Phong Thấp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh phong thấp (tê thấp) là thuật ngữ thể hiện cho tình trạng đau nhức ở gân, xương khớp và bắp thịt, thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Theo Đông y, bệnh xảy ra khi vệ khí cơ thể suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể. Theo Tây y, bệnh xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, di truyền, tính chất công việc…

ĐỌC NGAY: VTV2 giới thiệu bài thuốc thảo dược đặc trị các bệnh lý xương khớp hiệu quả và an toàn 

Phong thấp (tê thấp)
Phong thấp (tê thấp) là tình trạng đau nhức ở gân, xương khớp và bắp thịt, thường gặp ở những người trên tuổi trung niên

Phong thấp (tê thấp) là bệnh gì?

Phong thấp (tê thấp hay phong tê thấp) là thuật ngữ dân gian được sử dụng để chỉ tình trạng đau nhức xảy ra ở ở gân, bắp thịt và xương khớp. Bệnh xảy ra khi vệ khí cơ thể suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể

Trong Tây y, phong thấp chỉ viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp). Trước đó thuật ngữ này được dùng chung cho những bệnh lý gây đau nhức cơ thể, bao gồm bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp, bệnh viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp. Bệnh xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, di truyền, tính chất công việc, suy giảm estrogen…

Bệnh không có yếu tố lây nhiễm nhưng xảy ra phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó những người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tê thấp nhất. Ngoài ra bệnh còn dễ xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, lao động chân tay hoặc gắng sức, người có cơ thể gầy yếu, suy nhược…

Bệnh phong thấp xảy ra do đâu?

Bệnh phong thấp khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân được phân thành nhiều nhóm, bao gồm nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh, nguyên nhân theo Đông y và nguyên nhân theo Tây y, cụ thể:

1. Nguyên nhân gây phong thấp theo Đông y

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện YHCT Trung ương: phong thấp xảy ra do vệ khí cơ thể (chức năng đề kháng) suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể . Điều này khiến kinh mạch tắc nghẽn, khí huyết rối loạn. Cuối cùng sinh ra ứ trệ và dẫn đến phong thấp.

2. Nguyên nhân gây phong thấp theo Tây y

Theo Tây y, nguyên nhân gây phong thấp (viêm đa khớp) vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân phản ứng miễn dịch tự thân, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh nhân bị phong thấp có tỉ lệ dưỡng dính của gen HLA-DK4 dao động trong khoảng 40 – 71% (nguyên nhân phản ứng miễn dịch tự thân). Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh có thể khởi phát do những bất thường liên quan đến các gen nhạy cảm, điển hình như PADI4 và PTPN22. Vì thế những người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc vấn đề liên quan đến cơ chế tự miễn sẽ có nguy cơ bị phong thấp cao hơn so với thông thường.
  • Nồng độ hormone: Sự chênh lệch giữa nồng độ hormone của nam giới và nữ giới là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tê thấp. Theo kết quả nghiên cứu, bệnh nhân nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh tê thấp cao hơn khá nhiều so với nam giới cùng tuổi.
  • Truyền nhiễm: Bệnh tê thấp có thể khởi phát và tiến triển nhanh so sự xâm nhập của các vi sinh vật truyền nhiễm vào mô trơn của khớp xương. Điều này khiến khớp xương tổn thương, viêm kèm theo đau nhức. Các vi sinh vật có khả năng gây bệnh gồm Virus Epstein-Barr, virus cúm, Parvovirus B19…
  • Sụt giảm estrogen: Hormone estrogen có nhiệm vụ chi phối chức năng sinh sản và sinh lý của phái nữ, đồng thời góp phần duy trì chức năng xương khớp và sức khỏe tổng thể. Chính vì thế sức khỏe tổng thể, xương và các khớp có thể bị suy yếu khi nồng độ hormone estrogen bị sụt giảm. Từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm đa khớp và thoái hóa. Mặt khác, tỉ lệ mắc bệnh mắc bệnh phong thấp ở nữ giới sẽ tăng cao khi thoái hóa xuất hiện đồng thời với hiện tượng sụt giảm estrogen.
  • Ảnh hưởng của tuổi tác: Ở độ tuổi càng cao, người bệnh sẽ càng có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính. Nguyên nhân là do sự thoái hóa khớp, xương cùng với dây chằng và các mô mềm xung quanh thường diễn ra theo độ tuổi. Điều này khiến ổ khớp dễ bị tổn thương, nhạy cảm và đau nhức khi có những yếu tố tác động khác.
  • Tính chất công việc: Nguy cơ bị tê thấp thường cao hơn ở những người có công việc chân tay, làm việc gắng sức hoặc lao động nặng nhọc. Ngoài ra bệnh cũng dễ xảy ra ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường có độ ẩm cao như nhân viên chế biến hải sản, thủy sản, công nhân dệt may…
  • Thời tiết thay đổi: Phong thấp gây đau nhức xương khớp thường xảy ra do thời tiết đột ngột chuyển lạnh. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp có thể kích thích và làm co các mạch máu. Điều này khiến quá trình lưu thông máu và oxy đến khớp bị ảnh hưởng, giảm khả năng tiết dịch nhờn ở khớp. Lâu ngày ổ khớp khô cứng, nhạy cảm, khó vận động và đau nhức.
  • Một số yếu tố thuận lợi: Nguy cơ tê thấp thường tăng lên khi có sự tác động của các yếu tố sau:
    • Lười vận động, ngồi nhiều hoặc đứng lâu
    • Thừa cân béo phì
    • Bệnh tiểu đường
    • Duy trì chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng
    • Khả năng miễn dịch kéo
    • Cơ thể suy nhược
    • Thường xuyên sử dụng thuốc lá và rượu bia
    • Chấn thương.
Bệnh nhân nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ bị phong tê thấp cao hơn nam giới
Bệnh nhân nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh phong thấp cao hơn khá nhiều so với nam giới cùng tuổi

Triệu chứng bệnh phong thấp

Đau nhức xương khớp, gân và cơ bắp là triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp. Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và cơ địa, bệnh có thể làm phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác. Các triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, bao gồm khớp gối, khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ, lưng, vai
  • Cơn đau thường đi kèm với biểu hiện đỏ rát, sưng nóng ở các khớp
  • Cứng khớp, hạn chế khả năng vận động
  • Đau khớp kèm theo đổ nhiều mồ hôi ở chân, tay
  • Thường xuyên khó chịu, cáu gắt
  • Sốt nhẹ
  • Cơ thể mệt mỏi, bồn chồn
  • Tê thấp kéo dài khiến bệnh nhân ăn uống kém, gầy yếu, suy nhược, sụt cân, mất tập trung, mất ngủ
  •  Xuất hiện hạt dưới da có kích thước từ 0,2 đến 3cm. Những hạt này chủ yếu hình thành ở khớp đầu gối, gót chân, khuỷu tay… Trong một số trường hợp, các hạt có thể hình thành ở tổ chức tim, phổi, màng ngực, não, màng tim…

Sau một thời gian tiến triển, bệnh gây ra những triệu chứng sau:

  • Ổ khớp tổn thương nặng dẫn đến phá hủy
  • Mất hoặc giảm chức năng vận động
  • Biến dạng khớp
  • Tim đập mạnh và loạn nhịp
  • Khó thở
  • Ho nhiều
  • Bắp thịt lỏng lẻo suy thoái
  • Đau nhức, tê liệt tay
  • Thiếu máu
  • Hội chứng giảm tiết dịch (khô miệng, khô mắt, ít nước mắt, dịch nước bọt giảm…)
  • Khó nuốt
  • Tổn thương gan, phổi…

XEM THÊM: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Bệnh phong thấp gây đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài
Bệnh phong thấp gây đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày, đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Bệnh phong thấp là bệnh mãn tính, tiến triển dai dẳng, khó chữa và độ nguy hiểm cao. Bệnh khởi phát khiến xương khớp và mô sụn bị tổn thương, bệnh nhân đau nhiều, thường xuyên cứng khớp và gặp khó khăn trong vận động.

Bên cạnh đó ổ khớp có thể bị tổn thương và phá hủy, teo cơ, biến dạng khớp, mất chứng năng vận động… khi bệnh nhân không sớm thăm khám và điều trị. Ngoài ra sau một thời gian tiến triển, bệnh còn làm ảnh hưởng đến mắt, tim, mạch máu, phổi, gan, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Hơn thế các triệu chứng của bệnh có xu hướng bùng phát mạnh vào ban đêm, khi thời tiết đột ngột thay đổi hoặc khi sinh sống và làm trong môi trường có độ ẩm cao. Điều này khiến chất lượng đời sống suy giảm, bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và gầy sút.

Do đó nếu bị phong thấp hoặc có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhờ đến thầy thuốc hoặc sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Bệnh phong thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh phong thấp, bác sĩ thường dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả kiểm tra tổn thương thực thể. Cụ thể:

1. Kiểm tra lâm sàng

  • Kiểm tra và đánh giá mức độ đau khớp, vị trí đau và tổng các khớp bị tổn thương
  • Kiểm tra các triệu chứng đi kèm như nóng đỏ, sưng khớp, cứng khớp, khó hoặc không thể vận động
  • Kiểm tra và đánh giá khả năng cử động khớp cũng như khả năng vận động của bệnh nhân
  • Kiểm tra hạt dưới da, viêm khớp đối xứng
  • Đánh giá mức độ tràn dịch và sưng phần mềm
Chẩn đoán bệnh phong thấp
Bác sĩ thường dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả kiểm tra tổn thương thực thể để chẩn đoán bệnh phong thấp

2. Xét nghiệm máu

Nếu có nghi ngờ phong thấp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để chẩn đoán xác định và phân biệt với những bệnh lý khác. Bởi kết quả xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra những yếu tố dạng thấp, bao gồm:

  • Protein phản ứng C (CRP)
  • Tốc độ lắng hồng cầu (tốc độ lắng ESR hoặc sed)
  • Kháng thể peptide citrullated chống cyclic
  • Yếu tố thấp khớp.

3. Xét nghiệm hình ảnh

Một số kỹ thuật dưới đây có thể góp phần xác định chính xác bệnh lý:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ chuyên khoa kiểm tra những tổn hại và cấp trúc bất thường của ổ khớp, kiểm tra gãy xương, biến dạng khớp. Từ đó chẩn đoán phân biệt và theo dõi sự tiến triển của bệnh.
  • Siêu âm: Siêu âm cho phép bác sĩ kiểm tra cấu trúc mô mềm và dịch khớp, xác định tổn thương, nguyên nhân gây cứng khớp và đau khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI cho ra hình ảnh chi tiết hơn về cấu trúc xương khớp và mô mềm xung quanh, giúp tìm kiếm những tổn thương nhỏ nhất và nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra hình ảnh MRI còn giúp xác định khả năng gây biến chứng và hướng điều trị phù hợp.

4. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh phong thấp thường được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh phong thấp. Tuy nhiên nếu kiên trì điều trị, các triệu chứng, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể giảm nhanh.

Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phong thấp thường được áp dụng:

1. Điều trị bệnh phong thấp theo Đông y

Trong Đông y, bệnh phong thấp được chia thành ba thể (thể hành tý, thể hàn tý và thể thấp tý) ứng với từng bài thuốc điều trị. Những bài thuốc Đông y được dùng trong điều trị phong thấp có tác dụng cải thiện triệu chứng, khắc phục căn nguyên. Đồng thời giảm mệt mỏi, bồi bổ khí huyết và nâng cao vệ khí.

Bài thuốc Đông y trị phong thấp có tác dụng cải thiện triệu chứng, khắc phục căn nguyên
Bài thuốc Đông y trị phong thấp có tác dụng cải thiện triệu chứng, khắc phục căn nguyên, bồi bổ khí huyết, nâng cao vệ khí

Dựa vào đặc điểm nhận biết của từng thể bệnh, người bệnh có thể kiên trì sử dụng một trong những bài thuốc dưới đây để kiểm soát bệnh lý:

Bài thuốc đông y chữa phong thấp thể trước tý (thấp tý)

Phong thấp thể trước tý (thấp tý) chủ yếu khởi phát do thấp tà (sinh sống hoặc làm việc trong môi trường có độ ẩm cao)

Triệu chứng đặc trưng:

  • Khớp đau nhức
  • Đau mỏi các cơ xung quanh kèm theo cảm giác tê bì
  • Giảm hoặc khó khăn khi vận động

Triệu chứng đi kèm:

  • Mạch nhu hoãn
  • Miệng nhạt
  • Rêu lưỡi trắng dính
  • Ăn uống kém
  • Cơ thể mệt mỏi

Mục đích điều trị:

  • Trừ thấp (mục đích chính)
  • Khu phong tán hàn
  • Hoạt huyết và hành khí để thông kinh hoạt lạc và giải phóng ứ trệ

Nguyên liệu:

  • 12 gram hoàng kỳ
  • 12 gram xương truật
  • 12 gram ngũ gia bì
  • 12 gram bạch chỉ
  • 12 gram đẳng sâm
  • 12 gram đan sâm
  • 8 gram xuyên khung
  • 8 gram quế chi
  • 8 gtam ngưu tất
  • 8 gram độc hoạt
  • 8 gram phòng phong
  • 8 gram khương hoạt
  • 8 gram ma hoàng
  • 8 gram ô dược
  • 6 gram ý dĩ
  • 6 gram cam thảo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc uống
  • Sắc mỗi ngày 1 thang
  • Uống hết nước thuốc trong ngày, nên uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Bài thuốc đông y điều trị phong thấp thể thống tý (hàn tý)

Bệnh phong thấp thể thống tý (hàn tý) xảy ra hàn tà xâm nhập (khí lạnh)

Triệu chứng đặc trưng:

  • Đau nhức dữ dội ở một khớp cố định
  • Đau thuyên giảm khi chườm ấm
  • Đau tăng lên khi thời tiết lạnh, ẩm

Triệu chứng đi kèm:

  • Lạnh tay chân
  • Nhu hoãn
  • Mạch huyền khẩn
  • Rêu lưỡi trắng
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Mục đích điều trị:

  • Tán hàn (mục đích chính)
  • Trừ thấp
  • Hoạt huyết
  • Khu phong
  • Hành khí

Nguyên liệu:

  • 8 gram ngưu tất
  • 8 gram uy linh tiên
  • 8 gtam thiên niên kiện
  • 8 gram xuyên khung
  • 8 gram quế chi
  • 8 gram can khương
  • 8 gram hoàng kỳ
  • 8 gram trương truật
  • 8 gram ma hoàn
  • 8 gram bạch linh
  • 8 gram bạch thược
  • 12 gram thương nhĩ tử
  • 12 gram ý dĩ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc thuốc lấy nước uống
  • Sắc mỗi ngày 1 thang
  • Uống thuốc đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc đông y điều trị phong thấp thể thống tý (hàn tý)
Bài thuốc đông y điều trị phong thấp thể thống tý (hàn tý) có tác dụng tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, khu phong, hành khí

Bài thuốc đông y chữa phong thấp thể phong tý (hành tý)

Bệnh phong thấp thể phong tý (hành tý) xảy ra phong tà (gió độc).

Triệu chứng đặc trưng:

  • Đau cùng lúc nhiều khớp
  • Cơn đau có xu hướng di chuyển giữa các khớp, không cố định tại một vị trí

Triệu chứng đi kèm:

  • Mạch phù
  • Sợ gió
  • Rêu lưỡi trắng

Mục đích điều trị:

  • Khu phong (tác dụng chính)
  • Hoạt huyết
  • Hành khí
  • Tán hàn trừ thấp.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • 2 gram cam thảo
  • 3 gram quế chi
  • 3 gram thược dược
  • 8 – 10 gram ý dĩ nhân
  • 4 gram đương quy
  • 4 gram ma hoàng
  • 4 gram bạch truật

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm với lượng nước phù hợp
  • Sắc thuốc và lọc lấy nước uống
  • Uống thuốc đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • 8 gram bạch linh
  • 8 gram quế chi
  • 8 gram ma hoàng
  • 8 gram tần giao
  • 8 gram bạch chỉ
  • 12 gram hy thiêm
  • 12 gram thổ phục
  • 12 gram thương nhĩ tử
  • 12 gram uy linh tiên
  • 12 gram phòng phong
  • 12 gram khương hoạt
  • 12 gram bạch thược
  • 12 gram ý dĩ
  • 12 gram đương quy
  • 12 gram tỳ giải

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc thuốc uống
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc
  • Uống hết nước thuốc trong ngày, nên uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

2. Điều trị phong thấp theo Tây y

Bệnh phong thấp thường được ưu tiên điều trị theo Tây y. Bởi không chỉ tiện lợi, phương pháp này còn mang đến hiệu quả điều trị cao trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây:

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính và được ưu tiên cho những bệnh nhân bị phong thấp. Phương pháp này có thể giúp cải thiện các triệu chứng một cách rõ rệt. Các thuốc được dùng:

  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) có tác dụng bảo vệ mô sụn, tăng khả năng phụ hồng và làm chậm sự tiến triển của bệnh phong thấp.
  • Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid: Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid được sử dụng với mục đích chống viêm và cải thiện tình trạng đau nhức. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong thời gian đầu điều trị để chờ DMARDs phát huy hiệu lực.
  • Hormon: Prednisone được dùng phổ biến với mục đích hỗ trợ chữa phong thấp và giảm đau cấp tính.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Để ức chế miễn dịch và kiểm soát sự rối loạn, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc sinh học: Thuốc sinh học chỉ định chỉ định cho trường hợp nặng và những loại thuốc nêu trê không đạt hiệu quả chữa bệnh như mong đợi.

Cần thận trọng khi dùng thuốc. Bời việc dùng thuốc với liều cao hoặc dùng trong thời gian dài có thể khiến sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể (đặc biệt là gan, thận) bị ảnh hưởng.

Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính và được ưu tiên cho những bệnh nhân bị phong thấp
Dùng thuốc chống thấp khớp, giảm đau là phương pháp điều trị chính và được ưu tiên cho những bệnh nhân bị phong thấp

Vật lý trị liệu

Chương trình vật lý trị liệu sẽ được thiết lập ở những bệnh nhân bị phong thấp, bao gồm tập vật lý trị liệu, sử dụng sóng siêu âm, nhiệt trị liệu… Phương pháp này có tác dụng giảm đau, tăng khả năng vận động và cải thiện cứng khớp. Bên cạnh đó vật lý trị liệu còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp nặng, ổ khớp hư tổn nghiêm trọng và có kèm theo biến chứng biến chứng biến dạng khớp, teo cơ, giảm khả năng vận động, hao mòn sụn khớp… người bệnh sẽ được yêu cầu phẫu thuật để giải quyết tình trạng.

Phẫu thuật có tác dụng phục hồi chức năng ổ khớp, loại bỏ yếu tố hoại tử, tăng độ bền và chức năng của mô mềm bao xung quanh. Đồng thời giải nén dây thần kinh (nếu có), tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.

Sản phầm Hoạt huyết Phục cốt hoàn hỗ trợ điều trị phong thấp

Viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn được biết đến là sản phẩm ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT kết hợp chủ dược Hầu vĩ tóc cùng các thảo dược tự nhiên có giá trị bậc nhất trong việc phục hồi sụn khớp – tái tạo mô xương, đem lại khả năng cải thiện các vấn đề xương khớp HIỆU QUẢ CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH

Hiệu quả này đã được hơn 3 triệu người dùng Việt trải nghiệm và cảm nhận, đồng thời tiếp tục tin tưởng sử dụng những liệu trình tiếp theo nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Vì vậy, Hoạt huyết phục cốt hoàn trên thị trường Việt hiện nay luôn nằm trong top 5 sản phẩm xương khớp BÁN CHẠY NHẤT, được người tiêu dùng yêu thích và ưu tiên lựa chọn hàng đầu. 

Công dụng: 

  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau thần kinh tọa do các bệnh lý thoát vị đĩa đệm; thoái hóa khớp gối, khớp háng, thoái hoá cột sống cổ, cột sống thắt lưng; viêm đa khớp dạng thấp; gai cột sống….gây ra.
  • Cung cấp canxi tự nhiên cùng các dưỡng chất thiết yếu để thúc đẩy sản sinh dịch nhầy, nuôi dưỡng, tái tạo và phục hồi sụn khớp, ngăn ngừa quá trình bào mòn, lão hóa xương.
  • Hỗ trợ ngăn chặn bệnh tiến triển mãn tính,  phòng ngừa biến chứng khớp, hoặc bệnh tái phát sau điều trị.
  • Nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp người bệnh ăn ngon ngủ sâu giấc…

Giá bán: Giá bán sản phẩm chính hãng tại nhà phân phối chính thức DrVitamin hiện nay là 750.000đ. Bạn đọc quan tâm tới sản phẩm có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết và đặt mua hàng ngay tại đây.

Biện pháp chăm sóc và cải thiện triệu chứng tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị y tế khác, người bệnh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát cơn đau cấp.

1. Áp dụng biện pháp giảm đau

Một số biện pháp giảm đau dưới đây có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng mà không cần dùng thuốc

  • Chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng thư giãn cơ xương và mô mềm, giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành ổ khớp cho bệnh nhân.

Để chườm nóng, bạn cần sử dụng túi chườm hoặc chai thủy tinh chứa nước nóng (70 độ) đặt lên các khớp xương đang có biểu hiện đau nhức. Để sớm kiểm soát cơn đau, người bệnh cần chườm nóng 3 lần/ ngày, mỗi ngày 30 phút.

  • Sử dụng ngải cứu và muối hạt

Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, cầm máu và khử hàn. Muối hạt có tác dụng đưa thuốc vào kinh mạch và giảm viêm. Chính vì thế khi bị phong thấp kèm theo cứng và đau nhức các khớp, người bệnh có thể sao nóng ngải cứu và muối hạt, sau đó bọc trong túi vải và áp lên khu vực bị tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút.

Sử dụng ngải cứu và muối hạt
Sử dụng ngải cứu kết hợp muối hạt giúp tiêu viêm, giảm đau, cầm máu, khử hàn và giảm bệnh phong tê thấp
  • Sử dụng lá chìa vôi và lá lốt

Cả lá chìa vôi và lá lốt đều chứa những hoạt chất và đặc tính có khả năng hành huyết, trừ phong hàn, giải độc, thông kinh và tán kết. Vì thế việc kết hợp hai loại thảo dược này có thể góp phần kiểm soát bệnh phong thấp và giảm triệu chứng.

Khi thực hiện, người bệnh cần rửa sạch 20 gram lá chìa vôi và 15 gram lá lốt. Cho vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ để điều trị phong thấp.

2. Xây dựng và duy trì lối sống khoa học

Xây dựng và duy trì lối sống khoa học là cách thích nghi với bệnh phong thấp và nâng cao hiệu quả điều trị của những phương pháp nêu trên. Ngoài ra duy trì lối sống khoa học còn giúp người bệnh bảo tồn chức năng khớp, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa biến chứng do phong thấp.

Bệnh nhân bị phong thấp nên xây dựng và duy trì lối sống khoa học như sau:

  • Thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
  • Duy trì cân nặng ở mức an toàn, giảm cân khi cần thiết. Bởi thừa cân béo phì sẽ làm tăng áp lực lên ổ khớp, khiến tổn thương nghiêm trọng, khớp sưng đau và nóng rát nghiêm trọng hơn. Đồng thời giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng (điển hình như biến dạng khớp).
  • Nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc gắng sức hay lao động nặng nhọc, mang vác vật nặng, duy trì tư thế sai lệch.
  • Giữ ấm cơ thể và nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh và có độ ẩm cao.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, canxi và những loại thực phẩm lành mạnh khác như trái cây, sữa chua, rau xanh, các loại đậu, hạt, quả mọng… để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng độ chắc khỏe cho xương khớp và các mô mềm xung quanh. Đồng thời giảm đau và giảm viêm.
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ.
  • Tránh uống rượu bia và không nên hút thuốc lá.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Điều này giúp bạn tăng khả năng phục hồi khớp xương tổn thương, khả năng vận động, giảm đau và tăng cường sức khỏe tổng thể. Trong thời gian điều trị phong thấp bạn nên thực hiện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, đi bộ, bơi lội…
Duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 30 - 45 phút mỗi ngày.
Duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày để giảm đau, tăng khả năng phục hồi khớp xương tổn thương

Bệnh phong thấp tiến triển mãn tính, dai dẳng, khó điều trị và dễ phát sinh biến chứng. Ngoài ra bệnh còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đời sống và khả năng vận động của bệnh nhân.

Vì thế nếu mắc bệnh hoặc có nghi ngờ, người bệnh nên sớm liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, đánh giá và tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp. Tránh để bệnh tiến triển lâu ngày dẫn đến tổn thương nặng, mất chức năng và biến dạng khớp.

BÀI ĐỌC THÊM:

Câu hỏi liên quan
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền Không
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đây là bệnh viêm khớp nghiêm trọng, tiến triển ở thể mãn tính và không có phương pháp chữa khỏi. Để hiểu ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Được Không
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Để tìm hiểu vấn đề này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc tham khảo một số thông tin ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là câu hỏi chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là những người đang có dự định sinh con. Các thống kê cho thấy, người thân cấp một của bệnh nhân bị ...
Xem chi tiết

Bình luận (30)

  1. Đạt Lục says: Trả lời

    Các bác điều trị bằng quốc dược phục cốt khang này có cần kiêng khem gì không vậy, bà cháu bị tiểu đg, ăn uống đã hạn chế, định lấy thuốc về điều trị cho thấp khớp cho bà. Sợ phải kiêng thêm vài món nữa thì không biết bà ăn gì đc

    1. Nhật Quyền says:

      Nói chung kiêng rượu bia rồi mấy đồ ăn sẵn các thứ, trong quá trình uống thuốc thì bác nên tập nhẹ nhàng mỗi ngày 30-40p, e đc bs dặn thế, e mới uống đc gần tháng mà đỡ đau rồi

    2. Trịnh Văn Mạnh says:

      Bệnh tiểu đg thì bác kiêng ngọt thôi, còn thuốc này không phải kiêng gì, nó là thuốc nam mà, lúc đau quá bác chườm ngải cứu với muối là được

    3. Hiền Huỳnh says:

      Quốc dươc phục cốt khang này về phải sắc uống hay như nào, bài viết không thấy nói gì

    4. Cuba Libre says:

      Là thuốc thang về sắc, nhưng e nhờ họ sắc sẵn đóng túi, về mang đi đâu cũng tiện, bác nhờ họ sắc cho, miến phí đó hehe

  2. Diệp Toàn says: Trả lời

    Tôi bi dău nhức hai bắp tay va hai chân tê mỏi đâu gối chân thi phat ra tiêng kêu rắc rắc lưng đau và mỏi có uống dc Quốc dược phục cốt khang nay không?

    1. Hoài Thu Lê says:

      Khả năng cao bạn bị phong thấp, tui dùng 4 tháng mà khỏi hẳn rồi đây, mấy ngày đầu dùng còn bị đau hơn, sau đó đau giảm dần, bác cứ kiên trì đừng bỏ cuộc, tui tin r bác cũng khỏi đc bẹnh, cứ kiên trì điều trị rồi sẽ có két quả thôi mà

    2. Khánh Lê Thị says:

      Thuốc này có ảnh hưởng đến dạ dày không đấy. Bác mình hiện cũng đang bị loét dạ dày, liệu uống thuốc có được không?

    3. Út Hoa says:

      Thuốc này toàn điều chế từ thảo dược tự nhiên nên lành tính với an toàn lắm, không ảnh hưởng đến dạ dày mô. Bố tớ cũng bị viêm loét hang vị mấy năm mà uống thuốc này là bụng êm hẳn đấy, người cũng đỡ nhức mỏi hẳn luôn. À mà cậu mà không yên tâm thì có thể đọc bài này, có nhiều bệnh nhận họ khen thuốc này lắm

  3. Phuongg Anhh says: Trả lời

    Cứ hôm nào trái gió là mẹ tui lại kêu đau, không biết xương khớp làm sao không? Định đưa mẹ cuối tuần qua trung tâm khám, không biết họ có lv cuối tuần không vậy?

    1. Miechan Miechan says:

      làm vc cả tuần, dưng mà bác đi ngày thường nó đỡ đông, không thì bác đặt lịch trước, đến khám luôn đỡ mất thời gian

  4. Cụt Văn Giáp says: Trả lời

    Có bác nào đã lấy thuốc quốc dược phục cốt khang bên Trung tâm thuốc dân tộc về chữa phong thấp chưa, một đơn thuốc hết bao nhiêu tiền ?

    1. Gọi Thầm Tên Anh says:

      Cả khám và thuốc hết hơn 2tr thì phải, bác nên đến tận nơi khám bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đúng với bệnh của bác, tôi chữa khỏi được mấy tháng nay rồi, ngày trước đau đến mất ăn mất ngủ, đêm có trở mình cũng khó, May mà gặp thầy gặp thuốc, giờ ngon lành rồi

    2. Thơ Trương says:

      Cô ở xa, con cô nó đi làm xa không tiện xe cộ, gửi thuốc về cho cô được không?

    3. Duyên Trần says:

      Tốt nhất thì là bác đến khám trực tiếp, nếu không thì bác gọi điện đến số điện thoại của Trung tâm 0987 173 258 nhờ bác sĩ khám rồi gửi thuốc về,

  5. Quang Nguyễn says: Trả lời

    Trung tâm Thuốc dân tộc có làm thêm xét nghiệm gì không hay chỉ khám bằng phương pháp đông y thôi, tôi vài tháng nay thấy toàn thân đau nhức, Cảm giác như đau thấu trong xương í. không biết xương khớp có vấn đề gì không nên muốn kiểm tra cho chắc chắn.

    1. Alaska Thái Bình says:

      Trung tâm này có 1 phòng khám đa khoa y học cổ truyền biện chứng làm các xét nghiệm của y học hiện đại, tôi đến khám được xét nghiệm máu và chụp xquang xong rồi mới chuẩn đoán rồi kê đơn thuốc.

    2. Lại Tuyến says:

      lạ nhở, cứ tưởng là chỉ bắt mạch kê đơn như mấy chỗ phong khám đông y thôi chứ, ơ thế khám xét xong lại kê thuốc tây như bv khác à

    3. Thúy Hồng says:

      Không bác, đây là chữa theo YHCT, nghĩa là chụp chiếu để có kq chính xác, còn điều trị thì là vltl kết hợp thuốc nam, vừa chữa lại vừa phục hồi sk đó b

    4. Trang Kum says:

      Cái này mới mà hay nè, chứ bắt mạch không tui thấy sao sao á, sợ chuẩn đoán nhầm rồi không khỏi đc á

  6. Thùy Dung says: Trả lời

    Mọi người cho em hỏi, ở Hà Nội có Bác sĩ chuyên khoa khớp nào chữa phong tê thấp tốt không ạ? Chữa bằng thuốc nam thì càng tốt ạ. Cho em xin ít thông tin. Em muốn đưa ông em đi khám và điều trị theo BS luôn ạ. Em cảm ơn!

    1. LY Pvsolar says:

      Chuyên khoa xương khớp thì có VĐ, cơ mà khám đây dùng thuốc tây nhiều, Bên Đông Y có bs Tuấn của trung tâm thuốc dân tộc khám tốt lắm, lên cả chương trình vtv2 chứ không phải chữa như mấy ô thầy lang đâu

    2. Nguyễn Lộc says:

      em cũng nghe nhiều ng nói chữa ở Trung tâm này, cũng đang nghe ngóng xem sao để đưa bố qua khám đây, bs Tuấn này trước làm ở bv YHCT Trung ương phải k

    3. Trần Hưng says:

      Mẹ t dạo trước cũng bị đau,sau qua Trung tâm Thuốc dân tộc này điều trị , hơn chục ngày đầu chưa thấy tác dụng gì t cũng thấy lo, gọi bs mới hay vì là thuốc nam nên sẽ tác dụng từ từ nên cũng an tâm, sau hơn 2 tháng điều trị các cơn đau của mẹ t giảm hẳn. Đến khi điều trị được 4 tháng thì mẹ t đã có thể đi lại vận động nhẹ nhàng mà không còn khó khăn nữa, sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể luôn đấy

    4. Bigboy Quân says:

      T cũng tìm đỏ mắt mà không được địa chỉ nào điều trị dứt điểm cho nội t đây, chỗ nào quảng cáo thuốc hay cũng mua về mà bệnh tình không đỡ, nội còn bảo đau hơn,

    5. Kiến Quốc says:

      Đúng r, cứ nghe qc rồi chết oan, đến thẳng trung tâm này mà khám, có sao thì còn có bs, mua mấy cái trên mạng toàn rởm thôi

  7. Quynh zizi says: Trả lời

    Dạo gần đây mỗi khi thời tiết thay đổi là ngoại e thấy các khớp bị đỏ, sưng nóng, đau nhức, nên rất hay khó chịu, cáu gắt. Liệu ngoại e có mắc bệnh gì về khớp không ạ

    1. Bác Thư says:

      Sưng dỏ tại khớp thì đúng là khớp có vấn đề rồi, đây là bệnh người già, tốt nhất bạn nên đưa bà đi khám và điều trị đi nhé

    2. Quyết Đỗ says:

      Không phải đi khám xét gì đâu. Ra hiệu thuốc bảo họ kê cho mấy liều kháng sinh bạn ạ. Bệnh viêm khớp kiểu này vài liều là khỏi ngay í mà

    3. Tuan Tran says:

      Thay nhieu nguoi mach trung tâm thuốc dân tộc chua xuong khop tot lam, ban dua bac qua do kham xem sao, o nha doan gia doan non khong khoi dc dau

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua