Viêm Khớp Phản Ứng Nên Ăn Gì Và Cần Kiêng Gì Tốt?
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố góp phần cải thiện bệnh viêm khớp phản ứng và các triệu chứng đi kèm. Cụ thể, việc bổ sung đủ lượng canxi và axit béo omega-3 có thể giảm viêm, giảm sưng đỏ các khớp và đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương. Ngược lại thực phẩm kém lành mạnh có thể tăng phản ứng viêm và làm nặng thêm các triệu chứng. Vậy viêm khớp phản ứng nên ăn gì và cần kiêng gì tốt?
Viêm khớp phản ứng nên ăn gì?
Bệnh viêm khớp phản ứng là một dạng viêm khớp tiến triển do một hoặc nhiều bộ phận khác trong cơ thể bị nhiễm trùng dẫn đến sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh thường xảy ra ở những người bị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Viêm khớp phản ứng khiến các khớp sưng đỏ, đau đớn, viêm gân, bệnh nhân khó di chuyển. Các triệu chứng thường tập trung ở mắt cá chân, đầu gối, ngón chân, bàn chân và hông. Trong một số trường hợp, viêm khớp phản ứng có thể gây viêm xương cùng, viêm đốt sống và phát sinh thêm những triệu chứng ở mắt, da và đường sinh dục.
Thông thường bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị với thuốc kháng sinh, Corticoid/ thuốc kháng viêm để xử lý nguyên nhân và kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra bệnh nhân được hướng dẫn vật lý trị liệu và chế độ ăn uống để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phòng ngừa tái phát.
Về vấn đề “Viêm khớp phản ứng nên ăn gì?”, theo các chuyên gia, bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng nên duy trì chế độ ăn uống chứa những loại thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu canxi
Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung đủ lượng canxi là đều cần thiết đối với bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng. Bởi đây là một loại khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp hư tổn và cấu tạo xương.
Sau khi được đưa vào cơ thể, canxi sẽ phát huy tác dụng tái tạo khớp xương tổn thương do viêm khớp phản ứng, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa biến chứng loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp tiến triển, gãy xương.
Ngoài ra khoáng chất này còn giúp cải thiện tình trạng đau nhức, hỗ trợ giảm sưng và giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc di chuyển cũng như thực hiện các hoạt động sinh hoạt.
Nhu cầu bổ sung canxi theo khuyến nghị của Bộ y tế như sau:
- Trẻ từ 1 đến 9 tuổi: 500 – 700 mg/ ngày
- Trẻ vị thành niên (10 đến 18 tuổi): 1000 mg/ ngày
- Người lớn từ 19 đến 49 tuổi: 700 mg/ ngày
- Người lớn trên 50 tuổi: 1000 mg/ ngày
Để đảm bảo dung nạp đủ lượng canxi cần thiết, người bệnh có thể thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm dưới đây:
- Các loại rau lá xanh
- Sữa chua
- Các loại hạt
- Các loại đậu
- Pho mai
- Cá mòi
- Cá hồi
- Hạnh nhân
- Rau dền
- Quả sung
- Đậu nành và đậu phụ
- Sữa
2. Gừng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của gừng chứa một lượng lớn gingerol và zingerone. Cả hai hợp chất này đều có khả năng kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Đối với tác dụng chống viêm, gingerol và zingerone có thể được so sánh với các loại thuốc chống viêm được chỉ định.
Đối với bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng, gingerol và zingerone giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh (điển hình như Salmonella, Chlamydia, Clostridium difficile, Yersinia, Campylobacter, Shigella…), giảm và phòng ngừa viêm tái phát. Đồng thời cải thiện tình trạng sưng đỏ ở các khớp, đẩy lùi cơn đau một cách rõ rệt.
Ngoài ra các hợp chất trong gừng còn có tác dụng chống ung thư, giảm stress, giảm đau ở một số vị trí khác (lưng, vai, đầu), chữa cảm lạnh và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Chính vì thế trong thời gian điều trị viêm khớp phản ứng, người bệnh có thể uống một tách trà gừng mỗi ngày hoặc thêm gừng vào các món ăn để hỗ trợ đẩy lùi bệnh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên sử dụng quá 5 gram gừng mỗi ngày và không dùng gừng khi đang bị chảy máu.
3. Nghệ
Curcumin trong nghệ là một hợp chất kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Hợp chất này có khả năng khắc phục tình trạng viêm cấp tính và phòng ngừa viêm mãn tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chống viêm của Curcumin hiệu quả hơn so với nhiều loại thuốc chống viêm khác.
Ngoài ra hợp chất Curcumin trong nghệ được chứng minh là có khả năng ức chế hoạt động và loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, hỗ trợ giảm đau, phòng ngừa và điều trị ung thư, chống oxy hóa, phòng ngừa thoái hóa khớp sớm, giảm nguy cơ mắc các bệnh về não, bệnh lý tim mạch và bệnh Alzheimer.
Vì thế bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng thường được khuyên sử dụng nghệ để giảm viêm, kiểm soát triệu chứng sưng, đau của bệnh và hạn chế tình trạng lệ thuộc thuốc.
4. Tỏi
Việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn bổ sung một lượng allicin cần thiết cho quá trình điều trị viêm khớp phản ứng. Allicin chính là một hoạt chất kháng sinh cực mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời hạn chế tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tỏi chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho hệ thống xương khớp. Trong đó, mangan kết hợp chất chống oxy hóa và các enzyme tham gia vào quá trình hình thành xương, kích thích tái tạo tế bào hư tổn, tăng khả năng hấp thụ canxi, chuyển hóa xương và góp phần hình thành các mô liên kết.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên ăn tỏi sống, tình trạng đau nhức do viêm khớp phản ứng có thể được cải thiện một cách rõ rệt. Đồng thời chống ung thư, bảo vệ sức khỏe xương khớp, sức khỏe tổng thể.
5. Các loại cá béo
Cá béo chính là một trong những câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề “Viêm khớp phản ứng nên ăn gì?”. Bởi loại thực phẩm này chứa một lượng lớn axit béo omega-3. Trong khi đó omega-3 có khả năng kháng viêm và chữa lành tổn thương hiệu quả. Ngoài ra axit béo omega-3 còn có tác dụng ức chế quá trình sản sinh enzym và cytokine gây viêm và gây hại cho sụn khớp.
Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của cá béo còn chứa nhiều vitamin D. Loại vitamin này giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, hỗ trợ giảm đau và góp phần chữa lành tổn thương xương khớp.
Khi bị viêm khớp phản ứng, người bệnh nên thêm cá béo vào chế độ ăn uống ít nhất 3 lần mỗi tuần để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các loại cá béo nên được tiêu thụ gồm:
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá mòi
- Cá thu
- Cá ngừ…
6. Dầu oliu
Bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng được khuyên thêm dầu ô liu vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Nguyên nhân là do các acid béo trong dầu ô liu có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp đẩy lùi tình trạng viêm, sưng và đau nhức các khớp.
Bên cạnh đó, acid béo cùng các thành phần dinh dưỡng khác trong dầu ô liu còn có tác dụng tiêu diệt nấm và vi khuẩn, giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim và ung thư vú. Vì thế loại dầu này rất phù hợp với bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp và những vấn đề về xương khớp khác.
Tuy nhiên để sử dụng dầu ô liu an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng quá 3 thìa dầu mỗi ngày, không đun nấu ở nhiệt độ cao và không bảo quản trong tủ lạnh.
7. Trái cây tươi
Trái cây tươi là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng. Bởi trong thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này chữa đa dạng vitamin và khoáng chất. Điển hình như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C. vitamin E, mangan, canxi, kali, kẽm…
Các vitamin và khoáng chất trong trái cây tươi có khả năng tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường khả năng chống bệnh. Điều này góp phần đẩy lùi phản ứng viêm và loại bỏ tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra mangan, canxi, kali, kẽm đều là những khoáng chất có khả năng kích thích tái tạo tế bào và phục hồi tổn thương ở xương khớp. Đồng thời giúp xương khớp phát triển toàn diện, bảo vệ các mô mềm, tăng độ linh hoạt và khả năng vận động cho bệnh nhân.
Các vitamin và resveratrol trong trái cây tươi còn có tác dụng chống oxy hóa (đặc biệt là vitamin C và E), giúp người bệnh phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến quá trình lão hóa, giảm nồng độ của chất gây viêm. Proanthocyanidin giúp giảm triệu chứng sưng tấy và nóng đỏ ở khớp bị viêm. Folate ngăn lão hóa xương khớp, sửa chữa tổn thương ở ổ khớp và sụn.
Những loại trái cây nên tiêu thụ khi bị viêm khớp phản ứng:
- Các loại quả mọng (nho, quả mâm xôi, dâu tằm, dâu tây, việt quất…)
- Bơ
- Cam, quýt
- Bưởi
- Chanh
- Chuối
- Đu đủ…
8. Rau xanh
Ngoài các loại trái cây, rau xanh cũng được thêm vào thực đơn dinh dưỡng của người bị viêm khớp phản ứng. Trong đó súp lơ xanh và bắp cải là hai loại rau xanh được bác sĩ khuyên dùng.
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng, các loại rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin (vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C. vitamin K…), khoáng chất (mangan, canxi, kali, kẽm…), Sulforaphane (trong súp lơ xanh).
Trong đó các vitamin có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa xương khớp, đẩy lùi phản ứng viêm, cải thiện khả năng chống bệnh, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Các khoáng chất tham gia vào quá trình cấu tạo xương khớp, chữa lành sụn khớp hư tổn.
Hợp chất Sulforaphane giúp loại bỏ yếu tố gây viêm và ngăn chặn sự hình thành của những phản ứng viêm trên cơ thể. Từ đó giúp cải thiện bệnh viêm khớp phản ứng, giảm viêm, sưng đỏ và cảm giác đau nhức ở các khớp.
9. Thực phẩm giàu Beta-caroten
Beta-caroten thực chất là tiền chất của vitamin A. Đây là một thành phần dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho xương khớp. Beta-caroten có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ xương và sụn khớp khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó giúp chữa lành tổn thương, phòng ngừa thoái hóa khớp và viêm tiến triển.
Để bổ sung một lượng Beta-caroten cần thiết, người bệnh nên ăn nhiều các loại rau củ và trái cây có màu xanh đậm, màu đỏ và màu cam. Cụ thể như:
- Măng tây
- Khoai lang
- Cà rốt
- Cà chua
- Rau bina
- Xà lách
- Rau cải…
Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?
Bên cạnh “Viêm khớp phản ứng nên ăn gì?”, người bệnh cũng cần lưu ý đến những loại thực phẩm cần kiêng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo quá trình điều trị suôn sẻ, giảm mức độ nhạy cảm của khớp, hạn chế viêm và tránh các triệu chứng trở nặng.
Theo các chuyên gia, trong thời gian điều trị viêm khớp phản ứng, người bệnh cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm và thức uống sau:
1. Nội tạng động vật
Do chứa nhiều chất béo bão hòa, nội tạng động vật thuộc nhóm thực phẩm gây viêm, không tốt cho bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng. Ngoài ra loại thực phẩm này còn chứa nhiều phốt pho. Trong khi đó việc tiêu thụ quá nhiều phốt pho và chất béo có thể gây xung huyết, giãn mạch, kích thích phản ứng viêm và sưng ở các khớp.
Bên cạnh đó dung nạp quá nhiều phốt pho còn làm giảm lượng canxi trong xương và giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Kết quả làm tăng mức độ viêm, mật độ xương giảm khiến xương kém bền vững và gây đau nhức.
2. Thức ăn chứa nhiều muối
Việc thường xuyên tiêu thụ những loại thức ăn chứa nhiều muối có thể khiến chức năng thận suy giảm, giảm mật độ canxi trong xương, kích thích phản ứng viêm hình thành và tiến triển, gây đau nhức xương khớp.
Ngoài ra lượng muối được tiêu thụ có thể làm mất hoặc giảm khả năng tự phục hồi tế bào tổn thương, tăng nguy cơ thoái hóa, loãng xương và gây cao huyết áp. Vì thế điều chỉnh lượng muối tiêu thụ mỗi ngày là điều cần thiết giúp hạn chế những vấn đề liên quan đến viêm khớp phản ứng.
Một số thức ăn chứa nhiều muối gồm:
- Cá khô
- Mắm
- Cải muối, dưa muối, cà muối…
3. Thức ăn ngọt, chứa nhiều đường
Bên cạnh những loại thức ăn chứa nhiều muối, bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng cần tránh ăn thực phẩm quá ngọt, chứa nhiều đường như bánh quy, kẹo, bánh kem, nước ngọt có ga…Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích các phản ứng viêm, giảm khả năng chống bệnh của cơ thể và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus tiến triển.
Ngoài ra thức ăn ngọt, chứa nhiều đường có thể làm tăng mức độ đau nhức xương khớp, tăng nguy cơ thoái hóa và làm nặng hơn triệu chứng sưng đỏ.
Mặt khác trong thời gian điều trị viêm khớp phản ứng, bệnh nhân được khuyến cáo giữ cân nặng an toàn. Trong khi đó thực phẩm nhiều đường có thể gây thừa cân, béo phì. Tình trạng xảy ra này làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp và làm nặng hơn các triệu chứng.
4. Thịt đỏ
Mặc dù giàu chất dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng thịt đỏ không được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng nói riêng và bệnh xương khớp nói chung. Bởi đây là nhóm thực phẩm gây viêm, kích thích sản sinh axit uric tích tụ ở các khớp. Điều này khiến triệu chứng đau và sưng đỏ trở nặng.
Mặt khác, một lượng lớn chất đạm trong thịt đỏ sau khi được tiêu thụ có thể tạo áp lực cho thận, tăng nguy cơ suy thận và làm nặng hơn bệnh viêm tiết niệu (nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng).
Do đó trong thời gian điều trị, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ, bao gồm:
- Thịt cừu
- Thịt dê
- Thịt chó
- Thịt bò…
5. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Không nên thêm các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ (gà rán, đồ ăn chiên xào, khoai lang chiên, khoai tây chiên…) vào thực đơn ăn uống của người bị viêm khớp phản ứng. Bởi lượng chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích và làm nặng hơn phản ứng viêm, tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau và gây sưng khớp kéo dài. Ngoài ra thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ còn gây thừa cân béo phì.
6. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản và muối. Đây đều là những thành phần gây viêm, làm tăng mức độ nhạy cảm của các khớp. Ngoài ra các thành phần trong nhóm thực phẩm này còn gây đau nhức kéo dài ở bệnh nhân bị viêm khớp, làm chậm quá trình phục hồi của các khớp xương.
Những loại thực phẩm chế biến sẵn không nên tiêu thụ gồm:
- Dăm bông
- Xúc xích
- Thức ăn nhanh
- Thức ăn đóng hộp
- Thịt nguội…
7. Hải sản
Vì hải sản có thể kích thích sự phát triển của một phản ứng viêm tiến triển (đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm) nên bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng cần hạn chế ăn các loại ốc, sò, tôm, cua…
8. Ngô, nếp và sản phẩm từ lúa mì tinh chế
Khi bị viêm khớp phản ứng, người bệnh cần tránh ăn ngô, nếp và sản phẩm từ lúa mì tinh chế (mì ống, bánh mì trắng…) để hỗ trợ chữa lành tổn thương và kiểm soát các triệu chứng. Việc thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể làm nặng hơn phản ứng viêm. Đồng thời kích thích một cơn đau khớp nghiêm trọng.
9. Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic
Nếu tiêu thụ quá nhiều axit oxalic, khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể sẽ bị suy giảm. Điều này làm nặng hơn tình trạng viêm và đau nhức xương khớp, tổn thương không được chữa lành và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Ngoài ra axit oxalic có thể phản ứng viêm canxi tại hệ tiết niệu, lúc này canxi oxalat sẽ được hình thành, tăng kích thước và số lượng sỏi trong bệnh viêm thận.
Những loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic gồm:
- Củ cải đường
- Quả mận
- Bơ đậu phộng
- Hạt điều…
10. Đồ uống có cồn và chất kích thích
Trong thời gian điều trị viêm khớp phản ứng và các bệnh xương khớp khác, người bệnh cần kiêng sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích. Cụ thể như rượu, bia, cà phê… Nguyên nhân là do các loại đồ uống có cồn và chất kích thích chứa một lượng lớn purin. Chất này có khả năng làm bùng phát những đợt viêm và đau cấp tính.
Ngoài ra purin và một số thành phần khác trong rượu, bia còn làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc và gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sự tương tác. Điển hình như tăng phản ứng phụ và suy nhược cơ thể.
Lượng caffein trong cà phê làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương, viêm khớp nặng và biến dạng xương. Đồng thời gây sưng khớp và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác của bệnh viêm khớp phản ứng.
Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Viêm khớp phản ứng nên ăn gì và cần kiêng gì tốt?”. Dựa vào những thông tin này, người bệnh có thể xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh và đủ chất. Đồng thời kiêng sử dụng một số loại thực phẩm và thức uống kém lành mạnh. Từ đó tăng hiệu quả chữa trị, kiểm soát triệu chứng và hạn chế những vấn đề liên quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!