôi

    2. Nguyễn Lãm says:

      Tôi đang dùng gút đỗ minh được hơn 1 tháng, cơn đau giảm đi đáng kể, acid uric thì chưa đi xét nghiệm lại nên chưa biết thế nào, phải chờ hết liệu trình mới biết được, nhưng thuốc này được một cái là dùng thấy khỏe người hơn thuốc tây, thuốc tây tôi uống bị đau dạ dày mà người mệt, ăn uống cũng kém

    3. Bách Lưu says:

      1 liệu trình thuốc gout đỗ minh kéo dài trong bao lâu vậy ? Tôi bị gout 6 năm nay rồi có chữa được nữa không ?

    4. Trịnh Mạnh Linh says:

      Thông thường là 3-4 tháng, có thể lâu hơn tùy tình trạng bệnh từng người, bác mới 6 năm đã là gì, tôi bị cả chục năm nay dùng thuốc vẫn đáp ứng tốt, ngưng thuốc hơn 1 tháng nay rồi nhưng chưa bị đau trở lại, acid uric cũng ở mức bình thường, thuốc này từng lên báo vtc giới thiệu rồi đấy

    5. Trần Việt says:

      Tôi muốn mua thuốc gout đỗ minh thì mua ở đâu? Hiệu thuốc có bán không?

    6. Lê Phong says:

      Bài thuốc gout đỗ minh là thuốc gia truyền của nhà thuốc đỗ minh đường do nhà thuốc đỗ minh đường độc quyền vậy nên đến đó bác sĩ khám bệnh rồi kê đơn thuốc là chắc ăn nhất, mua bên ngoài khéo trúng phải thuốc dởm thì toi, địa chỉ nhà thuốc đây số 37A ngõ 97 văn cao, ba đình, hà nội

  6. Nguyễn Huỳnh Hiệp says: Trả lời

    Acid uric cao có loại thuốc nào đặc trị được không, tôi đang uống thuốc tây, khớp ngón chân ngón tay có đỡ đau nhưng nồng đồ acid uric chỉ giảm đôi chút không đáng kể hay do tôi uống nhiều thuốc quá nó sinh lờn

    1. Dũng Béo says:

      Bác không uống thuốc giảm acid uric ah, bệnh gout ngoài dùng thuốc giảm đau ra phải dùng cả thuốc giảm acid uric nữa, mà thuốc đó phải uống duy trì trong thời gian dài mới ổn định được

    2. Thiết bị điện HT says:

      Thế bác này giống tôi, tôi bị gout 5 năm nay, lúc đầu uống thuốc giảm đau và kiểm soát acid uric rất tốt nhưng dần dần uống nhiều quá thành ra nhờn thuốc, đổi hết loại thuốc này sang loại thuốc khác nhưng cũng không ăn thua nữa, chỉ số acid uric luôn ở trên 8.0, không thể hạ được, xương khớp thì nó đau cả ngày lẫn đêm, đau đến mức mất ăn mất ngủ, từ ngày bệnh nặng lên phải nghỉ việc ở nhà có làm được trò trống gì đâu, rồi cũng may thế nào cuối năm ngoái có người đến thăm mách cho tôi đến khám ở nhà thuốc đỗ minh đường và lấy thuốc uống, thuốc này là đông y nhưng được cái nó bào chế sẵn hết rồi nên uống cũng tiện, không cần mất công đun sắc, uống tầm nửa tháng thì các cơn đau của tôi mới bắt đầu thuyên giảm dần, cứ như vậy hết tháng thuốc thứ 3 tôi khỏi khỏi đau hoàn toàn, tôi đi xét nghiệm lại chỉ số acid uric về 6,5, mừng quá đem kết quả qua nhà thuốc đỗ minh đường khám lại, bác sĩ bảo có thể kết thúc liệu trình và dặn dò tôi chế độ ăn uống luyện tập, mình cứ chấp hành theo như vậy, bệnh ổn định một cái cho đến giờ luôn

    3. Trần Huế says:

      Nhưng thuốc đông y có chữa được cơn gout cấp khồng ah, ba cháu đau dữ lắm, các khớp sưng đỏ tấy hết lên mà uống thuốc tây 1 tuần nay không thấy xi nhê gì

    4. Lê Hiếu says:

      Đông y thì thành phần của thảo dược vẫn có các kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, giảm đau rất tốt nên hoàn toàn có thể trị được cơn gout cấp nhưng thuốc đông y tác dụng sẽ không nhanh được như thuốc tây, uống phải mất 10, 15 ngày mới giảm đau được, nhưng bù lại dùng đông y sẽ không bị phụ thuộc thuốc và không có tác dụng phụ như thuốc tây, tôi lúc đến nhà thuốc đỗ minh đường khám bác sĩ giải thích cho như vậy và nói tôi xác định điều trị phải chịu khó kiên trì, tôi cũng như bạn dùng thuốc tây chán chê không được nên quyết theo đông y 1 lần ai ngờ kết quả lại hơn cả mong đợi, bệnh khỏi cả năm nay chưa tái phát rồi, bạn thử tham khảo xem thế nào, lên mạng cũng thấy nhiều người review tốt lắm https://ihr.org.vn/bai-thuoc-gout-do-minh-co-tot-khong-13287.html

  7. Lê Vũ says: Trả lời

    Nồng độ acid uric là 7.2 thì có nguy hiểm không, tôi mới đi kiểm tra sức khỏe định kì về bác sĩ nói chỉ số này hơi cao và cho thuốc uống, nếu nó chuyển thành bệnh gout thì chết dở

    1. Phạm Tuấn says:

      7.2 đã là ngưỡng cao rồi nhưng chưa phải là cao quá, bác dùng thuốc với ăn uống kiêng khem vào là nó lại về mức bình thường ngay, quan trọng nhất là phải kiểm soát được chế độ ăn uống bác ah

    2. Nguyễn Quốc Anh says:

      Mức này cũng là đáng báo động rồi đấy, tôi 7,3 mà xương khớp nó đã bắt đầu đau, đang phải uống thuoóc tiêu viêm giảm đau, nghe nói bệnh này không điều trị đến nơi đến chốn là xương khớp nó cứng lại cong queo hết nên cũng lo

    3. Đăng Duy says:

      Acid uric cao thì là bệnh gout hả các bác? tôi đi khám thấy acid uric cao hơn bt nhưng không thấy đau nhức gì cả hay chưa đến lúc đau

    4. Lê Bình says:

      Không phải, giai đoạn đầu chỉ là tăng acid uric thôi, nếu điều trị không tốt mới chuyển thành gout, trên bài cũng có nói cụ thể đấy, trích y nguyên cho bác xem:
      ”Nếu có nhiều acid uric trong cơ thể, sẽ được gọi là tăng acid uric máu. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành các tinh thể acid tại các khớp hoặc mô xung quanh. Các tinh thể này có thể lắng đọng ở các khớp và dẫn đến bệnh gout, một dạng viêm khớp gây đau đớn dữ dội. Nếu không được điều trị, nồng độ acid uric cao có thể dẫn đến tổn thương xương, khớp hoặc các mô vĩnh viễn và dẫn đến bệnh tim, bệnh thận”

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua