7 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối Tốt Nhất – Giảm Nhanh Đau, Sưng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các thuốc trị viêm khớp gối thường được sử dụng gồm Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Diacerein, corticoid… Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm, hỗ trợ phục hồi chức năng và ngăn ngừa bùng phát các đợt viêm khớp cấp. Tùy thuộc vào mức độ viêm khớp và các triệu chứng đi kèm, bệnh nhân có thể được điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau.

Các thuốc trị viêm khớp gối
Danh sách các thuốc trị viêm khớp gối – Giảm đau viêm tốt nhất

Các thuốc trị viêm khớp gối tốt nhất hiện nay

Viêm khớp gối là tình trạng xương sụn trơn ở khớp gối bị tổn thương và hao mòn. Tình trạng này khiến khớp gối khô ráp, sụn khớp xù xì, các đầu xương cọ xát vào nhau dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng. Đau do viêm khớp gối thường nặng dần theo thời gian hoặc đau nhiều khi vận động mạnh.

Bên cạnh đó, đau khớp thường kèm theo biểu hiện sưng đỏ, cứng khớp, đầu gối khô, phát ra tiếng kêu khi di chuyển, khớp yếu, hạn chế khả năng và phạm vi chuyển động. Viêm khớp gối được phân thành nhiều loại gồm viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp sau chấn thương, viêm khớp do gout.

Thông thường dựa vào phân loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc điều trị khác nhau, bao gồm:

1. Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường và được ưu tiên sử dụng trong thời gian đầu điều trị viêm khớp gối. Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ, có tác dụng kiểm soát cơn đau nhẹ và giảm sưng khớp. Ngoài ra Paracetamol còn có tác dụng cải thiện tình trạng nóng đỏ ở vùng da quanh khớp và hạ sốt ở những trường hợp có nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định

Paracetamol không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase
  • Thiếu máu nhiều lần
  • Những người có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến phổi, tim, gan, thận.

Liều dùng thuốc Paracetamol

Liều dùng thuốc Paracetamol như sau:

Liều dùng Paracetamol giảm đau do viêm khớp gối ở trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Uống 10 – 15mg/ kg trọng lượng/ lần, uống Paracetamol mỗi 4 đến 6 giờ.
  • Liều tối đa: 5 liều trong 24 giờ và 75mg/ ngày.

Liều dùng Paracetamol giảm đau do viêm khớp gối ở người lớn

  • Liều khuyến cáo: Uống 325 – 600mg/ lần, uống Paracetamol mỗi 4 đến 6 giờ. Không dùng thuốc quá 4 ngày.

Tác dụng phụ

Mặc dù ít gặp nhưng Paracetamol vẫn có khả năng gây ra một số phản ứng dị ứng sau:

  • Đau miệng
  • Khó thở
  • Dị ứng, nổi mẩn da
  • Vàng da, vàng mắt
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Giảm cân
  • Sốt.

Giá bán tham khảo

Paracetamol đang được bán trên thị trường với giá 32.500 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg.

Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường và được ưu tiên sử dụng trong thời gian đầu điều trị viêm khớp gối

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng khi Paracetamol không được dung nạp tốt hoặc không có khả năng kiểm soát cơn đau do viêm khớp gối.

Thuốc chống viêm không steroid được phân thành hai loại với khả năng điều trị khác nhau. Cụ thể: NSAID không chọn lọc, NSAID ức chế chọn lọc COX-2. Tuy nhiên cả hai đều có tác dụng chính gồm chống viêm và giảm đau.

Đối với những trường hợp bị đau và viêm khớp gối ở mức độ nhẹ đến trung bình, người bệnh được dùng NSAID không chọn lọc. Các thuốc thường được dùng gồm ibuprofen, aspirin, naproxen, diclofenac…

Ở những trường hợp viêm và đau nặng hơn, NSAID ức chế chọn lọc COX-2 sẽ được chỉ định. So với NSAID không chọn lọc, khả năng dung nạp ở đường tiêu hóa của NSAID ức chế chọn lọc COX-2 tốt hơn. Vì thế thuốc thường mang đến hiệu quả điều trị cao hơn và ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn.

Etoricoxib, valdecoxib, lumiracoxib, celecoxib, rofecoxib, etodolac, meloxicam… là các NSAID ức chế chọn lọc COX-2 thường được sử dụng.

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Bệnh nhân bị suy thận, suy gan mức độ nặng
  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Có bệnh lý chảy máu nhưng không được kiểm soát
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối
  • Bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định tương đối

  • Hen phế quản
  • Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
  • Nhiễm trùng đang tiến triển.

Liều dùng thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Celecoxib)

Liều dùng Ibuprofen điều trị viêm khớp gối ở trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Dùng 30 – 40mg Ibuprofen/ kg trọng lượng/ ngày, chia thuốc thành 3 – 4 lần dùng.

Liều dùng Ibuprofen điều trị viêm khớp gối ở người lớn

  • Liều khuyến cáo: Uống 400 – 800mg Ibuprofen/ lần, dùng thuốc mỗi 6 đến 8 giờ.

Liều dùng Celecoxib điều trị viêm khớp gối ở trẻ em

  • Trẻ em từ 10 – 25kg: Uống 50mg Celecoxib/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Trẻ em trên 25kg: Uống 100mg Celecoxib/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.

Liều dùng Celecoxib điều trị viêm khớp gối ở người lớn

  • Liều khuyến cáo: Uống 100 – 200mg Celecoxib/ lần, mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
  • Liều tối đa: 400mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc chống viêm không steroid:

  • Chóng mặt
  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Đầy hơi
  • Ù tai
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Phản ứng dị ứng
  • Loét dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết
  • Tiêu chảy…

Giá bán tham khảo

  • Ibuprofen: 80.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Ibuprofen 400mg.
  • Celecoxib: 57.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên Celecoxib 200mg.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được dùng khi Paracetamol không có khả năng kiểm soát cơn đau do viêm khớp gối

3. Thuốc giảm đau nhóm Opioid (thuốc giảm đau gây nghiện)

Opioid (thuốc giảm đau gây nghiện) là thuốc trị viêm khớp gối được sử dụng khi cơn đau không có biểu hiện thuyên giảm sau một thời gian dùng Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoài ra thuốc còn được dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp gối gây đau nặng.

Opioid hoạt động dựa trên cơ chế ức chế trung ương, có khả năng xoa dịu cảm giác đau nhức ngay từ liều dùng đầu tiên. Tuy nhiên việc dùng thuốc nhiều ngày có thể gây nghiện, đặc biệt là những trường hợp dùng Pethidin và Morphin.

Tùy thuộc vào từng trường hợp, bệnh nhân có thể được dùng Tramadol phối hợp với Paracetamol trong thời gian đầu điều trị hoặc dùng Pethidin/ Morphin.

Chống chỉ định

Thuốc giảm đau nhóm Opioid không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh gan nặng hoặc suy giảm chức năng gan nặng
  • Suy thận nặng
  • Tổn thương não, tăng áp lực nội sọ
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Lú lẫn, co giật, kích động
  • Đang điều trị với thuốc ức chế MAO hoặc thời gian ngừng dùng thuốc chưa đến 14 ngày
  • Bệnh phổi nghẽn mạn tính, suy hô hấp
  • Hen phế quản.

Liều dùng thuốc (Pethidin) trị viêm khớp gối

Liều dùng Pethidin cho người lớn

  • Liều khuyến cáo: Uống hoặc tiêm bắp 50 – 150mg Pethidin/ lần.

Liều dùng Pethidin cho trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Uống hoặc tiêm bắp 1 – 1,8mg Pethidin/ kg trọng lượng/ lần.
Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Thuốc giảm đau nhóm Opioid được dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp gối làm phát sinh cơn đau nặng

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện, bao gồm:

  • Khô miệng
  • Buồn nôn và nôn
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Suy giảm hô hấp
  • Ngất
  • Co thắt đường mật
  • Nổi mày đay

4. Corticoid

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối do gout) với mục đích kiểm soát tình trạng viêm và sưng đỏ ở khớp tổn thương. Ngoài ra Corticoid còn có tác dụng giảm đau và giảm nguy cơ phát sinh các đợt viêm khớp cấp tính.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thời gian phát bệnh, bệnh nhân có thể được dùng Corticoid đường uống (dạng viên) hoặc dùng Corticoid đường tiêm (tiêm trực tiếp vào trong khớp).

Chống chỉ định

Corticoid không được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Loãng xương
  • Viêm gan A hoặc viêm gan B
  • Nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn nhưng chưa được kiểm soát.

Cần thận trọng khi dùng Corticoid cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường
  • Người cao tuổi
  • Trẻ em
  • Phụ nữ cho con bú hoặc đang mang thai
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày.

Liều dùng Corticoid

Liều dùng Corticoid trong điều trị viêm khớp gối phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, dạng bào chế, độ tuổi và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Tác dụng phụ

Việc dùng Corticoid với liều cao hoặc kéo dài thời gian điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ sau:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Loãng xương
  • Tăng đường huyết
  • Tăng huyết áp
  • Chậm lớn ở trẻ em
  • Da teo mỏng, chậm lành vết thương, dễ bầm tím
  • Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, glocom
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
  • Hội chứng Cushing.
Corticoid
Dựa vào mức độ nặng nhẹ và thời gian phát bệnh, bệnh nhân có thể được dùng Corticoid đường uống hoặc đường tiêm

5. Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm khớp gối. Nhóm thuốc này có khả năng làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm tiến triển. Đồng thời giúp bảo vệ mô khớp khỏi những tổn thương và phá hủy do viêm.

Ngoài ra thuốc chống thấp khớp còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, phù hợp với những bệnh nhân bị viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, u sùi dạng nấm, ung thư xương, ung thư sụn…

Những loại thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng gồm Sulfasalazine, Methotrexate, Hydroxychloroquine…

Chống chỉ định

Thuốc chống thấp khớp không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Suy thận nặng
  • Rối loạn gan
  • Suy dinh dưỡng
  • Bệnh thận nặng
  • Bệnh nhân bị rối loạn tạo máu trước đó (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu giảm sản tủy xương, thiếu máu lâm sàng nghiêm trọng)
  • Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch
  • Xơ gan, viêm gan
  • Người uống nhiều rượu.

Liều dùng thuốc chống thấp khớp

Liều dùng thuốc chống thấp khớp (DMARDs) trong điều trị viêm khớp gối phụ thuộc vào loại thuốc được chỉ định, mức độ nghiêm trọng, dạng bào chế, độ tuổi và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian điều trị viêm khớp gối với thuốc chống thấp khớp, bao gồm:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Viêm miệng
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy
  • Phản ứng da
  • Rung tóc
  • Tăng rõ rệt enzym gan
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Loét âm đạo
  • Chảy máu mũi
  • Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu
  • Viêm phổi, xơ phổi
  • Ngứa

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Giảm tình dục
  • Liệt dương
  • Trầm cảm
  • Lú lẫn.
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) có khả năng làm giảm và ngăn chặn viêm tiến triển, bảo vệ mô khớp khỏi những tổn thương

6. Diacerein

Diacerein thuộc nhóm thuốc Anthraquinon, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Là thuốc chữa viêm khớp gối do thoái hóa, có tác dụng làm chậm quá trình tổn thương khớp và giảm viêm khớp ở mức độ nặng.Thông thường trong giai đoạn đầu điều trị hoặc khi bị đau nhiều, Diacerein được sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau.

Đối với những bệnh nhân bị viêm khớp do thoái hóa khớp nặng, người bệnh có thể được tiêm thay thế dịch khớp với mục đích bôi trơn, phục hồi và nuôi dưỡng sụn khớp. Hoặc tiêm Diacerein phối hợp với thuốc giảm đau chứa corticoid để kiểm soát triệu chứng và ngăn thoái hóa.

Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây không được yêu cầu sử dụng thuốc Diacerein:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dị ứng với dẫn xuất anthraquinon
  • Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân bị suy thận, trẻ dưới 15 tuổi hoặc bệnh nhân đang điều trị với thuốc nhuận tràng, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Liều dùng thuốc Diacerein

Trong điều trị viêm khớp gối, thuốc Diacerein thường được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Liều khởi đầu: Uống 50mg Diacerein/ ngày, duy trì liều dùng trong 1 đến 2 tuần.
  • Tăng liều: Tăng lên 50mg Diacerein/ lần x 2 lần/ ngày.

Điều chỉnh liều dùng thuốc cho những bệnh nhân đang bị suy thận.

Lưu ý khi điều trị với Diacerein

  • Thuốc Diacerein nên được sử dụng cùng với bữa ăn
  • Tác dụng khởi đầu của thuốc Diacerein chậm. Tác dụng điều trị thường được thể hiện sau 2 đến 4 tuần điều trị.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc Diacerein gồm:

  • Đau bụng
  • Tăng nhu động ruột
  • Nước tiểu vàng sậm
  • Tiêu chảy nghiêm trọng
  • Buồn nôn và nôn
  • Phản ứng da dị ứng
  • Tăng mức men gan
  • Vàng da, vàng mắt…

Giá bán tham khảo

Thuốc Diacerein đang được bán trên thị trường với giá 313.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Diacerein 50mg.

Diacerein
Diacerein làm chậm quá trình tổn thương khớp và giảm viêm khớp ở mức độ nặng, chữa viêm khớp gối do thoái hóa

7. Chondroitin sulfat

Đối với trường hợp bị viêm khớp gối, bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng Chondroitin (điều trị đơn độc) hoặc sử dụng Chondroitin sulfat kết hợp với Glucosamine. Chondroitin sulfat có khả năng hỗ trợ phục hồi và điều trị các bệnh lý xương khớp.

Chondroitin sulfat phát huy tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của enzym phá hủy sụn và có nhiệm vụ tương tự như chất xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic. Trong khi đó acid hyaluronic chính là hoạt chất có khả năng giúp xương khớp diễn ra tốt hơn.

Ngoài ra Chondroitin sulfat có tác dụng làm suy giảm quá trình hình thành tân mạch. Vì thế thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Chống chỉ định

Không thể dùng Chondroitin sulfat cho những trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân bị tai biến tim mạch
  • Bệnh nhân bị bỏng diện rộng hoặc mới đại phẫu thuật
  • Những người cần tạo tân mạch như trẻ em, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai
  • Những người cần phát triển cơ bắp như vận động viên cử tạ hoặc tập thể hình.

Liều dùng Chondroitin sulfat

  • Liều khuyến cáo: Uống 200 – 400mg/ lần x 2 – 3 lần/ ngày hoặc uống 1000 – 1200mg/ lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Chondroitin sulfat có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau dạ dày
  • Hen suyễn
  • Phù mi mắt
  • Phù chi dưới
  • Triệu chứng ở da
  • Rụng tóc
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Ngứa
  • Buồn nôn, nôn
  • Nổi mề đay.
Chondroitin sulfat
Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ phục hồi và điều trị các bệnh lý xương khớp

LƯU Ý: Các thuốc trị viêm khớp gối kể trên chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không thể sử dụng kéo dài vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh viêm khớp gối muốn điều trị bệnh hiệu quả nên sử dụng bài thuốc đặc trị an toàn, không gây tác dụng phụ từ Y học cổ truyền. Đây là xu hướng điều trị bệnh xương khớp được đa số các chueyen gia khuyên dùng. 

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị viêm khớp gối

Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc, bớt hoặc thêm các loại thuốc từ bên ngoài.
  • Duy trì thời gian dùng thuốc đúng với chỉ định để điều trị hiệu quả và hạn chế phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Cần thông báo với bác sĩ về bệnh sử và những loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc hoặc khiến những bệnh lý khác trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc điều trị để tránh phát sinh rủi ro.
  • Nếu không nhận thấy hiệu quả sau 5 – 7 ngày dùng thuốc, người bệnh cần gặp và trao đổi với bác sĩ đề được chữa bệnh với một loại thuốc thích hợp hơn.
  • Cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa khi loại thuốc trị viêm khớp gối đang sử dụng gây tác dụng phụ.
  • Không tự ý uống nước sắc thảo dược trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối.
  • Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần ăn uống đủ chất và duy trì thói quen luyện tập bảo vệ và duy trì chức năng của khớp gối. Ngoài ra người bệnh cần tránh thực hiện những hoạt động mạnh hoặc công việc nặng làm ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối. Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là khi có cơn đau.
  • Đối với những trường hợp nặng, người bệnh cần sử dụng thuốc phối hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương và phục hồi bệnh.

Trên đây là danh sách các thuốc trị viêm khớp gối – Giảm đau viêm tốt nhất và thường được chỉ định. Tuy nhiên để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn, bệnh nhân cần thăm khám và chẩn đoán xác định, sau đó dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh nên áp dụng thêm các phương pháp điều trị khác (tùy theo mức độ nặng nhẹ) để đạt hiệu quả tối đa.

Xem thêm: Tràn dịch khớp gối

Câu hỏi liên quan
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết

Bình luận (35)

  1. Chinh Phạm says: Trả lời

    Viêm khớp gối ở bệnh nhân di chứng liệt do nhồi máu não cách đây 2 năm thì chữa kiểu gì, uống thuốc phối thuốc kiểu gì

  2. Đường Ngô says: Trả lời

    Cách đây 7 năm tôi bị ngã dập gãy xương bánh chè bên phải, có phẫu thuật các thứ xong thì thấy cũng ổn định lại dần, tuy nhiên cứ thay đổi thời tiết là xuất hiện đau nhức khớp gối phải, có đi khám uống giảm đau các kiểu nhưng không đỡ. Hiện tại tôi muốn điều trị bằng đông y, cho hỏi có ai đã dùng hoặc đang dùng thuốc quốc dược phục cốt khang chưa, có hiệu quả như báo nói không vậy

    1. Tạ Tú Quyên says:

      Bạn có muốn chữa gì thì nên tìm hiểu rồi hỏi bác sĩ thì hơn, chứ năm ngoái mẹ tôi cũng nghe trên mạng rồi bị lừa mua thuốc đông y chữa xương khớp mà về uống không hề có tác dụng gì cả, hỏi ra thì thuốc đó không có nhãn mác gì hết, mà được rao bán trên mạng bảo của thầy này thầy kia, chưa kể còn là thuốc trộn nữa, may sao tôi phát hiện sớm không cho uống nên không bị làm sao

    2. Trần Na says:

      Thuốc nào thì kb nhưng thấy hôm nọ bên vtv2 có đưa tin giới thiệu về tt với bài thuốc quốc dược này chữa xk, thấy cũng nói cụ thể, bs lên chia sẻ đàng hoàng nên chắc là hiệu quả đấy, với lại lên cả truyền hình thì cũng đảm bảo là k ảnh hưởng đến sức khỏe đâu, bài đó đây nhé

    3. Nghĩa Hoàng says:

      Tôi mới uống sang tháng thuốc thứ 2 thôi tuy nhiên là thấy tình trạng bệnh cũng đỡ đi đấy, đỡ đau nhiều, tình trạng sưng viêm giảm hẳn luôn rồi, nhưng phải công nhận 1 điều là thuốc đông y kiểu này tác dụng khá chậm, muốn khỏi thì phải kiên trì đấy

    4. Minh says:

      Thế là phải uống lâu lắm hở bác, bác uống 2 tháng thì đã khỏi được chưa hay phải uống thêm nữa vậy, tại tôi ngại cái khoản đun sắc thôi chứ uống lâu mà khỏi được thì cũng cố uống được thôi

    5. Phạm Thị Bích Hậu says:

      Bên này có dạng bào chế sẵn rồi chứ không cần phải tự sắc đâu, thuốc dạng viên cao mềm, nhai trực tiếp hoặc pha với nước nóng cho tan ra là uống được luôn, ngoài ra có cồn xoa bóp cũng dễ dùng à. Còn cái thời gian chữa thì mỗi người mỗi khác vì có phải ông nào bệnh cũng như nhau đâu, còn phải xem bác sĩ khám rồi coi xem mức độ bệnh ở đâu thì mới biết được, mà theo như tôi thấy thì trung bình khoảng 3 tháng thôi

  3. Nguyễn Thế Anh says: Trả lời

    Có thuốc nào thích hợp cho mẹ sau sinh mà đang cho con bú không, vợ tôi từ lúc mang thai là có triệu chứng đau rồi, mà bầu bí nên không dám uống gì cả, giờ con được hơn 5 tháng mới dám tìm hiểu thuốc uống

    1. Dung Phan says:

      Con đang bú thì uống thuốc làm gì, lấy lá ngải cứu với lá lốt, giã nát ra thêm với ít muối trắng, sau đó quấn khăn rồi đắp lên khớp gối, duy trì khoảng 2 tuần thì sẽ giảm đau được

    2. Phùng Thạch says:

      Mẹo dân gian thì cũng chỉ là tạm thời thôi, không được lâu dài đâu, nói an toàn thì an toàn thật nhưng mà nên đi chữa sớm dứt điểm thì sau này đỡ khổ, đang cho con bú thì có thể suy nghĩ nên uống thuốc đông y đi, chứ thuốc tây chữa xương khớp toàn loại thuốc có tác dụng mạnh, sợ nó thải qua đường sữa mẹ cũng nguy

  4. Vũ Trâm says: Trả lời

    Bệnh xương khớp thì cứ đi xoa bóp bấm huyệt cho khỏe người chứ vài ba viên thuốc nó chỉ được vài ba hôm, sau lại đau lại, uống có mà uống cả đời cũng chả khỏi cho

    1. Trọng Nghĩa says:

      Tôi lại thấy xoa bóp bấm huyệt kể cả châm cứu thì nó cũng chỉ chữa triệu chứng thôi, nó cũng y như thuốc tây ấy, chữa được bề nổi, còn muốn chữa tận gốc chữa nguyên nhân thì dùng đông y tốt lắm

    2. Đặng Phương Cúc says:

      Cái gì cũng có ưu nhược điểm cả, tôi điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc, kết hợp cả châm cứu bấm huyệt với cả uống thuốc đông y, châm cứu thì thấy hiệu quả từ hôm đầu rồi, còn về thuốc thì thời gian uống lâu, nhưng nếu uống đủ liệu trình thì bệnh sẽ thuyên giảm nhiều, mà còn dự phòng được tái phát

    3. Bảo Nhàn says:

      Cô chữa ở cơ sở nào vậy ạ, nếu mà ở HN thì cô cho con xin bác sĩ khám cho cô với cả thời gian cô đến khám được không ạ, chứ con tra mà không thấy lịch khám của bác sĩ của bên trung tâm này

    4. nguyên hân says:

      cơ sở hà nội thì b có thể hỏi khám bs Lan nhé, bs có nhiều năm kinh nghiệm và đã chữa khỏi cho hàng ngàn bn rồi, tg làm việc cụ thể thì m ko có nhưng b có thể gọi qua hotlien tt để hỏi, tiện thể hẹn lịch khám với bs luôn thì lúc b đến sẽ ko phải chờ

  5. Châu Tú says: Trả lời

    Corticoid mà cũng đưa vô chữa được á hả, thế sao mấy thuốc mà dính phốt mà chữa cho bệnh nhân xương khớp uống vô rồi phù hết cả người đấy, toàn nói do uống phải corticcoid cơ mà

    1. Cẩm Huyền says:

      Vấn đề nó nằm ở liều lượng ấy, chứ cái này nó là thuốc kháng viêm, bác sĩ có thể chỉ định trong nhiều bệnh chứ không chỉ mỗi xương khớp đâu, nhưng mà uống đúng liều thì không sao, còn mấy người mà uống vô rồi bị phù là toàn do quá liều, còn dùng trong thời gian dài không kiểm soát nữa

    2. Trần Thị Ý says:

      Đúng rồi, thấy nhiều người cứ đọc được thuốc gì chữa tốt là đi mua rồi về uống mà không tìm hiểu, sau vỡ lẽ ra thì mới nhờ tới bác sĩ, nản thật luôn, tôi đọc bài này thấy cũng có nhiều người bắt đầu cũng muốn tự mua uống rồi, chả hiểu nghĩ thế nào

  6. Linh Nga says: Trả lời

    Mình mấy tuần nay thấy đau khớp gối nên có đi khám chụp phim thì có gai xương khớp gối, đau tăng khi vận động quá sức thì nên điều trị như nào được

    1. Phạm Thị Loan says:

      Đau quá thì uống giảm đau thôi chứ khớp thoái hóa thì chữa thế nào được, tôi bị cả năm nay rồi toàn phải cố chịu vậy thôi, đỡ được đến đâu thì đến

    2. Hoa Hương says:

      Uống giảm đau nhiều cũng chả có lợi, tôi thời gian đầu phát hiện ra bệnh cũng đi khám xong lấy về uống, hết thuốc mà bệnh cũng không giảm được bao nhiêu lại tự mua thuốc ngoài về uống, bây giờ thì sinh thêm bệnh đau dạ dày đây

    3. Lê Thắm says:

      Chị Linh Nga bị tầm giai đoạn 2 rồi, có thể suy nghĩ điều trị bằng thuốc nam bên thuốc dân tộc xem, tôi bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3, ngoài có gai xương thì còn bị hẹp khe khớp, uống quốc dược phục cốt khang hơn 2 tháng thì không còn đau nữa, hơn nữa chữa bằng thuốc nam thì không phải lo nó gây tác dụng phụ như kiểu thuốc tây, dạ dày gan thận gì bình thường hết. Trong đây có nói khá chi tiết về bài thuốc, chị có thể vào tìm hiểu thêm

    4. Mạc Giang says:

      Một đợt thuốc điều trị kiểu này thì hết tầm bao nhiêu vậy, chữa đến lúc khỏi thì tổng thiệt hại bao nhiêu nữa kể cả tiền khám?

    5. Ng Hồng Nhung says:

      Hồi mẹ t khám thì nghe bảo hơn 3tr mà đó chỉ là 1 tháng thui, giá cụ thể thì chắc k có đâu, tại chỗ này dựa vào tình trạng thực tế từng ng bệnh mà lên đơn đó, còn khám thì có 2 lít lần đầu, sau đó đi khám lại thì free hay sao đó, chị cứ đến khám là rõ nhất

  7. Nguyễn Kiều Phụng says: Trả lời

    Trong này không thấy nhắc đến glucosamin nhờ, thấy loại này hay được chỉ định trong các bệnh khớp nói chung, mà khớp gối nói riêng thấy nhiều bác sĩ hay kê lắm mà

    1. Vân Anh says:

      Tôi thấy nó cứ như tpcn thôi, ra hiệu thuốc họ bán cho cả hộp chả cần đơn gì, con tôi ở nước ngoài thấy cũng mua về gửi về mấy lọ đây mà thấy tác dụng gì đâu

    2. liên.hồng says:

      mình thấy uống khá ok đấy chứ. cũng có giảm đau tuy chỉ là tạm thời nhưng còn đỡ hơn là không có gì. cơ chế của thuốc này là làm tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp. dùng trong các trường hợp bị thoái hóa cũng hiệu quả

  8. Tống Lộ says: Trả lời

    Thuốc chống thấp khớp là uống để dự phòng bệnh viêm khớp gối thôi à, có chống được viêm khớp dạng thấp không vậy, tôi muốn mua về uống

    1. Bùi Gia Tuệ says:

      Nó chính là thuốc đầu tay được sử dụng trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp đấy, mà bác định tự mua uống thì khuyên thật là không nên, vì thuốc này nằm trong nhóm thuốc ức chế miễn dịch, phải có chỉ định cụ thể, liều lượng và thời gian dùng chính xác, nếu không sẽ để lại tác dụng phụ nghiêm trọng

  9. Lê Thư says: Trả lời

    Ba em trước bị tràn dịch khớp gối 1 lần rồi, sau đi chữa thì hết, nhưng từ ngày ba em bị tràn dịch đó đến giờ là ba hay bị đau, ba thích đi xe đạp thể thao mỗi sáng nhưng từ ngày bị là đau không đạp xe được luôn, mà ba uống thuốc tây thì không được lâu cứ đau lại suốt, em đang tính mua thuốc đông y cho ba uống mà chữa rõ thế nào, có tốt hơn thuốc tây không?

    1. Phan Thị Hằng says:

      Có thể tham khảo kinh nghiệm chữa của tôi, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng đối với 1 người bị cả chục năm nay bây giờ có thể tự mình vận động đi lại mà không cần người giúp như tôi thì đã cảm thấy tốt lắm rồi. Tôi cũng bị tràn dịch, bị sưng to 1 cục ở mặt sau khớp gối, mà tôi chủ quan không đi chữa sớm, để lâu nó cứng lại, đi viện k khám rồi phẫu thuật luôn. Tuy nhiên sau đó 1 năm cũng bị đau lại, nói chung khoảng thời gian đó khổ sở lắm, đi lại chỉ được 1 lúc thì phải nghỉ chứ không nó nhức buốt không đứng được. Tôi chịu cảnh này hơn 3 năm, may mà năm ngoái, có đứa cháu nó học ngành y, nhờ nó hỏi cho có thuốc nào chữa khớp gối tốt thì chỉ cho. Sau về thì cháu nó bảo bên thuốc dân tộc có bài thuốc quốc dược phục cốt thang chữa khỏi cho rất nhiều người, cũng là chỗ trung tâm uy tin có thể tin tưởng. Nghe vậy thì tôi cũng đăng ký đến khám luôn, sau khi khám thì bác sĩ ở đây có cho thuốc về, liệu trình thuốc 3 tháng, trong thời gian dùng thuốc sẽ được bác sĩ bên cạnh theo dõi tình hình và có thể điều chỉnh thuốc sao cho thích hợp. Thuốc tác dụng khá chậm, tôi uống phải sang tuần thứ 2 thì mới thấy giảm đau, đến 1 tháng thì đau cũng giảm được 3,4 phần. Có thể đi lại loanh quanh trong nhà ngoài sân được rồi, hết tháng thứ 3 thì thuyên giảm được hẳn 8 phần, đi lại vận động nhẹ nhàng không còn đau nữa. Hiện tại thì tôi nhận thấy sức khỏe của mình rất tốt

    2. Nguyễn Ngọc Yến Nhi says:

      Thuốc này là thuốc phải uống liên tục hay có được cách ra để uống không cô, cháu cũng muốn mua về cho bố mẹ uống mà khổ nỗi cháu cứ cách tháng là phải đi công tác không ở nhà được, mà bố mẹ cháu thì ở quê không tiện đi mua được

    3. nhiên hạ says:

      phải uống theo liệu trình liên tục theo đúng chỉ định á bạn, nếu không tiện thì bạn có thể bảo 2 bác ở nhà liên hệ bên bác sĩ trung tâm khám onl cho, sau đó thì sẽ gửi thuốc về nhà, với cả bác sĩ có thể trao đổi trực tiếp bệnh nhân thì sẽ cụ thể với cả chữa cũng hiệu quả hơn á, bạn có thể gọi điện vô số 0979 509 155 nhờ trung tâm tư vấn cho này, tôi cũng nhờ cách này mà đỡ thời gian đi lại đấy

    4. Phuong Tam says:

      Toi lan dau tim hieu de chua bang dong y nen khong ro lam ve trung tam nay lam, thay ban co kham tu xa ma khong co trung tam co van de gi a, tai gan day nhieu trung tam dong y cung tai tieng nhieu nen cung hoi so chua tu xa kieu nay

    5. Khánh Trương says:

      Trung tâm được thành lập hơn chục năm rồi, mà chữa cũng có tiếng trong ngành ấy chị, có nhiều bác sĩ trước từng làm ở các bệnh viện lớn, sau nghỉ hưu thì về đây công tác nên cũng uy tín đấy chị, chị có thể vào đây đọc thêm để hiểu rõ hơn về trung tâm này

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua