Thấp Khớp
Thấp khớp là bệnh xương khớp liên quan đến tình trạng rối loạn tự miễn. Bệnh làm tổn thương, ảnh hưởng đến các khớp và mô liên kết. Thấp khớp được đặc trưng bởi những cơn đau mãn tính và không có tính liên tục. Ngoài ra bệnh có thể gây viêm, sưng và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của các khớp. Đồng thời tăng nhiệt độ ở khu vực bị ảnh hưởng hoặc ngay tại vị trí khớp viêm.
Thấp khớp là gì?
Thấp khớp còn được gọi là rối loạn thấp khớp (có khi được sử dụng để chỉ viêm khớp dạng thấp). Đây là bệnh xương khớp thường gặp liên quan đến tình trạng rối loạn tự miễn. Bệnh tiến triển gây ra những tổn thương, viêm, sưng và các cơn đau mãn tính ở khớp hoặc/ và mô liên kết. Ngoài biểu hiện đau và viêm khớp, người bệnh còn có cảm giác nóng tại khu vực bị ảnh hưởng kèm theo cứng khớp.
Theo kết quả nghiên cứu bệnh thấp khớp có ít nhất 200 tình trạng khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là viêm khớp và thấp khớp không khớp (còn được gọi là thấp khớp mô mềm hoặc hội chứng đau vùng).
Phân loại thấp khớp
Bệnh thấp khớp được phân thành nhiều loại khác nhau (hơn 200 thể bệnh). Dựa vào đặc tính và mức độ nghiêm trọng, các rối loạn thấp khớp chính được chia thành 10 nhóm chính. Bao gồm:
- Khuếch tán mô liên kết
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
- Viêm khớp vị thành niên
- Bệnh xơ cứng bì
- Hội chứng Sjogren
- Bệnh viêm da cơ
- Bệnh viêm đa cơ
- Viêm đa màng đệm tái phát
- Bệnh Behcet
- Viêm xương khớp (điển hình như bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa xương)
- Viêm khớp liên quan đến viêm đốt sống (viêm cột sống)
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm cột sống dính khớp
- Những bệnh nội tiết và chuyển hóa liên quan đến thấp khớp
- Bệnh gút
- Hội chứng thấp khớp liên quan đến những tác nhân truyền nhiễm
- Rối loạn thần kinh
- Neoplasms
- Rối loạn ngoài khớp
- Viêm nang lông
- Viêm gan hoặc viêm bao gân ở chỏm đầu gối (xương bánh chè), cẳng chân, cổ tay, bắp tay, vai, hông, mắt cá chân và gân Achilles.
- Rối loạn xương và sụn
- Những rối loạn khác liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng ở khớp
- Bệnh thấp khớp Palindromic.
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến bệnh thấp khớp hình thành và tiến triển. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao do sự tác động của những yếu tố sau:
- Yếu tố gen: Sự bất thường của các gen trong cơ thể có thể khiến hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, làm tăng nguy cơ tổn thương và mắc bệnh thấp khớp.
- Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh ở những người có gia đình bị thấp khớp và các bệnh tự miễn khác thường cao hơn so với thông thường.
- Độ tuổi: Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi.
- Thói quen hút thuốc: Bệnh thường tiến triển ở những người có thói quen hút thuốc lá.
- Chế độ ăn uống: Những người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc áp dụng chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Béo phì: Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.
- Tiếp xúc hóa chất: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu, khói bụi sẽ có nguy cơ bị rối loạn thấp khớp cao hơn nhóm đối tượng khác.
- Phụ nữ: Bệnh dễ xảy ra ở phụ nữ hơn so với nam giới. Đặc biệt là những người phụ nữ đang trong độ tuổi trung niên.
- Chấn thương: Một số dạng rối loạn thấp khớp (điển hình như viêm xương khớp) thường xảy ra sau một chấn thương. Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra ở những người có tiền sử phẫu thuật khớp trước đó.
- Sử dụng khớp quá mức: Lao động nặng, thường xuyên lặp đi lặp lại một số động tác có thể khiến khớp chịu nhiều áp lực và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp
Đau khớp mãn tính, viêm và sưng khớp là những đặc trưng của bệnh thấp khớp. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng thể bệnh, bệnh nhân sẽ gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.
Các thể rối loạn thấp khớp thường gặp và các triệu chứng:
- Đau khớp. Bệnh nhân có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian đầu, mức độ đau tăng lên theo thời gian và khi cử động. Đau thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi kết thúc các hoạt động
- Đau khớp bị tổn thương. Đôi khi có thể lan rộng sang những khớp lân cận
- Sưng khớp và tích tụ chất lỏng
- Cứng khớp, thường gặp vào mỗi buổi sáng
- Bệnh nhân kém linh hoạt, khả năng vận động bị hạn chế
- Xuất hiện các gai xương
- Biến dạng khớp
- Có tiếng kêu bất thường khi cử động khớp bị ảnh hưởng.
Viêm khớp dạng thấp
Những triệu chứng tại chỗ của bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau, bao gồm:
- Da tại khu vực khớp viêm có biểu hiện đỏ và nóng bất thường
- Sưng khớp
- Cứng khớp vào mỗi buổi sáng hoặc khi ngồi nhiều
- Biến dạng khớp
- Tăng độ nhạy cảm và kèm theo cảm giác đau nhức nghiêm trọng ở các khớp.
Triệu chứng khác
- Xuất hiện triệu chứng ở mắt (đỏ mắt, khô mắt, đau mắt)
- Viêm ngoài màng tim hoặc viêm màng phổi không có triệu chứng
- Nốt thấp nổi gồ trên bề mặt da
- Cơ thể mệt mỏi
- Nhức mỏi toàn thân
- Sụt cân
- Chán ăn
- Suy nhược.
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
- Cứng và đau ở một hoặc nhiều khớp khác nhau
- Phát ban da. Phát ban thường xuất hiện ở dạng phát ban hình bướm trên má
- Rụng tóc
- Bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Cơ thể mệt mỏi
- Xuất hiện hiện tượng Raynaud (ngón chân hoặc/ và ngón tay chuyển sang màu trắng hoặc xanh khi tiếp xúc với không khí lạnh)
- Đau ngực khi hít thở sâu do viêm phổi hoặc viêm niêm mạc tim
- Đau đầu
- Viêm khớp
- Sưng mắt cá chân
- Rối loạn máu (thiếu máu cấp)
- Xuất hiện những vấn đề liên quan đến đông máu
- Động kinh hoặc đột quỵ.
Viêm cột sống dính khớp
- Bệnh nhân có cảm giác đau ở lưng dưới và mông. Mức độ đau không quá nghiêm trọng trong giai đoạn đầu
- Đau nhiều ở lưng dưới, mức độ đau tăng theo thời gian. Đau lưng dưới có thể lan rộng đến phần trên cột sống
- Đau giữa phần cổ và bả vai
- Đau kèm theo cứng lưng sau khi ngủ dậy và khi nghỉ ngơi
- Đau và cứng lưng thuyên giảm khi hoạt động
- Cột sống uốn cong ở trường hợp nặng
- Thiếu máu
- Sốt nhẹ
- Ăn uống không ngon miệng
- Suy giảm chức năng phổi
- Viêm màng bồ đào, viêm mắt nhẹ
- Viêm van tim
- Viêm ruột
- Viêm cân gan bàn chân.
Hội chứng Sjogren
- Khô mắt
- Không miệng
- Kích ứng và bỏng mắt
- Sưng hạch ở hai bên hạch
- Sâu răng
- Tưa miệng
- Bệnh nướu răng
- Bệnh nội tạng
- Đau và cứng khớp.
- Đau lưng dưới do viêm cột sống
- Sưng các ngón tay và ngón chân kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng
- Đau gân hoặc dây chằng, đặc biệt là lòng bàn chân và sau gót chân
- Sưng và đau các khớp
- Cứng khớp dẫn đến hạn chế hoặc mất phạm vi chuyển động
- Xuất hiện những bất thường ở móng chân và móng tay (móng tay tách ra khỏi phần thịt bên dưới, móng tay rỗ)
- Phát ban
- Viêm mắt
- Cơ thể mệt mỏi
- Hình thành vảy trên da. Tổn thương này thường nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân có cơn đau khớp cấp
- Bong tróc da đầu.
Hầu hết những bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến có tổn thương da trước khi có biểu hiện ở khớp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân không có tổn thương da hoặc tổn thương khớp trước khi tổn thương da bắt đầu.
Bệnh gút
- Đau và sưng khớp dữ dội, đặc biệt là những khớp thuộc bàn ngón chân cái
- Mức độ đau thường nghiêm trọng hơn sau khi bị chấn thương, phẫu thuật, ăn uống đủ chất, nhiễm khuẩn, điều trị ung thư hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin và thuốc lợi tiểu
- Có cảm giác khó chịu ở khớp
- Viêm khớp
- Đỏ và ấm tại khu vực có khớp bị tổn thương
- Cơ thể mệt mỏi
- Sốt nhẹ
- Tăng nồng độ acid uric trong máu
- Bệnh nhân khó cử động ở những khớp bị ảnh hưởng.
- Xuất hiện hội chứng Raynaud
- Da căng và cứng
- Khả năng cử động ở những khu vực ảnh hưởng bị hạn chế
- Lắng đọng calci ở mô mềm
- Mất sắc tố da
- Mất nếp nhăn
- Loét và hoại tử các đầu chi
- Suy tim suy huyết
- Đánh trống ngực, nhịp tim không đều
- Tăng huyết áp
- Khó thở
- Ho khan và ho dai dẳng
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Đầy bụng, khó tiêu
- Tiêu chảy xen kẽ táo bón
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm khớp
- Yếu cơ
- Tổn thương khớp và đau nhức cơ
- Hạn chế khả năng vận động ở các khớp bị ảnh hưởng
- Áp xe răng, viêm gai lưỡi, loét miệng
- Xơ cứng đầu chi và da ngón
- Co thắt thực quản
- Cơ thể mệt mỏi
- Dị cảm tay
- Đau đầu.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Thường gây tổn thương một khớp (thường gặp ở đầu gối, hông, cổ tay hoặc mắt cá chân)
- Sưng khớp kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội
- Đỏ khớp
- Nóng tại vùng da có khớp bị ảnh hưởng
- Tràn dịch khớp gối
- Xuất hiện hội chứng nhiễm trùng với những biểu hiện gồm sốt, rét run, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi, môi khô.
- Đau khớp
- Bệnh nhân đi khập khiễng hoặc thay đổi dáng đi
- Sưng khớp, thường gặp ở những khớp lớn như đầu gối
- Cứng khớp
- Phát ban
- Sốt
- Sưng các hạch bạch huyết.
Viêm đa khớp dạng thấp
- Sốt
- Bệnh nhân kém ăn, ăn uống không ngon miệng
- Cứng khớp, thường nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu, nằm yên hoặc vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Cứng và đau ít nhất hai khớp trên cơ thể.
Viêm khớp phản ứng
Trong thời gian đầu, viêm khớp phản ứng không gây triệu chứng hoặc các triệu chứng thường nhẹ và không đặc biệt. Sau vài tháng tiến triển, các triệu chứng có thể rõ ràng hơn, bao gồm:
- Sưng kèm theo cảm giác đau nhiều ở đầu gối, cổ tay, bàn chân và mắt cá chân
- Viêm gân dẫn đến sưng gân
- Đau nhiều ở mông hoặc ở vùng lưng dưới
- Sưng tại vị trí gân bám vào xương
- Viêm xương cùng hoặc viêm cột sống
- Tổn thương mắt dẫn đến mờ mắt, kích thích, đau mắt và đỏ mắt
- Đau khi đi tiểu
- Có cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh thấp khớp
Phần lớn các tình trạng rối loạn thấp khớp không được điều trị dứt điểm. Bệnh tiến triển dai dẳng kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên việc sớm chẩn đoán và chữa bệnh có thể giúp bệnh nhân giảm đau, nâng cao độ linh hoạt của các khớp. Đồng thời kiểm soát các triệu chứng khác và hạn chế biến chứng.
Ở những trường hợp nặng và không được kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề sau:
- Mất khả năng cử động các khớp
- Hạn chế khả năng vận động
- Teo cơ
- Yếu cơ
- Liệt tứ chi
- Hoại tử xương khớp
- Biến chứng ở mắt và miệng
- Bệnh về phổi, tim, dạ dày và ruột
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Loãng xương
- Tổn thương thần kinh
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Bệnh thấp khớp được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh thấp khớp được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, tổn thương thực thể và kết quả cận lâm sàng.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh nhân được đặt một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bản thân và tiền sử gia đình để kiểm tra yếu tố nguy cơ. Ngoài ra để chẩn đoán xác định, bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra triệu chứng lâm sàng cùng một số tổn thương thực thể. Bao gồm:
- Kiểm tra số lượng các khớp bị ảnh hưởng
- Đánh giá phạm vi cử động khớp và khả năng vận động của bệnh nhân
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau, viêm, sưng, cứng, ấm và đỏ khớp
- Kiểm tra triệu chứng toàn thân và những cơ quan bị ảnh hưởng
- Kiểm tra tổn thương da (nếu có)
- Kiểm tra những tổn thương ở mắt, miệng và nội tạng. Đặc biệt là khi có nghi ngờ mắc hội chứng Sjogren
- Thực hiện một số bài tập cơ bản giúp xác định động tác gây đau nhiều và đau ít hoặc giảm đau ở bệnh nhân.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Những kỹ thuật dưới đây có thể được chỉ định để xác định chính xác bệnh lý và chẩn đoán phân biệt với nhiều tình trạng khác. Cụ thể:
- Chụp X-quang đơn thuần
Chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán đơn giản thường được chỉ định cho những trường hợp có rối loạn thấp khớp. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ chuyên khoa kiểm tra bên trong ổ khớp, xương và mô mềm. Từ đó phát hiện tình trạng gãy, thoái hóa, các gai xương, thu hẹp không gian khớp, biến dạng xương khớp…
Ngoài ra X-quang còn giúp chẩn đoán xác định và phân biệt với những tình trạng khác. Đồng thời kiểm tra các thể thấp khớp và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Chụp X-quang có cản quang
Bệnh nhân được tiêm một chất hỗ trợ vào cơ thể trước khi tiến hành X-quang. Chất này có tác dụng xác định chính xác vị trí tổn thương, dạng tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra chụp X-quang có cản quang còn giúp phân biệt các bệnh xương khớp thông thường và ung thư. Từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc mô mềm, xương và bên trong ổ khớp của bạn. Điều này giúp tìm thấy những tổn thương khó phát hiện, đánh giá mức độ nghiêm trọng, chẩn đoán rối loạn thấp khớp và phân biệt với những bệnh lý khác.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp cắt lớp vi tính thường được chỉ định cho những trường hợp có tổn thương nặng với mục đích đánh giá mức độ nghiêm trọng và chẩn đoán phân biệt.
- Siêu âm
Siêu âm được chỉ định với mục đích tìm kiếm tổn thương ở những mô mềm bao quanh khớp, điển hình như gân, cơ, dây chằng, bao gân, bao hoạt dịch. Đồng thời xác định mức độ lắng đọng calci ở mô mềm, các bất thường liên quan và hướng điều trị.
- Xét nghiệm máu
Trong trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh gút, viêm khớp nhiễm khuẩn, Lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu.
Kết quả xét nghiệm cho phép bác sĩ kiểm tra nồng độ acid uric trong máu, tốc độ lắng máu, các kháng thể kháng nhân, bất thường của gen, yếu tố dạng thấp, Protein phản ứng C, Peptide citrullated và biểu hiện viêm – nhiễm khuẩn. Từ đó chẩn đoán xác định các tình trạng.
- Xét nghiệm dịch khớp
Bác sĩ chuyên khoa tiến hành sinh thiết và lấy một mẫu dịch trong khớp. Sau đó mẫu dịch này được đưa về phòng xét nghiệm và kiểm tra những bất thường.
- Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu được sử dụng đồng thời với xét nghiệm máu khi có nghi ngờ bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống.
3. Chẩn đoán phân biệt
Thông thường bệnh thấp khớp sẽ được chẩn đoán xác định và phân biệt với những tình trạng rối loạn còn lại. Ngoài ra rối loạn thấp khớp được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:
- Hoại tử vô mạch đầu xương trên cánh tay
- Viêm khớp do lao
- Thoái hóa khớp
- Gãy xương…
Phương pháp điều trị rối loạn thấp khớp
Tùy vào từng dạng rối loạn, bệnh thấp khớp được điều trị bằng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp thường được chỉ định:
1. Sử dụng thuốc điều trị thấp khớp
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị ban đầu đối với những bệnh nhân bị thấp khớp. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau
Người bệnh được sử dụng Paracetamol hoặc một số loại thuốc giảm đau thông thường khác để làm dịu biểu hiện đau nhức và khó chịu. Đồng thời mang đến cảm giác dễ chịu, bệnh nhân dễ dàng hơn trong các hoạt động sinh hoạt.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Một số loại thuốc chống viêm không steroid sẽ được chỉ định cho những trường hợp viêm khớp và bị đau ở mức độ trung bình. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát phản ứng viêm, hạn chế viêm tiến triển và giảm đau. Các thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng gồm Ibuprofen và Naproxen.
- Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm (DMARDs)
Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bị rối loạn thấp khớp. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế phản ứng viêm, làm chậm quá trình phá hủy xương và sụn. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm Peni- cilamin, Sulfasalazin, Cloroquin, Hydroxycloroquin, Azathioprin.
- Thuốc giảm đau opioid
Thuốc giảm đau opioid được sử dụng thận trọng cho những trường hợp có cơn đau nặng, bệnh nhân không có đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau khác. Thông thường opioid sẽ được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc này có thể gây nghiện và làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn khác.
- Tiêm corticosteroids
Đối với những trường hợp bị viêm nặng và viêm kéo dài, người bệnh sẽ được tiêm corticosteroids để cải thiện tình trạng. Loại thuốc này có tác dụng trị viêm, giảm đau và cải thiện độ linh hoạt cho khớp.
- Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ thường được dùng cho những trường hợp bị viêm cột sống dính khớp. Thuốc này có tác dụng thư giãn và cải thiện tình trạng căng cơ. Từ đó giúp cải thiện cơn đau.
- Thuốc làm giảm acid uric máu
Đối với những trường hợp bị gout, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc chống viêm kết hợp với thuốc làm giảm acid uric máu. Thuốc này có tác dụng phòng ngừa những đợt tái phát cơn gout cấp.
- Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
2. Biện pháp bổ sung
Những biện pháp dưới đây có thể được chỉ định để kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng cứng khớp.
- Chườm ấm
Bệnh nhân sử dụng túi ấm áp vào khu vực có biểu hiện sưng đau từ 3 – 4 ngày/ lần. Biện pháp này có tác dụng thư giãn các mô mềm, giảm đau và kích thích quá trình lưu thông máu.
- Chườm lạnh
Nhiệt độ thấp từ túi lạnh có thể cải thiện cơn đau, giảm sưng và giảm viêm hiệu quả. Vì thế bệnh nhân được khuyến cáo áp dụng biện pháp chườm lạnh từ 3 – 4 lần/ ngày. Lưu ý không áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện căng cơ.
- Châm cứu
Châm cứu được sử dụng với mục đích cải thiện cơn đau mãn tính. Phương này có khả năng tác động vào những điểm bất thường trên cơ thể, hạn chế và giảm đau. Mặc dù là phương pháp giảm đau an nhưng châm cứu cần được thực hiện bởi các chuyên gia.
- Xoa bóp
Nếu bị đau và cứng khớp, người bệnh nên thực hiện biện pháp xoa bóp theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Lực tác động từ biện pháp này có tác dụng thư giãn cơ, giải tỏa căng thẳng và ổn định quá trình lưu thông máu.
Bên cạnh đó xoa bóp còn có tác dụng làm mềm khớp, cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động cho bệnh nhân. Đồng thời giúp phòng ngừa và giảm đau.
3. Vật lý trị liệu
Hầu hết những trường hợp rối loạn thấp khớp đều được hướng dẫn vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng. Thông thường bệnh nhân sẽ được vật lý trị liệu trong thời gian dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, hạn chế cứng khớp, giúp các khớp xương thư giãn và tăng độ linh hoạt.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị với các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Từ đó giảm đau và phục hồi chức năng hiệu quả.
4. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Người bệnh cần luyện tập thể dục và ăn uống lành mạnh để kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ điều trị thấp khớp.
- Chế độ ăn uống
Các chuyên gia khuyến cáo những người bị thấp khớp nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit béo omega-3, vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Ngoài ra người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Trong thời gian chữa bệnh, bệnh nhân cần tránh bổ sung những loại thực phẩm kém lành mạnh như thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm giàu đạm, thức ăn cay nóng, đồ ăn đóng hộp và chứa chất bảo quản.
- Thể dục
Những bài tập có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội, đi bộ… có khả năng cải thiện độ linh hoạt cho các khớp, giúp xương khớp chắc khỏe, hạn chế biểu hiện cứng và đau khớp. Ngoài ra việc luyện tập nhẹ nhàng còn giúp bệnh nhân phòng ngừa teo cơ và các biến chứng khác do bệnh thấp khớp gây ra.
5. Phẫu thuật thấp khớp
Phẫu thuật trong điều trị thấp khớp thường được chỉ định cho những trường hợp có tổn thương khớp nghiêm trọng, thất bại khi điều trị nội khoa, bệnh nhân có nguy cơ liệt chi hoặc mất khả năng vận động ở khớp bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào từng tình trạng, người bệnh có thể được phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế khớp.
Ngoài ra phẫu thuật còn được áp dụng cho những bệnh nhân có tổn thương nội tạng, loét hoặc hoại tử xương khớp, bội nhiễm và những tình trạng nghiêm trọng khác. Thông thường sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng và phục hồi chức năng.
Thấp khớp tiến triển ở nhiều thể bệnh và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vì thế nếu nhận thấy đau kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị. Tùy thuộc vào từng thể bệnh và mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chữa trị và phục hồi chức năng với nhiều phương pháp khác nhau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!