6 Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt cực đơn giản
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt là một biện pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Bởi biện pháp này tương đối an toàn và ít tốn kém. Ngoài tính ấm và một số thành phần khác trong lá lốt còn có tác dụng cải thiện tình trạng viêm sưng, giảm cứng và đau nhức xương khớp.
Lá lốt và công dụng điều trị viêm khớp dạng thấp
Lá lốt còn được gọi là Tất bát, tên khoa học Piper lolot L, thuộc họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae). Không chỉ góp phần tạo ra món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, dược liệu này còn thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh xương khớp khác. Điển hình như đau nhức xương khớp, thấp khớp, thoát vị đĩa đệm…
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm nồng, vị cay nhẹ, tính ấm, có làm ấm cơ thể, ôn trung tán hàn, chống viêm sưng, chỉ thống (giảm đau) và hạ khí. Vì thế nguyên liệu thiên nhiên này thường được sử dụng để điều trị tê bại tay chân, phong hàn thấp, tay chân lạnh, giảm đau và giảm viêm do bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, nhờ tính ấm, lá lốt còn có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu và hạn chế tình trạng cứng khớp, co thắt cơ gây khó chịu. Thảo dược này cũng được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, sình bụng, đau đầu, đau răng, chảy nước mũi hôi, thận và bàng quang lạnh.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, lá lốt chứa nhiều thành giảm đau và kháng viêm mạnh, bao gồm: Acaloid, tinh dầu, flavonoid,đường khử, acid amin, antranoid, tanin… Do đó việc thêm lá lốt vào quá trình chữa bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp người bệnh ức chế phản ứng viêm trong cơ thể. Đồng thời giảm đau khớp và cải thiện khả năng vận động.
Hướng dẫn cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt tại nhà
Để cải thiện viêm khớp dạng thấp và kiểm soát các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể sao nóng lá lốt cùng muối hạt và chườm lên vị trí đau hoặc uống nước sắc lá lốt hay sử dụng lá lốt kết hợp cùng với nhiều vị thuốc khác.
Tùy thuộc vào mục đích điều trị, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt tại nhà dưới đây:
1. Cách sắc lá lốt tươi/ khô
Bài thuốc sắc lá lốt tươi/ khô chữa viêm khớp dạng thấp có tác dụng giảm viêm, cải thiện cảm giác đau nhức khó chịu và hạn chế cơn đau tái phá. Bên cạnh đó bài thuốc này còn có tác dụng cải thiện tổn thương, tình trạng sưng đỏ ở các khớp. Đồng thời giúp giải thống ứ trệ, thông kinh tọa lạc, thư giãn cơ và kích thích quá trình lưu thông máu.
Ngoài ra việc uống nước sắc lá lốt còn giúp người bệnh cải thiện cảm giác đau nhức do chấn thương xương khớp, thoái hóa khớp hoặc người lớn tuổi bị đau nhức do thời tiết lạnh.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần kiên trì áp dụng cách sắc lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần. Ngoài ra người bệnh nên kết hợp nghỉ ngơi, chườm ấm và duy trì chế độ ăn uống phù hợp.
Cách 1: Dùng nước sắc lá lốt khô chữa viêm khớp dạng thấp
Nguyên liệu:
- Lá lốt.
Cách thực hiện:
- Ngâm lá lốt với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch lá lốt và để ráo
- Phơi lá lốt cho đến khi khô
- Đựng lá lốt khô trong bình kín để sử dụng mỗi ngày
- Mỗi ngày lấy từ 5 đến 10 gram lá lốt khô cho vào ấm, thêm 600ml nước lọc
- Tiến hành đun sôi nguyên liệu trong 10 phút
- Đậy kín nắp và tiếp tục hãm nguyên liệu trong 20 phút
- Chắt lấy phần nước, không sử dụng bã
- Chia nước sắc lá lốt để uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Cách 2: Uống nước sắc lá lốt tươi cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên liệu:
- 15 đến 30 gram lá lốt tươi.
Cách thực hiện:
- Ngâm lá lốt với nước muối pha loãng, tiếp tục ngâm và rửa lá lốt trong nước sạch
- Đợi ráo nước
- Cho lá lốt tươi vào vào cối, đập hơi dập hoặc dùng tay vò hơi nát
- Rót 600ml nước lọc và thêm lá lốt vào ấm
- Tiến hành đun sôi nguyên liệu trong 20 phút
- Chắt lấy phần nước, không sử dụng bã
- Chia nước sắc lá lốt để uống 2 lần mỗi ngày.
2. Lá lốt và muối hạt
Biện pháp chườm nóng với lá lốt và muối hạt có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, cải thiện tổn thương và viêm ở các khớp. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng cải thiện tình trạng co cứng, khó cử động khớp vào mỗi buổi sáng. Đồng thời giúp thư giãn cơ xương, dây chằng và tăng khả năng vận động của người bệnh.
Ngoài ra biện pháp chườm nóng với lá lốt và muối hạt còn có tác dụng giảm đau, cải thiện sưng viêm và biểu hiện tấy đỏ ở các khớp. Biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp do nhiễm lạnh hoặc thoái hóa khớp.
Hướng dẫn giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt và muối hạt
Nguyên liệu:
- 100 gram muối hạt
- Một nắm lá lốt tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và đợi ráo nước
- Cho lá lốt cùng 100 gram muối hạt vào chảo
- Thực hiện sao nóng đến khi lá lốt vàng, tắt bếp và đợi các nguyên liệu nguội bớt
- Cho hỗn hợp lá lốt và muối hạt vào khăn sạch hoặc túi vải, buộc kín
- Đắp trực tiếp túi vải lên các khớp bị sưng đau
- Sao nóng và tiếp tục chườm thêm một lần nữa sau khi lá lốt nguội
- Người bệnh nên chườm nóng với lá lốt và muối hạt từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Thông thường các triệu chứng có thể thuyên giảm đáng kể sau 5 ngày áp dụng.
3. Cách kết hợp lá lốt và ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, vị hơi đắng và the có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, làm ấm ổ khớp, ổn định quá trình tuần hoàn máu và thúc đẩy chữa lành tổn thương. Bên cạnh đó tính ấm cùng một số thành phần có lợi trong vị thuốc này còn tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng co cứng khớp xương. Đồng thời giảm co thắt cơ và tăng độ linh hoạt cho người bệnh.
Chính vì thế việc kết hợp lá lốt và ngải cứu có thể giúp bệnh nhân giảm viêm, làm ấm ổ khớp, giảm đau và cải thiện tốt bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài viêm khớp dạng thấp, biện pháp này còn phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, người lớn tuổi bị đau mỏi lưng, đau nhức do chấn thương trong lao động.
Hướng dẫn cách kết hợp lá lốt và ngải cứu làm ấm ổ khớp, giảm đau và chữa viêm khớp dạng thấp
Nguyên liệu:
- Một nắm lá ngải cứu
- Một nắm lá lốt tươi
- Giấm ăn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và lá ngải cứu, đợi ráo nước
- Cho các nguyên liệu vào cối, giã nát
- Tiếp tục thêm 100ml giấm ăn vào cùng, trộn đều
- Cho hỗn hợp lá lốt, lá ngải cứu và giấm ăn vào chảo, sao nóng cho đến khi ráo nước, các nguyên liệu hơi vàng
- Tắt bếp và đợi các nguyên liệu nguội bớt
- Cho hỗn hợp lá lốt, lá ngải cứu và giấm ăn vào khăn hoặc túi vải, sạch buộc kín
- Đắp trực tiếp túi vải lên các khớp bị sưng đau
- Sao nóng và tiếp tục chườm thêm một lần nữa sau khi các nguyên liệu đã nguội
- Để tăng hiệu quả chữa viêm khớp dạng thấp và cải thiện các triệu chứng, người bệnh nên chườm nóng với lá lốt, lá ngải cứu và giấm ăn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, liên tục từ 5 đến 7 ngày.
4. Lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng
Gai tầm xoọng còn được gọi là quýt rừng, độc lực, cam trời… Đây là một vị thuốc nam quý có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và nhiều triệu chứng khác của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Theo Y học cổ truyền, gai tầm xoọng có tính mát hơi ấm, vị đắng, mùi thơm có tác dụng lý khí chỉ thống, hóa đàm chỉ khái, khư phong giải thử. Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị đau lưng gối, viêm khớp xương do phong thấp, tê thấp, rắn cắn, ho, sốt rét, đau đầu cúm, cảm mạo. Ngoài ra gai tầm xoọng còn có tác dụng làm tan huyết ứ và thông kinh hoạt lạc.
Thiên niên kiện có tính ấm, vị đắng và cay, quy vào kinh can và thận. Vị thuốc này có tác dụng trừ phong thấp, tăng cường sức khỏe gân và cốt, giảm ứ bế phong, thấp, co thắt và tê cứng khớp xương. Đồng thời giúp giảm đau lưng dưới, đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra thiên niên kiện còn có tác dụng chống viêm, chống đông máu và thúc đẩy lưu thông khí huyết.
Chính vì những tác dụng hữu hiệu nêu trên, việc kết hợp lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng có thể mang đến bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp và kiểm soát triệu chứng hoàn hảo.
Hướng dẫn cách tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức do viêm khớp dạng thấp bằng chả lá lốt
Nguyên liệu:
- 20 gram lá lốt
- 16 gram gai tầm xoọng
- 12 gram thiên niên kiện.
Cách thực hiện:
- Ngâm lá lốt, gai tầm xoọng và thiên niên kiện với nước muối pha loãng. tiếp tục ngâm và rửa các nguyên liệu trong nước sạch
- Cho lá lốt, gai tầm xoọng và thiên niên kiện vào ấm cùng với 400ml nước lọc
- Đun sôi nguyên liệu trong 20 phút để thu được 100ml nước thuốc đặc
- Chắt lấy phần nước, không sử dụng bã
- Chia nước thành 2 phần, uống hết trong ngày
- Uống 1 thang thuốc mỗi ngày, áp dụng liên tục trong 10 ngày.
5. Cách sử dụng lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi và rễ cỏ xước
Bài thuốc kết hợp lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi và rễ cỏ xước thường mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đau, cải thiện quá trình lưu thông máu, ổn định xương khớp và chữa lành tổn thương. Bên cạnh đó bài thuốc này còn có tác dụng cải thiện cảm giác khó chịu, cứng khớp, giảm đau nhức xương khớp do thời tiết chuyển lạnh, giảm viêm và cải thiện viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra theo Y học cổ truyền, rễ bưởi bung, rễ vòi voi và rễ cỏ xước đều là những vị thuốc có khả năng cường kiện gân cốt, chống viêm, trừ phong thấp và trấn thống.
Hướng dẫn cách sử dụng lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi và rễ cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp
Nguyên liệu:
- Lá lốt
- Rễ bưởi bung
- Rễ vòi voi
- Rễ cỏ xước
- Các nguyên liệu có liều lượng bằng nhau.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi và rễ cỏ xước. Để ráo nước và thái mỏng các nguyên liệu
- Cho lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi và rễ cỏ xước vào chảo nóng, tiến hành sao vàng
- Đợi các dược liệu nguội bớt, sau đó bảo quản dược liệu trong bình kín để sử dụng mỗi ngày
- Mỗi ngày sắc 15 gram lá lốt khô, 15 gram rễ bưởi bung khô, 15 gram rễ vòi voi khô và 15 gram rễ cỏ xước khô với 600ml nước lọc
- Khi nước thuốc trong nồi còn 200ml thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước, không sử dụng bã
- Chia nước thuốc thành 3 lần uống, uống hết thuốc trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, kiên trì trong 10 ngày để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.
6. Cách tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức do viêm khớp dạng thấp bằng chả lá lốt
Chả lá lốt là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn này giúp người bệnh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng xanh xao, mệt mỏi và gầy yếu do bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh khả năng kiểm soát triệu chứng của lá lốt, thịt nạc lợi cũng mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị. Theo Y học cổ truyền, thịt nạc lợn có tính bình, vị ngọt mặn, có tác dụng bồi bổ can thận và tư âm nhuận táo. Khi kết hợp với lá lốt, thịt lợn nạc còn có tác dụng bổ chính, nâng cao chính khí, khu tà, ôn ấm cơ thể. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng và loại trừ bệnh tật.
Đối với viêm khớp dạng thấp trẻ em, các thành phần trong chả lá lốt có tác dụng chống viêm, hạn chế biến chứng ở mắt, tăng cường sức khỏe, ổn định xương khớp và giúp trẻ phát triển toàn diện.
Hướng dẫn cách tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức do viêm khớp dạng thấp bằng chả lá lốt
Nguyên liệu:
- 30 lá lốt tươi
- 30 gram thịt lợn vai
- Hành, tỏi
- Hạt tiêu
- Các gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái mỏng hành, tỏi
- Rửa sạch thịt lợn và xay nhuyễn
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước. Chia lá lốt thành 2 phần, một phần thái chỉ và một phần để riêng
- Trộn thịt lợn cùng với lá lốt. Ướp thịt với hành, tỏi, tiêu và gia vị
- Cuộn thịt lợn trong lá lốt
- Cho các cuốn lá lốt thịt lợn vào chảo nóng và chiên cho đến khi chín
- Ăn chả lá lốt ngay khi còn ấm nóng, có thể ăn cùng với bún hoặc cơm
- Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để nâng cao sức khỏe và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Những điều cần lưu ý khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt tại nhà
Trước khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:
- Mặc dù mang đến nhiều lợi ích điều trị nhưng các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt chưa thực sự được công nhận và áp dụng trên cơ sở khoa học. Biện pháp chữa bệnh này chỉ được lưu truyền trong dân gian.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa lá lốt vào quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt là trong thời gian sử dụng thuốc tây.
- Việc sử dụng lá lốt không thể thay thế hoàn toàn đơn thuốc và những phương pháp điều trị khác của bác sĩ.
- Để hạn chế đau nhức, ổ khớp viêm và tổn thương nặng, bệnh nhân cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, không phụ thuộc hoàn toàn vào những bài thuốc từ lá lốt.
- Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, hiệu quả chữa bệnh bằng lá lốt ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Trong một số trường hợp, người bệnh không thể cải thiện triệu chứng sau thời gian dài sử dụng lá lốt.
- Vì những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên thường có tác dụng điều trị chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng, không điều trị ngắt quãng để cảm nhận hiệu quả.
- Nếu bị ngứa da, nổi mề đay, phát ban, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu… trong thời gian chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt, người bệnh nên ngừng áp dụng biện pháp này. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm cách xử lý thích hợp.
- Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ về những cách chữa bệnh thích hợp hơn nếu các triệu chứng không có biểu hiện thuyên giảm sau 10 ngày sử dụng lá lốt.
- Để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên sử dụng lá lốt kết hợp với vật lý trị liệu, chườm ấm, có lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh.
Bài viết là thông tin cơ bản về các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt tại nhà, tác dụng và những lưu ý. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả chữa bệnh, người bệnh nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị, hiểu hơn về tính hiệu quả, thời gian sử dụng và cách điều chỉnh liều. Không nên tự ý áp dụng để tránh bệnh tiến triển theo hướng xấu.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!