6 cách điều trị viêm khớp an toàn, hiệu quả (ưu – nhược điểm)
Điều trị viêm khớp bằng cách nào cho hiệu quả cao, dứt điểm. Hiện có rất nhiều cách chữa vừa giúp đặc trị viêm đau, vừa giúp phục hồi khả năng vận động. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý bạn đọc 6 cách chữa viêm khớp tốt nhất, hãy cùng theo dõi.
Top 6 cách điều trị viêm khớp hiệu quả nhất
Viêm đau khớp ở giai đoạn cấp tính việc điều trị sẽ dễ dàng, khả năng phục hồi xương khớp cũng nhanh chóng. Chính vì vậy ngay khi phát hiện khớp gối, vai, cổ tay, cổ chân… bị đau, sưng nóng đỏ ở khớp hãy tìm hiểu và áp dụng ngay các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các cách phổ biến, cho tác dụng tốt nhất hiện nay.
1. Chữa viêm khớp tại nhà bằng mẹo dân gian
Áp dụng mẹo dân gian để điều trị viêm khớp tại nhà không quá xa lạ với nhiều người. Bởi cách chữa này tiện lợi, dễ áp dụng, nguyên liệu dễ kiếm lại an toàn. Tùy mỗi địa phương sẽ có những phương pháp khác nhau. Dưới đây là cách cho hiệu quả tốt và được nhiều người áp dụng nhất.
Chữa bệnh viêm khớp bằng gừng
Gừng từ lâu được biết đến với tác dụng trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, lưu thông máu, cải thiện tình trạng viêm đau rất tốt. Do đó gừng được sử dụng phổ biến với nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là ngâm chân tay với nước gừng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 30gr gừng tươi, 20gr muối hạt.
- Gừng đem rửa sạch đất cát bên ngoài sau đó giã nát cùng với muối.
- Đổ hỗn hợp này vào nồi thêm 2 lít nước sạch đun sôi 5-10 phút.
- Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi ngâm chân, tay trong khoảng 20 phút.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần, ngâm vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngải cứu chữa viêm khớp
Ngải cứu lành tính, mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người nên từ lâu đã được ông cha ta ứng dụng vào điều trị bệnh trong đó nổi bật với tác dụng giảm viêm đau khớp.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu trắng rửa sạch, ngâm với nước muối nhằm tiêu diệt khuẩn, đảm bảo vệ sinh.
- Để lá ngải cứu ra rổ cho ráo nước, cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát vắt lấy phần nước cốt.
- Pha chung nước cốt ngải cứu với mật ong khuấy đều lên uống.
- Nên uống hỗn hợp ngải cứu mật ong này vào 2 buổi sáng tối để cải thiện tình trạng viêm khớp
Điều trị viêm khớp bằng cà tím
Cà tím chữa viêm khớp cũng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và phản hồi cho kết quả tốt. Bởi trong thành phần của cà tím có chứa vitamin PP giúp kháng viêm, giảm sưng, giảm đau nhức rất tốt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng cà dài cắt bỏ cuống, rửa sạch (ngâm với nước muối khoảng 15 phút).
- Lấy cà cắt thành khoanh tròn khoảng 0,5cm.
- Cho cà vào nồi đổ 1 lít nước sạch vào đun, đậy nắp.
- Khi sôi khoảng 10 phút tắt bếp, để nguyên cà trong nồi đến khi nước nguội.
- Vớt bỏ phần cà tím giữ lại nước uống ngày 3 lần, để lại một phần nước trộn cùng dầu oliu thoa trực tiếp lên vị trí khớp bị viêm sưng.
NHƯỢC ĐIỂM: Dù tiện lợi, dễ áp dụng tại nhà nhưng đối tượng sử dụng mẹo dân gian là những người mới bị viêm đau khớp, mức độ tổn thương còn nhẹ. Bởi dược tính trong các loại nguyên liệu được dùng đều nhẹ chỉ có tác dụng cải thiện.
Thêm nữa chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng đặc trị bệnh từ các mẹo này do đó người bệnh nên tìm phương pháp điều trị khác khi không hiệu quả.
2. Thuốc tây y trị bệnh viêm khớp
Ưu điểm của thuốc tây y trong điều trị bệnh viêm khớp đó là cho tác dụng nhanh tức thì trong việc kiểm soát các triệu chứng đau, viêm sưng tại các khớp. Bên cạnh đó thuốc đa dạng về loại, công dụng, cách sử dụng dễ dàng. Các nhóm thuốc chính được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm khớp gồm:
Thuốc chống viêm không steroid
Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng, phù hợp với những người bị đau viêm khớp mức độ nhẹ, trung bình. Các loại thuốc thường dùng gồm Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Meloxicam… Cẩn trọng với người bị viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận…
Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid)
Là nhóm thuốc tác động đến thần kinh trung ương ức chế cảm giác đau. Thuốc liên kết với các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương khi được hấp thu vào cơ thể ngăn dẫn truyền xung động thần kinh từ các khớp bị viêm lên não qua đó người bệnh không còn cảm giác đau, khó chịu tại các khớp bị viêm.
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như mất tập trung, buồn ngủ, dùng kéo dài có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.
Thuốc chống viêm nhóm Corticosteroid
Là thuốc chống viêm tác dụng mạnh, được sử dụng khi nhóm thuốc chống viêm không steroid không mang lại tác dụng. Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm với một số thuốc được chỉ định như: prednisone, methylprednisolone, hydrocortisone…
Cơ chế của thuốc là tác động đến hệ miễn dịch ức chế hoạt động của đại thực bào, ức chế phản ứng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên thuốc có thể gây tăng cân, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp khớp bị viêm kèm nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh (sau khi đã tìm ra chủng vi khuẩn). Các loại kháng sinh thường dùng: Oxacillin, Gentamycin, Clindamycin… Thuốc kháng sinh sẽ được dùng trong 4-6 tuần, tùy từng trường hợp sẽ có chỉ định cụ thể.
Khuyến cáo: Do thuốc là dạng hóa tổng hợp việc sử dụng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý mua về sử dụng dễ gây tác dụng phụ.
3. Phẫu thuật cho bệnh nhân viêm khớp
Phương pháp ngoại khoa cũng là một trong những cách điều trị viêm khớp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên đối tượng áp dụng phương pháp này thường là người bị viêm khớp nặng, biến chứng, gây mất khả năng vận động hoặc sử dụng phương pháp bảo tồn sau 6 tháng liên tiếp không mà không mang lại tác dụng.
Phẫu thuật có ưu điểm giúp loại bỏ tổn thương, phần khớp bị hư hỏng với phương pháp phẫu thuật phù hợp giúp dứt điểm cảm giác đau đớn, viêm sưng khớp, tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Phẫu thuật thay khớp
Là phương pháp phổ biến điều trị viêm khớp gối, viêm khớp háng. Bác sĩ sẽ thay thế khớp bị viêm, hư hỏng bằng khớp nhân tạo được làm bằng kim loại, chất dẻo.
Phẫu thuật thêm, bỏ một số xương xung quanh
Còn được gọi là phẫu thuật cắt khớp. Bác sĩ sẽ thêm hoặc loại bỏ một phần xương khớp ở dưới/trên khớp nhằm sắp xếp lại giúp giảm áp lực cho vùng khớp bị tổn thương.
Lưu ý: Phẫu thuật cần chi phí lớn, vẫn còn rủi ro trong và sau khi thực hiện (biến chứng, tái phát lại bệnh). Chính vì vậy đây là phương pháp không được bác sĩ khuyến khích, chỉ yêu cầu trong trường hợp bắt buộc.
Một số lưu ý quan trọng khi điều trị viêm khớp
Bởi bệnh viêm khớp ngày càng phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng người trẻ chính vì vậy mọi người cần điều trị sớm, đúng phương pháp để hạn chế biến chứng. Một số lời khuyên “vàng” cho người bệnh để việc chữa trị viêm khớp diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao:
- Tuyệt đối không xem nhẹ bệnh, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa kiểm tra, thăm khám ngay tránh đẻ diễn biến nặng mới tìm cách chữa.
- Không tự ý áp dụng các phương pháp điều trị khi chưa đi khám.
- Không dùng 1 toa thuốc duy nhất. Nhiều trường hợp người bệnh tự lấy lại thuốc theo đơn mà bác sĩ kê lần đầu mà không kiểm tra lại.
- Tránh ngừng điều trị khi chưa hết phác đồ. Dù thuốc tây y hay thuốc đông y người bệnh cũng cần kiên trì dùng hết liều lượng được chỉ định. Việc dừng uống thuốc giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể.
- Không dùng đơn thuốc của người khác. Rất nhiều trường hợp thấy người khác có triệu chứng giống mình uống thuốc thuyên giảm, vì vậy họ đã trao đổi mua đúng theo các loại thuốc đó về dùng. Không chỉ cơ địa mỗi người khác nhau, mức độ tổn thương khác mà nhiều trường hợp còn bị mẫn cảm với thành phần thuốc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Trong quá trình điều trị người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng tăng cường thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin B,C… Đồng thời tập luyện các động tác, bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp như yoga, bơi lội, đi bộ…
Điều trị viêm khớp không khó chủ yếu là thời gian, phương pháp và quá trình người bệnh chữa trị. Chính vì vậy đừng chần chừ, hãy đến ngay các cơ sở chuyên khoa, lựa chọn cách chữa phù hợp để sớm loại bỏ triệu chứng sưng đau, trở lại sinh hoạt, vận động bình thường.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!