Mách Bạn Cách Xoa Bóp Chữa Đau Khớp Gối Giảm Đau Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xoa bóp chữa đau đầu gối là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến, mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Xoa bóp đúng cách cũng giúp mang lại sự thoải mái, thư giãn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Các huyệt xung quanh đầu gối
Xoa bóp chữa đau đầu gối mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và nâng cao sức khỏe tổng thể

Xoa bóp chữa đau đầu gối có hiệu quả không?

Đau đầu gối là tình trạng phổ biến, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như viêm khớp, bệnh gout, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nhiều cơn đau đầu gối đáp ứng các kế hoạch tự chăm sóc, chẳng hạn như vật lý trị liệu, nẹp, xoa bóp chữa đau đầu gối hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù thuốc giảm đau là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát cơn đau đầu gối, tuy nhiên thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ, do đó nhiều người bệnh tìm kiếm các liệu pháp thay thế, chẳng hạn như xoa bóp. Theo các nghiên cứu, xoa bóp có thể mang lại nhiều hiệu quả tích cực, chẳng hạn như:

  • Tăng cường lưu lượng máu lưu thông đến các khớp
  • Cải thiện lưu lượng máu trong khu vực, hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên
  • Giảm sưng tấy
  • Mang các chất lỏng đến khớp gối, hỗ trợ bôi trơn và ổn định khớp
  • Giảm đau tổng thể và làm giảm tình trạng cứng khớp

Xoa bóp, massage cũng có thể giúp cải thiện trương lực và tăng tính linh hoạt tổng thể của các cơ hỗ trợ ổn định cho đầu gối bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu cũng cho thấy xoa bóp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ cơn đau, độ cứng khớp và chức năng tổng thể ở những người thoái hóa khớp gối, đặc biệt là các triệu chứng cấp tính.

Hướng dẫn cách xoa bóp chữa đau đầu gối hiệu quả nhanh chóng

Nếu đang trải qua các vấn đề như đau, cứng hoặc sưng ở đầu gối, người bệnh có thể tham khảo các kỹ thuật xoa bóp để kiểm soát các triệu chứng. Các kỹ thuật xoa bóp phổ biến bao gồm:

1. Tự xoa bóp cơ bản

Nếu muốn thử tự xoa bóp khớp gối, người bệnh có thể tham khảo các kỹ thuật sau đây để tối đa hóa hiệu quả của phương pháp. Các động tác này có thể được thực hiện khi có hoặc không có các chất bôi trơn (chẳng hạn như dầu và kẽm dưỡng ẩm). Cách tự xoa bóp chữa đau đầu gối như sau:

Đau khớp gối có nên xoa bóp không
Tự xoa bóp đầu gối có thể giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên
  • Nắm tay thành nắm đấm, gõ nhẹ nhàng lên phần trên của đầu gối và giữa đùi. Giữ lực tác động nhẹ nhàng và hoàn thành động tác gõ trong 30 – 60 giây, lặp lại quá trình 2 lần.
  • Ngồi duỗi thẳng đầu gối và đặt gót chân lên sàn nhà. Sử dụng lòng bàn tay, lướt từ đỉnh đùi xuống ngay trên đầu gối, điều này giúp giải phóng các áp lực và giảm đau. Thực hiện động tác này từ 5 – 10 lần.
  • Sau khi xoa bóp phần trên của đùi, hãy thực hiện động tác với đùi trong, đùi ngoài, hoàn thành 5 – 7 lần cho mỗi khu vực.
  • Sau khi kết thúc xoa bóp ở đùi, hãy sử dụng tất cả các ngón tay và ấn mạnh vào mô xung quanh đầu gối. Thao tác qua lại các khu vực này theo các động tác ngắn và hoàn thành 5 – 7 lần ở trên, dưới, trong và ngoài đầu gối.
  • Cuối cùng hãy ngồi duỗi thẳng chân trước mặt và dùng lòng bàn tay lướt từ chỏm đầu gối xuống chân, ra bên ngoài đùi và quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại quá trình này từ 5 – 7 lần trước khi kết thúc quá trình tự xoa bóp.

2. Ấn huyệt giảm đau khớp gối

Đối với trường hợp đau, mỏi khớp gối, vận động khó khăn, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc nghe âm thanh lạo xạo, lục cục bên trong khớp, người bệnh có thể tham khảo kỹ thuật ấn huyệt theo Y học cổ truyền để kiểm soát cơn đau khớp gối. Cách ấn huyệt xoa bóp chữa đau đầu gối như sau:

  • Day xát khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng, hai bàn tay ôm lấy hai bên đầu gối, xát từ trên xuống và ngược lại khoảng 20 lần. Sau đó, hãy đặt hai bàn tay úp lên xương bánh chè, tác động các lực theo đường tròn trong khoảng 20 lần, sau đó làm ngược lại.
  • Miết khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường, sao cho căng chân vuông góc với đùi. Đặt hai ngón tay cái vào phía trước đầu gối, các ngón tay còn lại mở rộng và úp vào khoeo. Sử dụng một lực vừa phải ở hai ngón cái, miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó miết ngược ra phía sau, dọc theo khe khớp gối, thực hiện 20 lần.
  • Ấn huyệt: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, cẳng chân đặt vuông góc với đùi, dùng hai ngón tay đồng thời day ấn các huyệt Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, mỗi huyệt 1 – 2 phút. Các huyệt cần tác động đồng thời khác bao gồm Thừa sơn và Ủy trung ở mỗi bên chân, mỗi huyệt 1 – 2 phút.
  • Vận động khớp gối: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm lấy khớp gối, co duỗi nhẹ nhàng trong 20 lần để kiểm soát cơn đau.

Vị trí các huyệt cần biết:

  • Huyết hải: Huyệt nằm ở mặt trước của đùi, đo từ xương bánh chè lên 2 tấc.
  • Túc tam lý: Huyệt nằm tại bờ ngoài của xương bánh chè đo dọc xuống 3 tấc và cách bở xương ống chân 1 tấc.
  • Ủy trung: Huyệt nằm ở chính giữa lằn chỉ ngang nếp khoeo chân.
  • Âm lăng tuyền: Huyệt nằm ở mặt trong đầu gối, là giao điểm của bờ sau đầu trong xương chày và đường ngang đi qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước ở xương chày. Để xác định huyệt, hãy dùng ngón tay lần theo bờ trong của xương ống chân, huyệt nằm tại chỗ lồi cao nhất.
  • Thừa sơn: Huyệt là giao điểm của đường nối huyệt Ủy trung và gót chân, dưới Ủy trung khoảng 8 tấc, ngay vị trí lõm giữa 2 khe sinh đôi ngoài và trong.

Để kế hoạch ấn huyệt, xoa bóp chữa đau đầu gối đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện kỹ thuật đều đặn, 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào lúc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc kết hợp chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục như đi bộ, yoga, bơi lội và sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết.

3. Sử dụng các loại dầu xoa bóp

Khi xoa bóp chữa đau đầu gối, người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu xoa bóp để nâng cao hiệu quả điều trị. Các loại dầu thường có nguồn gốc tự nhiên, mang lại hiệu quả cao, an toàn và ít tác dụng phụ.

Xoa bóp chữa đau đầu gối
Tinh dầu gừng có thể làm ấm các khớp, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và kiểm soát cơn đau hiệu quả

Ngoài ra, các loại tinh dầu cũng có hương thơm dễ chịu, hỗ trợ kiểm soát căng thẳng và làm dịu cảm giác đau đớn. Một số loại dầu xoa bóp phổ biến, chẳng hạn như:

  • Bạch đàn mang lại hiệu quả giảm đau tương tự như Paracetamol hoặc Ibuprofen
  • Một dược hỗ trợ giảm đau do viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp
  • Gừng giúp làm ấm khớp gối, tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên.
  • Oải hương có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu gối do thoái hóa khớp gối, đau cơ xương hoặc chấn thương mô mềm.
  • Sả có thể kiểm soát cơn đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp trong 30 ngày. Sả cũng có tác dụng chống viêm, sưng và hỗ trợ bảo vệ khớp gối.

Khi xoa bóp chữa đau đầu gối với dầu, người bệnh nên thử trước với một vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên diện rộng. Người bệnh cũng có thể pha loãng 10 – 15 giọt tinh dầu tự nhiên cùng với 2 muỗng canh dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu dừa, dầu ô liu, để bảo vệ làn da và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất.

Khi sử dụng dầu xoa bóp, người bệnh cần chú ý các dấu hiệu dị ứng, chẳng hạn như:

  • Ho hoặc thở khò khè
  • Đau đầu
  • Phát ban

Liệu pháp xoa bóp với tinh dầu thường mang lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.

4. Xóa bóp với chuyên gia

Nếu không thể tự xoa bóp chữa đau đầu gối tại nhà, người bệnh có thể đến các cơ sở xoa bóp uy tín và thực hiện biện pháp với chuyên gia. Các chuyên gia này được đào tạo để xác định phong cách massage phù hợp và an toàn nhất cho đầu gối.

Các nghiên cứu cho thấy, một người bị thoái hóa khớp gối được massage 60 phút mỗi tuần trong 8 tuần sẽ giảm đau và hoàn thành các sinh hoạt hàng ngày tốt hơn với người không được xoa bóp.

Nếu đã lựa chọn xoa bóp với chuyên gia, người bệnh cần nhớ:

  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng đầu gối, bao gồm cả những chuyển động và hoạt động gây đau. Điều này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy đau đớn, khó chịu khi xoa bóp. Mục tiêu chính của liệu pháp là giảm đau chứ không phải khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi xoa bóp chữa đau đầu gối

Khi thực hiện phương pháp xoa bóp chữa đau đầu gối, điều quan trọng là đảm bảo phương pháp được thực hiện an toàn và hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu về mức độ cơn đau, nguyên nhân gây bệnh để có kế hoạch xoa bóp, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Ngoài ra, một số kiểu xoa bóp có thể không phù hợp và thậm chí là gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh viêm khớp. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện liệu pháp.

Ngoài ra, nếu có một số điều kiện sức khỏe nhất định, người bệnh nên tránh thực hiện kỹ thuật xoa bóp để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực. Các điều kiện này bao gồm:

  • Có tiền sử cao huyết áp
  • Loãng xương
  • Suy tĩnh mạch

Phương pháp xoa bóp chữa đau đầu gối không gây gây đau đớn hoặc khó chịu. Do đó, nếu các kỹ thuật này gây đau, hãy thông báo với bác sĩ hoặc nhà trị liệu và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Mặc dù kỹ thuật xoa bóp chữa đau đầu gối thường mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng, tuy nhiên nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên ngừng áp dụng phương pháp và hỏi ý kiến của bác sĩ. Đến bệnh viện ngay khi đầu gối:

  • Sưng tấy
  • Đau đớn dữ dội
  • Nóng hoặc đỏ ở đầu gối
  • Không thể đứng vững

Ngoài ra, các cơn đau đầu gối sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông, va chạm thể thao, đều cần được thông báo với bác sĩ và có kế hoạch điều trị kịp thời.

Xoa bóp chữa đau đầu gối mang lại hiệu lợi ích tích cực, chẳng hạn như giảm đau, chống viêm và phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt. Hãy thông báo với bác sĩ hoặc nhà trị liệu nếu cơn đau kéo dài hoặc khiến người bệnh không thể quay lại các hoạt động thường ngày.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua