Hít Thở Sâu Bị Nhói Tim

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Hít thở sâu bị nhói tim có thể khởi phát từ những vấn đề ở tim hoặc một tình trạng y tế nghiêm trọng khác. Đôi khi tình trạng này khởi phát do một cơn hoảng loạn. Thông thường, người bệnh được hướng dẫn tập thở kết hợp điều trị chuyên sâu dựa trên tình trạng cụ thể.

Hít thở sâu bị nhói tim
Tìm hiểu nguyên nhân gây hít thở sâu bị nhói tim, các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Hít thở sâu bị nhói tim là bệnh gì?

Hít thở sâu bị nhói tim có thể là triệu chứng của một cơn đau tim hoặc các loại bệnh tim khác. Đôi khi tình trạng này liên quan đến phổi, chấn thương thành ngực hoặc khởi phát do một cơn hoảng loạn.

1. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là một triệu chứng của vấn đề về tim, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành. Cơn đau khởi phát do giảm lưu lượng máu đến tim, cơ tim không được cung cấp đủ oxy. Thông thường, bệnh nhân bị đau ngực trong khi hoạt động thể chất hoặc căng thẳng quá mức.

Đối với đau thắt ngực không ổn định, cơn đau thường đột ngột và tồi tệ hơn theo thời gian. Cuối cùng làm khởi phát một cơn đau tim. Đối với đau thắt ngực ổn định, đau ngực có thể chẩn đoán trước, người bệnh khó thở, hít thở sâu bị nhói tim, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và ra nhiều mồ hôi.

Các triệu chứng của đau thắt ngực ổn định thường có xu hướng tạm thời (kéo dài khoảng 15 phút), xảy ra khi gắng sức. Ngược lại, đau thắt ngực không ổn định liên tục và nghiêm trọng hơn.

2. Đau tim

Hít thở sâu bị nhói tim có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim). Điều này xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu giàu oxy và bị tổn thương. Đau tim thường đột ngột và dữ dội, đau ở giữa ngực hoặc bên trái của ngực.

Một số triệu chứng khác:

  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Có cảm giác ép chặt, siết chặt hoặc đè nén trong lồng ngực
  • Đau lan sang cánh tay trái, cổ, hàm, lưng
  • Buồn nôn
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Mệt mỏi
Đôi khi hít thở sâu bị nhói tim là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim
Đôi khi hít thở sâu bị nhói tim là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim, đe dọa đến tính mạng

3. Viêm cơ tim

Viêm cơ tim có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân hít thở sâu bị nhói tim. Bệnh lý này xảy ra khi cơ tim bị viêm. Viêm cơ tim phát triển có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim hoặc làm suy yếu tim.

Ngoài nhói ở tim khi thở sâu, cơ tim bị viêm còn làm khởi phát một số triệu chứng sau:

  • Đau ngực nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Rối loạn nhịp tim
  • Mệt mỏi.

4. Viêm màng ngoài tim

Màng ngoài tim chính là hai lớp mô mỏng bao quanh tim, giúp bảo vệ tim khỏi chấn thương và nhiễm trùng. Dịch màng ngoài tim giúp giảm ma sát trong chu kỳ chuyển động của tim. Khi màng ngoài tim bị viêm, người bệnh có thể đau nhói bên trái hoặc giữa ngực, hít thở sâu thấy nhói trong tim.

5. Bệnh cơ tim

Đây là một bệnh lý của tim phì đại hoặc cơ tim. Trong nhiều hợp, bệnh cơ tim không gây triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy nhói nhẹ trong tim khi hít thở sâu. Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể gây đau ngực kèm theo các triệu chứng khác gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Sưng mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân, bụng hoặc bàn tay

Thông thường bệnh nhân được hướng dẫn điều chỉnh lối sống và dùng thuốc để cải thiện. Một số trường hợp khác có thể cần phẫu thuật tim.

Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim gây đau ngực kèm theo khó thở và chóng mặt hoặc chỉ nhói nhẹ trong tim khi hít thở sâu

6. Chấn thương thành ngực

Chấn thương thành ngực có thể gây đau ngực hoặc nhói tim khi hít thở sâu hoặc ho. Cơn đau xảy ra do các cơ bị kéo căng dẫn đến tổn thương. Ngoài ra đau và khó chịu thường khởi phát giữa những xương sườn hoặc ở ngực.

Bất kỳ chấn thương nào cũng có thể gây nhói tim và đau ngực khi thở sâu. Dưới đây là một số dạng phổ biến:

7. Viêm phổi

Đau nhói, nhói tim hoặc đau nhói ở ngực khi hít thở sâu hoặc ho có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi tiến triển. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập làm nhiễm trùng một hoặc cả hai phổi. Ở những trường hợp nặng, các phế nang của phổi bị viêm và tích mủ dẫn đến khó thở.

Một số triệu chứng khác:

  • Khó thở
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Ho
  • Ớn lạnh

Viêm phổi do vi khuẩn và virus đều có khả năng lây lan từ người sang người. Điều này xảy ra khi người bình thường hít phải những giọt nhỏ trong không khí khi ho hoặc hắt hơi.

Viêm phổi
Viêm phổi xảy ra khi phổi bị nhiễm trùng và tổn thương bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm

8. Rối loạn hoảng sợ

Hít thở sâu bị nhói tim có thể khởi phát sau một cơn hoảng loạn (rối loạn hoảng sợ). Điều này thường đột ngột, đạt đỉnh điểm trong vòng 10 phút. Nhói tim và đau ngực do cơn hoảng loạn được mô phỏng như những cơn đau tim.

Ngoài ra bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng sau:

  • Run sợ
  • Tim đập loạn nhịp
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Bốc hỏa
  • Cảm giác như bị nghẹt thở

Rối loạn hoảng sợ có thể được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc.

Hít thở sâu bị nhói tim nguy hiểm không?

Bệnh nhân được khuyên thăm khám khi hít thở sâu bị nhói tim. Bởi triệu chứng này thường liên quan đến các bệnh lý ở tim, cần được kiểm soát sớm. Việc không sớm điều trị hoặc kiểm soát không đúng cách có thể làm khởi phát một cơn đau tim, tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân.

Rối loạn hoảng sợ và chấn thương thành ngực thường không quá nghiêm trọng, có thể kiểm soát nhanh nhanh bằng biện pháp chăm sóc và thuốc. Mặc dù vậy, người bệnh cũng cần được khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Chẩn đoán nguyên nhân hít thở sâu bị nhói tim

Người bệnh được kiểm tra triệu chứng, vị trí ảnh hưởng, triệu chứng đi kèm và bệnh sử khi chẩn đoán nguyên nhân hít thở sâu bị nhói tim. Ngoài ra bệnh nhân còn được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định và đánh giá tình trạng.

Dưới đây là một số xét nghiệm thường được chỉ định:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được chỉ định để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và các yếu tố gây viêm.
  • Chụp X-quang ngực: Người bệnh được yêu cầu chụp X-quang ngực để kiểm tra xương, mạch máu và các cơ quan trong thành ngực. Từ đó phát hiện những bệnh lý liên quan đến phổi, tim, mạch máu, xương và đường thở.
  • Chụp MRI hoặc CT: Bệnh nhân dược chụp MRI hoặc CT để kiểm tra mạch máu, mô mềm và cấu trúc của những bộ phận trong lồng ngực. Ngoài ra CT tim có thể được chỉ định để kiểm tra cặn canxi trong động mạch.
  • Siêu âm tim: Ở xét nghiệm này, sóng siêu âm tạo ra hình ảnh chi tiết của tim để kiểm tra van và tim, theo dõi hoạt động của những bộ phận này.
  • Điện tâm đồ: Bệnh nhân được điện tâm đồ để kiểm tra hoạt động điện của tim.
  • Xét nghiệm chức năng phổi (PFTs): Xét nghiệm chức năng phổi được chỉ định để loại bỏ bệnh phổi là nguyên nhân gây nhói tim khi hít thở sâu.
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng: Một số nghiệm pháp được chỉ định để kiểm tra mức độ căng thẳng của tim khi nghỉ ngơi và hoạt động thể chất. Đồng thời theo dõi hoạt động điện của tim khi đạp xe cố định hoặc đi bộ. Điều này giúp đánh giá chức năng tim và xác định nguyên nhân gây nhói tim.

Điều trị hít thở sâu bị nhói tim

Tình trạng hít thở sâu bị nhói tim cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Các phương pháp được chỉ định đều dựa trên nguyên nhân, cơ quan bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Song song quá trình điều trị y tế, bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng bằng các biện pháp chăm sóc, vận động nhẹ nhàng và tập thở sâu không gây nhói tim.

1. Nghỉ ngơi hợp lý

Nếu hít thở sâu bị nhói tim, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng. Trong khi nghỉ, dùng gối kê đầu có độ cao phù hợp, thả lỏng cơ thể và giữ tâm trí thoải mái. Điều này giúp điều hòa nhịp thở và phục hồi thể trạng.

Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý giúp điều hòa nhịp thở, cải thiện tâm trạng và phục hồi sức khỏe tổng thể

2. Chườm lạnh

Nếu bị chấn thương thành ngực dẫn đến hít thở sâu bị nhói tim, hãy dùng túi chườm lạnh áp lên vùng bị đau trong khi nghỉ ngơi, khoảng 15 phút. Nhiệt độ thấp từ biện pháp này giúp giảm sưng và đau, ngăn viêm ở các mô bị thương.

Lưu ý: Không đặt trực tiếp đá lạnh lên da.

3. Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng kết hợp hít thở đều có thể cải thiện tình trạng hít thở sâu bị nhói tim. Biện pháp này giúp tăng tuần hoàn, cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường chức năng tim. Đồng thời cải thiện khả năng vận động và giảm đau ở người bị chấn thương thành ngực.

Ngoài ra vận động nhẹ nhàng còn giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao chấn lượng giấc ngủ, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Lưu ý vận động và chơi thể thao với các bộ môn phù hợp, chẳng hạn như yoga, đi bộ, đạp xe… Tránh vận động gắng sức, không vận động nếu có cảm giác khó chịu hoặc đau nhói.

4. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Những người có vấn đề về tim mạch được khuyên giữ cân nặng ở mức hợp lý. Ngoài ra nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao thể trạng, đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó hạn chế tình trạng hít thở sâu bị nhói tim.

Nếu có bệnh lý ở tim, hãy duy trì chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa, đường bổ sung và natri. Bên cạnh đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, D, vitamin nhóm B, omega-3, sắt, protein lành mạnh, canxi… Ưu tiên các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt nạc, dầu thực vật và cá.

Ngoài ra nên bỏ hút thuốc lá, ngừng hoặc giảm uống rượu. Những điều này có thể giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể cũng như tim mạch, phổi và xương của bạn.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp nâng cao thể trạng, đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

5. Tập thở

Nếu thường xuyên hít thở sâu bị nhói tim, người bệnh được khuyên tập thở kết hợp với các biện pháp khác để cải thiện. Biện pháp này giúp điều chỉnh nhịp thở, tăng cường sự tập trung, cải thiện khả năng thở sâu, tránh tạo cảm giác đau nhói hay khó chịu.

Ngoài ra tập thở sâu mỗi ngày còn giúp cải thiện hoạt động của tim mạch, tăng cường chức năng và dung tích của phổi. Từ đó giúp điều hòa nhịp thở, cơ thể nhận đủ lượng oxy cần thiết và khỏe mạnh.

Dưới đây là một số bài tập thở nên được áp dụng:

Tập thở sâu (thờ bằng cơ hoành)

  • Ngồi thẳng lưng và thư giãn hai vai
  • Một tay đặt lên ngực, tay còn lại đặt ở ngực
  • Hít vào bằng mũi, khoảng 2 giây
  • Khi không khí đi vào, bụng từ từ di chuyển ra ngoài
  • Ấn vào bụng, mím môi, thở ra trong 2 giây
  • Lặp lại 5 – 10 lần.

Thở mím môi

  • Từ từ hít vào bằng mũi
  • Mím môi
  • Thở ra bằng cách mím môi, thực hiện chậm rãi
  • Lặp lại 5 – 10 lần.

6. Dùng thuốc

Hít thở sâu bị nhói tim thường được yêu cầu dùng thuốc để khắc phục nguyên nhân và ngăn ngừa triệu chứng. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ kê đơn thuốc có tác dụng ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngoài ra những loại thuốc được chỉ định đều dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Dùng thuốc
Chỉ định thuốc dựa trên tình trạng để khắc phục nguyên nhân và ngăn ngừa triệu chứng

Một số loại thuốc thường được dùng:

  • Nitroglycerin: Đây là một loại nitrat. Thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, hỗ trợ tim, cho phép tim bơm máu ít hao sức lực hơn. Điều này giúp giảm cơn đau thắt ngực và hạn chế hít thở sâu bị nhói tim.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta có tác dụng giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim của bạn. Điều này giúp giảm hàm lượng oxy mà tim cần để hoạt động. Từ đó giúp giảm thiểu đau thắt ngực hay nhói tim khi thở sâu.
  • Thuốc ngăn ngừa cục máu đông: Eptifibatide (Integrilin), Clopidogrel (Plavix), Ticlopidine (Ticlid), Aspirin… là những loại thuốc có khả năng ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Việc sử dụng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch và đau tim.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu rối loạn hoảng sợ dẫn đến hít thở sâu bị nhói tim, một loại thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định. Thuốc có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh kháng nấm hoặc kháng virus: Thuốc kháng sinh/ kháng nấm/ kháng virus được chỉ định nếu vi khuẩn, nấm hoặc virus là nguyên nhân gây tổn thương nội tạng, bệnh nhân hít thở sau bị nhói tim. Những loại thuốc này có tác dụng loại bỏ tác nhân gây bệnh, ngăn tổn thương thêm nghiêm trọng.

Lưu ý: Một số thuốc điều trị có thể không được liệt kê trong bài viết.

7. Can thiệp ngoại khoa

Nếu tình trạng không cải thiện sau khi dùng thuốc và thay đổi lối sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hít thở sâu bị nhói tim, bệnh nhân có thể được phẫu thuật nong mạch bằng bóng, ghép nối động mạch mành, điều trị tổn thương do gãy xương…

Phòng ngừa hít thở sâu bị nhói tim

Hít thở sâu bị nhói tim khởi phát từ những nguyên nhân nghiêm trọng. Hầu hết các tình trạng không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên những biện pháp dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ:

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Ngừng hoặc giảm uống rượu.
  • Duy trì cân nặng ở mức an toàn. Giảm cân lành mạnh khi cần thiết.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Ăn nhiều rau xanh, thịt nạc, cá, trái cây, các loại đậu, hạt… để tăng cường bổ sung omega-3, vitamin và khoáng chất. Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, đường và natri.
  • Ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sống, chăm sóc vết thương đúng cách để tránh nhiễm khuẩn, nấm và virus.
  • Thận trọng để ngăn ngừa chấn thương trong sinh hoạt.
  • Nghỉ ngơi giữa buổi tập. Tránh hoạt động thể chất gắng sức.
  • Luyện tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe tổng thể, duy trì các hoạt động của hệ tim mạch. Tuy nhiên cần lựa chọn những bộ môn hoặc bài tập phù hợp với thể trạng.
Luyện tập thể dục đều đặn
Luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập thích hợp giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn hít thở sâu bị nhói tim

Hít thở sâu bị nhói tim thường khởi phát từ một số bệnh lý ở tim và phổi, một số trường hợp do chấn thương thành ngực. Vì thế người bệnh được khuyên thăm khám và chữa trị ngay khi có bất thường. Điều này giúp ngăn tổn thương tiến triển, giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý nghiêm trọng. Đồng thời sớm khắc phục nhói tim và đau ngực khi hít thở sâu.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua