Viêm Đa Khớp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm đa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm từ năm khớp trở lên. Tình trạng này thường có liên quan đến các bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng có thể là do nhiễm virus gây ra.

Viêm đa khớp
Viêm đa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm từ 5 khớp trở lên

Bệnh viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp được định nghĩa là tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến năm khớp trở lên. Thuật ngữ này được sử dụng sử dụng để chỉ các tình trạng gây viêm khớp, nhưng không đề cập đến loại viêm khớp. Do đó, viêm đa khớp có thể chỉ bất cứ tình trạng viêm khớp nào, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hóa, viêm khớp nhiễm trùng hoặc các bệnh lý do nhiễm virus gây ra.

Các triệu chứng bệnh có thể là cấp tính hoặc trở thành mãn tính. Nếu tình trạng viêm khớp xảy ra sau một đợt nhiễm virus, bệnh có thể tiến triển thành một loại bệnh tự miễn cụ thể, chẳng hạn như viêm đa khớp dạng thấp. Lupus ban đỏ hoặc Hội chứng Sjogren.

Dấu hiệu nhận biết viêm đa khớp

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của viêm đa khớp có xu hướng tương tự như các triệu chứng viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh tự miễn khác. Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển dần dần theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm sưng, nóng, đau và hạn chế phạm vi chuyển động. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp và đau khớp vào buổi sáng. Ngoài ra, các triệu chứng thường được cải thiện khi hoạt động và nghiêm trọng hơn khi nghỉ ngơi hoặc trong một thời gian dài không hoạt động.

Các dấu hiệu viêm đa khớp
Các dấu hiệu viêm đa khớp tương tự như viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Chán ăn
  • Phát ban
  • Đổ mồ hôi
  • Sốt trên 38 độ C
  • Sưng các hạch bạch huyết
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Viêm đa khớp có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, đôi khi người bệnh có thể mang các loại protein có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn nếu cơ thể bị nhiễm trùng, làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

Các loại virus gây bệnh rubella và quai bị cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích ứng phản ứng viêm và dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Độ tuổi: Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Giới tính: Tỷ lệ chẩn đoán viêm khớp thường cao hơn ở phụ nữ.
  • Di truyền: Mang một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ viêm đa khớp.
  • Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu hoặc tiêu thụ nhiều caffeine có thể khiến người bệnh dễ mắc bệnh viêm khớp.
  • Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như sống với người hút thuốc, có thể làm tăng nguy cơ viêm đa khớp trong tương lai.

Các loại viêm đa khớp phổ biến

Viêm đa khớp là thuật ngữ chỉ bất cứ tình trạng viêm khớp nào ảnh hưởng nhiều hơn 5 khớp. Tuy nhiên, theo thống kê, các dạng phổ biến có thể bao gồm:

1. Viêm đa khớp ở trẻ em

Viêm đa khớp ở trẻ em có thể gây sưng các khớp lớn và nhỏ, từ cổ chân, cổ tay, bàn tay đến hông và đầu gối. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến vùng cổ và hàm. Ngoài ra, một số loại viêm khớp ở thiếu niên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, tổn thương khớp và viêm mắt.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm khớp ở trẻ em là tình trạng tự phát, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường và di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích duy trì hoạt động thể chất, giảm đau, sưng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

2. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Điều này dẫn đến tổn thương mô, các khớp và các cơ quan trong cơ thể.

Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ có thể dẫn đến sưng và đau nhiều khớp trong cơ thể

Các triệu chứng viêm đa khớp khác nhau ở mỗi người. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến các khớp, tình trạng này cũng tác động đến da, thận và hệ thống thần kinh trung ương. Cụ thể, các triệu chứng bao gồm:

  • Đau khớp
  • Sốt hơn 38 độ C
  • Sưng khớp
  • Mệt mỏi
  • Phát ban da
  • Sưng mắt cá chân
  • Phát ban hình cánh bướm trên má và mũi
  • Rụng tóc
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Lỡ miệng
  • Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt

Hiện tại không có biện pháp điều trị lupus ban đỏ, tuy nhiên người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.

3. Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là tình trạng viêm đa khớp ảnh hưởng đến những người mắc bệnh vẩy nến. Thông thường các triệu chứng vẩy nến xuất hiện trước, tuy nhiên đôi khi viêm khớp có thể phát triển trước bệnh vẩy nến.

Đau đớn, cứng khớp là dấu hiệu và triệu chứng chính ở người bệnh viêm khớp vẩy nến. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm các đầu ngón tay, cột sống.

Hiện tại không có cách điều trị khỏi bệnh viêm khớp vẩy nến. Tuy nhiên, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương. Nếu không được điều trị, viêm khớp có thể dẫn đến tàn phế.

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc khớp. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay hoặc cả hai đầu gối. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh cũng gây ảnh hưởng đến da, mắt, tim, phổi, máu và hệ thống thần kinh.

Viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng nhau

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Khớp mềm, sưng và ấm
  • Cứng khớp nghiêm trọng vào buổi sáng hoặc khi không hoạt động
  • Mệt mỏi, chán ăn và sốt

Không giống như thoái hóa khớp hoặc các loại viêm đa khớp khác, viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương các mô trong cơ thể. Do đó, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều khuyết tật về thể chất.

Hiện tại không có cách điều trị viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên các loại thuốc có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Bệnh xơ cứng bì

Xơ cứng bì xảy ra khi hệ thống miễn dịch kích thích cơ thể tạo ra quá nhiều protein collagen. Điều này khiến da trở nên dày, cẳng và có thể dẫn đến việc hình thành các vết sẹo ở phổi và thận.

Các triệu chứng bệnh có thể có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Da cứng hoặc trong sáng bóng, căng
  • Lở loét ở các đầu ngón tay
  • Hình thành các nốt đỏ trên mặt và ngực
  • Khó nuốt
  • Đau và sưng các khớp
  • Yếu cơ
  • Khô mắt và miệng
  • Bụng co cứng và đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Trong một số trường hợp, xơ cứng bì có thể được tự cải thiện trong 5 năm. Tuy nhiên loại xơ cứng bì gây ảnh hưởng đến nội tạng thường xấu đi theo thời gian và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Đôi khi, viêm đa khớp cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh cấp tính chẳng hạn như sốt thấp khớp, nhiễm virus hoặc viêm gan. Trong những trường hợp này, tình trạng viêm có thể thoáng qua và thay đổi giữa các khớp.

Các bệnh lý liên quan

Viêm đa khớp không phải là một tình trạng cụ thể và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể, một số tình trạng có thể liên quan chẳng hạn như:

  • Co thắt Dupuytren (Dupuytren’s contracture): Đây là tình trạng co thắt các cơ bên trong lòng bàn tay. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ngón tay và gây ra tình trạng viêm da khớp.
  • Đau cơ xơ hóa: Tình trạng này gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến đau đớn và mệt mỏi, bao gồm các cơ và khớp.
  • Bệnh ứ sắt (Hemochromatosis): Đây là tình trạng tích trữ quá nhiều sắt trong cơ thể và dẫn đến viêm đa khớp.
  • Hiện tượng Raynaud: Đây là tình trạng lưu thông máu kém ở bàn tay và bàn chân. Điều này dẫn đến các ngón tay, ngón chân có màu trắng, tấy đỏ hoặc tím. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau đớn và viêm khớp.

Viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Nếu được điều trị phù hợp, viêm đa khớp có thể được kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không
Viêm đa khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, tim và các cơ quan khác
  • Phổi: Viêm đa khớp có thể gây sẹo trên phổi, dẫn đến khó thở và ho mãn tính.
  • Mắt: Các ảnh hưởng phổ biến bao gồm gây khô mắt và viêm lòng trắng mắt.
  • Da: Phát ban hoặc phát triển các khôi u nhỏ dưới da.
  • Tim: Một số loại viêm khớp có thể dẫn đến viêm xung quanh tim, dẫn đến đau ngực. Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn những người khác.

Ngoài ra, viêm khớp mãn tính có thể gây tổn thương vĩnh viễn các khớp bị ảnh hưởng và dẫn đến một số vấn đề ở cột sống. Do đó, người bệnh có triệu chứng hoặc nghi ngờ viêm đa khớp nên đến bệnh viện hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Chẩn đoán viêm đa khớp

Viêm đa khớp thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn dịch, do đó bác sĩ cần xác định nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Bác sĩ có thể đánh giá các cơn đau và các triệu chứng liên quan (chẳng hạn như viêm, đau, tràn dịch khớp, sưng tấy hoặc gây ảnh hưởng đối xứng) để xác định loại viêm khớp.

Đối với trường hợp nghi ngờ viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu và xét nghiệm yếu tố dạng thấp để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tình trạng thiếu máu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu và các dấu hiệu viêm khác trong cơ thể.

Xét nghiệm huyết thanh học cũng có thể được đề nghị để xác định các kháng thể liên quan đến các bệnh tự miễn cụ thể.

Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

  • Chụp X – quang
  • Siêu âm cơ xương
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Phân tích dịch khớp
  • Xét nghiệm virus

Biện pháp điều trị viêm đa khớp

Các biện pháp điều trị viêm đa khớp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập, sử dụng thuốc hoặc xây dựng phong cách sống khoa học để cải thiện các triệu chứng.

Tùy thuộc vào các triệu chứng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

1. Thuốc

Các loại thuốc điều trị viêm đa khớp thường nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và giảm viêm. Cụ thể các loại thuốc có thể bao gồm:

thuốc điều trị viêm khớp
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng để chống viêm và giảm đau bằng cách ngăn ngừa các enzym và protein gây viêm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm ibuprofen, naproxen hoặc diclofenac.
  • Corticosteroid có thể điều trị viêm khớp bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch. Thuốc Corticosteroid thường được chỉ định để điều trị viêm đa khớp liên quan đến các bệnh lý tự miễn.
  • Hydroxychloroquine có thể hỗ trợ giảm viêm nhẹ.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm có thể ức chế hệ thống miễn dịch và điều trị viêm khớp dạng thấp. Methotrexate là loại thuốc thường xuyên được kê đơn để giảm tổn thương khớp do viêm đa khớp.
  • Thuốc sinh học có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch ngăn chặn tình trạng viêm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Remicade và Embrel.

Một số loại thuốc điều trị viêm đa khớp có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng thuốc.

2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc, bác sĩ cũng thường đề nghị người bệnh áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện các triệu chứng viêm đa khớp. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

điều trị viêm đa khớp tại nhà
Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đa khớp
  • Kiểm soát cân nặng có thể hạn chế áp lực lên các khớp, đặc biệt là hông, đầu gối, cổ chân và bàn chân. Giảm cân cũng có thể ngăn ngừa các tổn thương khớp trong tương lai.
  • Thường xuyên tập thể dục có thể tăng cường tính linh hoạt cho các khớp, tăng cường cơ bắp và hỗ trợ hoạt động của khớp.
  • Chườm nóng hoặc tắm vòi hoa sen có thể cải thiện tình trạng cứng khớp và giảm đau.
  • Chườm lạnh có thể giảm dau, sưng và viêm.
  • Thay thế chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm chống viêm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Thêm nghệ vào công thức nấu ăn có thể hỗ trợ chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau do viêm đa khớp.

Viêm đa khớp có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và điều kiện sức khỏe khác nhau. Do đó, xác định loại viêm khớp và có biện pháp điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, đôi khi viêm đa khớp có thể gây sẹo ở phổi, khô mắt, phát ban trên da và viêm ngoài màng tim. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu bị đau nhiều hơn năm khớp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thông tin thêm: Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) và điều cần biết

Câu hỏi liên quan
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Được Không
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Để tìm hiểu vấn đề này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc tham khảo một số thông tin ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền Không
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đây là bệnh viêm khớp nghiêm trọng, tiến triển ở thể mãn tính và không có phương pháp chữa khỏi. Để hiểu ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là câu hỏi chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là những người đang có dự định sinh con. Các thống kê cho thấy, người thân cấp một của bệnh nhân bị ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua