Đau Khớp Háng
Đau khớp háng là một triệu chứng phổ biến có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm gãy xương, nhiễm trùng khớp hoặc liên quan đến các bệnh lý viêm khớp. Xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các rủi ro liên quan.
Dấu hiệu và triệu chứng đau khớp háng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp háng, người bệnh có thể cảm thấy đau và khó chịu ở một số khu vực như:
- Đùi trong;
- Bên trong khớp háng;
- Háng;
- Bên ngoài khớp háng;
- Mông.
Đôi khi cơn đau có thể đến từ các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như lưng hoặc bẹn và lan đến hông.
Tình trạng đau khớp háng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động, đặc biệt là khi cơn đau liên quan đến bệnh viêm khớp. Ngoài ra, cơn đau có thể gây hạn chế phạm vi chuyển động và khiến người bệnh đi khập khiễng do đau hông mãn tính.
Nguyên nhân gây đau khớp háng trái – phải
Đau khớp háng được mô tả là một cơn đau buốt hoặc đau rát và có cường độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Háng là một khớp lớn trong cơ thể và có độ bền cao. Tuy nhiên khớp háng có thể bị tổn thương theo thời gian và quá trình sử dụng. Ngoài ra, các cơ bắp và gân ở khớp háng cũng có thể bị hao mòn theo tuổi tác và góp phần dẫn đến đau khớp háng.
Cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến đau khớp háng bao gồm:
1. Đau phía trước khớp háng
Đau khớp háng ở phía trước có thể là dấu hiệu của các vấn đề bên trong khớp, chẳng hạn như viêm, nhiễm trùng hoặc gãy xương. Cơn đau này dẫn đến cảm giác đau bên trong khớp hàng và xung quanh khớp háng. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:
– Viêm xương khớp:
Viêm xương khớp háng hay thoái hóa khớp háng xảy ra khi sụn khớp háng bị hao mòn theo thời gian. Khi sụn khớp bị xơ hóa và thoái hóa theo thời gian hoặc do các chấn thương hông – háng trong quá khứ, có thể dẫn đến thu hẹp không gian giữa các xương của khớp háng. Điều này khiến các khớp xương va chạm, ma sát vào nhau và dẫn đến đau đớn.
Tùy theo mức độ thoái hóa khớp mà cơn đau khớp háng có thể là đau âm ỉ, nhức nhói hoặc đau buốt. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động và được cải thiện khi được nghỉ ngơi.
– Viêm khớp:
Gãy xương hông hoặc phần trên của xương đùi có thể xảy ra sau một cú ngã, chấn thương trực tiếp hoặc va chạm thể thao. Đôi khi tình trạng gãy xương này có thể xảy ra sau các hoạt động lặp lại thường xuyên.
Gãy xương do các hoạt động lặp lại là tình trạng phổ biến nhất, thường gặp ở các nữ vận động viên bị rối loạn ăn uống và kinh nguyệt bất thường. Ngoài ra, sử dụng steroid, hút thuốc lá và các tình trạng y tế khác cũng có thể làm yếu xương và dẫn đến gãy xương.
Tùy thuộc vào loại gãy xương người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau khớp háng âm ỉ hoặc đau đớn dữ dội. Các trường hợp gãy xương sau một cú ngã hoặc chấn thương trực tiếp cần được chăm sóc y tế phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.
– Viêm bao hoạt dịch:
Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, đóng vai trò như một lớp đệm ở giữa các khớp, cơ và gân. Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi bao hoạt dịch bị kích ứng và viêm.
Viêm bao hoạt dịch ở khớp háng thường phổ biến ở vận động viên chạy bộ hoặc cầu thủ bóng đá. Điều này dẫn đến các đau khớp háng ở phía trước và lan đến vùng đùi hoặc vùng mông. Đôi khi người bệnh có thể có cảm giác điện giật ở khớp háng.
– Căng cơ hông:
Căng cơ hông là tình trạng căng hoặc rách cơ ở hông. Cơ gập hông, chẳng hạn như cơ iliopsoas hoặc cơ đùi trực tràng, thường dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến căng cơ ở hông.
Căng cơ hông có thể xảy ra do sử dụng quá mức hoặc sau một số chấn thương trực tiếp. Dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là gây đau khớp háng ở phía trước. Ngoài ra, đôi khi tình trạng này cũng có thể dẫn đến sưng, hạn chế cử động và yếu cơ bắp.
– U xương khớp háng:
Tình trạng u xương khớp háng xảy ra khi xương khớp háng không nhận đủ lượng máu cung cấp sẵn, điều này khiến các tế bào xương chế đi và phá hủy khớp háng. Phần lớn các trường hợp u khớp háng là do sử dụng corticosteroid trong thời gian dài và uống quá nhiều rượu.
Dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là gây đau khớp háng. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi bộ. Ngoài ra, đôi khi cơn đau có thể lan đến đùi, mông và đầu gối.
– Nhiễm trùng khớp háng:
Nhiễm trùng khớp háng hay viêm khớp nhiễm trùng, có thể là nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm gây sưng, nóng và hạn chế cử động ở hông. Đôi khi người bệnh có thể bị sốt.
– Ung thư xương:
Ung thư xương nguyên phát và ung thư di căn xương đều có thể gây đau khớp háng. Cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, tuy nhiên nếu khối u tiến triển, người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau âm ỉ liên tục ở khớp háng.
Các dấu hiệu khác bao gồm gây sưng xung quanh vùng hông, giảm cân không rõ lý do và mệt mỏi bất thường. Ngoài ra, xương có thể bị suy yếu do ung thư, điều này khiến xương trở nên dễ gãy hơn.
2. Đau ở bên hông khớp háng
Đau hông là tình trạng đau khớp háng ở hai bên hông trái và phải. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:
– Viêm bao hoạt dịch khớp háng:
Viêm bao hoạt dịch khớp háng hay viêm bao hoạt dịch mấu chuyển (Trochanteric Bursitis) dẫn đến một cơn đau buốt ở bên hông, thường có thể lan xuống đùi và đầu gối. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm khi người bệnh ngủ và đè lên phần háng bị tổn ảnh hưởng. Ngoài ra, các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy cũng có thể kích thích khớp háng và gây đau.
Nếu không được điều trị thích hợp, cơn đau có thể phát triển thành cơn đau nhức và lan ra một vùng rộng lớn ở hông. Khớp hông cũng có thể bị sưng và khiến người bệnh đi khập khiễng.
– Hội chứng hông vũ công:
Hội chứng hông vũ công (Snapping Hip Syndrome) dẫn đến cảm giác đau nhói hoặc có âm thanh ở khớp háng đi bộ hoặc thực hiện một số chuyển động khác, chẳng hạn như đứng dậy khỏi ghế ngồi. Tình trạng này xảy ra khi một hoặc nhiều cơ, gân hoặc các mô mềm khác di chuyển bên trên khớp háng.
Tình trạng này thường phổ biến ở những người tham gia các môn thể thao uốn cong hông, chẳng hạn như vũ công hoặc diễn viên múa bale.
3. Đau ở phía sau háng
Đau khớp háng từ phía sau là cảm giác đau ở bên ngoài vùng mông hoặc hông. Tình trạng này thường liên quan đến cơ, gân hoặc dây chằng bao quanh khớp háng. Các nguyên nhân chính dẫn đến cơn đau này bao gồm:
– Căng cơ gân kheo:
Căng cơ gân kheo thường xảy ra da cơ bị vặn hoặc kéo căng một cách nhanh chóng. Tình trạng này có thể dẫn đến đau khớp háng, đau mông hoặc đau ở phía sau hông.
– Tổn thương khớp cùng chậu:
Khớp cùng chậu là khớp nối cột sống và xương chậu. Tổn thương khớp xương chậu bao gồm viêm khớp, nhiễm trùng khớp và chấn thương dây chằng, có thể dẫn đến đau khớp háng. Cơn đau thường là đau buốt hoặc bỏng rát, thường nghiêm trọng hơn khi đứng và đi bộ. Đôi khi cơn đau có thể lan từ khớp háng đến khu vực phía sau chân.
– Hội chứng cơ hình lê:
Hội chứng cơ hình lê xảy ra khi dây thần kinh tọa (dây thần kinh lớn phân nhánh từ thắt lưng đến hông, mông và chân) bị kích thích hoặc bị chèn ép bởi cơ hình lê. Tình trạng này dẫn đến đau rát hoặc đau nhức ở khớp háng. Cơn đau có thể di chuyển đến mông và mặt sau của đùi.
Đau khớp háng khi nào cần đến bệnh viện?
Theo khuyến cáo, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nêu tình trạng đau khớp háng xảy ra đột ngột, nghiêm trọng, dữ dội hoặc sau khi té ngã, chấn thương trực tiếp vào khớp háng.
Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng như:
- Sốt;
- Không thể đi bộ hoặc chịu trọng lượng của cơ thể;
- Chân đau hoặc yếu;
- Sưng tấy ở háng, đùi;
- Bầm tím hoặc chảy máu;
- Da ở hông trở nên nóng hoặc ấm.
Các dấu hiệu này có thể liên quan đến một số tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Chẩn đoán đau khớp háng như thế nào?
Để chẩn đoán tình trạng đau khớp háng, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sức khỏe hoặc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp. Tùy thuộc vào chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như, chụp X – quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định các nguyên nhân. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp.
1. Kiểm tra thể chất
Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể ấn vào một số vị trí ở hông, thắt lưng, chân và vùng bụng dưới của người bệnh. Người bệnh cũng có thể được đề nghị thực hiện một số kiểm tra thần kinh để đánh giá mức độ yếu cơ và phản xạ.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh di chuyển chân để đánh giá phạm vi di chuyển của hông, dáng đi, tư thế và khả chịu trọng lượng của người bệnh.
2. Xét nghiệm hình ảnh
Một số hình ảnh xét nghiệm có thể được đề nghị để xác định hoặc hỗ trợ quá trình chẩn đoán tình trạng đau khớp háng. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để chẩn đoán gãy xương hông hoặc các vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp háng hoặc viêm khớp.
Hình ảnh MRI cũng được thực hiện để đánh giá tình trạng gãy khớp háng, nhiễm trùng hoặc hoại tử khớp háng.
Ngoài ra, siêu âm đôi khi cũng được thực hiện để chẩn đoán tình trạng viêm bao hoạt dịch.
3. Xét nghiệm máu
Đối với một số chẩn đoán nghi ngờ nhất định, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để hỗ trợ chẩn đoán. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm số lượng bạch cầu, cấy máu và xét nghiệm tốc độ máu lắng hồng cầu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chọc hút dịch khớp háng để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Dịch khớp háng cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn.
4. Chẩn đoán phân biệt
Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên tình trạng đau khớp háng đôi khi có thể liên quan đến các mô mềm xung quanh khớp. Cụ thể, bác sĩ cần thực hiện chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng như:
- Sỏi thận: Sỏi thận hình thành ở bụng dưới có thể dẫn đến các cơn đau ở háng – hông. Cơn đau có thể lan đến bẹn hoặc đùi trong của người bệnh.
- Đau cơ dị cảm (Meralgia Paresthetica): Tình trạng này gây chèn ép lên một dây thần kinh cảm giác đi qua đùi và bẹn, dẫn đến cảm giác đau rát ở đùi, tê, ngứa ran và đau khớp.
- Bệnh tắc động mạch chủ: Tình trạng này gây tắc nghẽn động mạch chủ, dẫn đến cảm giác đau nhức, chuột rút ở mông, hông, đùi và háng.
- Bệnh lý cơ thắt lưng: Đôi khi các dây thần kinh cảm giác ở xung quanh khớp háng có thể bị kích thích và dẫn đến đau đớn, khó chịu ở khớp háng.
Cách điều trị tình trạng đau khớp háng
Các biện pháp điều trị tình trạng đau khớp háng phụ thuộc vào chẩn đoán và nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên các biện pháp điều trị thường bao gồm tự chăm sóc, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật nếu cần thiết.
1. Tự chăm sóc tại nhà
Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp tự chăm sóc tình trạng đau khớp háng tại nhà trong các trường hợp cơn đau nhẹ và không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Cụ thể, các biện pháp chăm sóc tại nhà phổ biến bao gồm:
- Hạn chế hoặc tránh thực hiện các hoạt động khiến tình trạng đau khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như leo cầu thang;
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ như gậy hoặc khung tập đi để cải thiện tính độc lập và khả năng vận động của khớp háng;
- Khi đau khớp sau khi thực hiện một môn thể thao, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, chườm đá, chườm nóng và nâng cao chân để cải thiện các triệu chứng.
2. Sử dụng thuốc điều trị
Nếu các biện pháp tự chăm sóc không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị đau khớp háng. Có nhiều loại thuốc khác nhau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn để giảm đau một số tình trạng gây đau khớp, bao gồm viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc căng cơ.
Nếu cơn đau nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương hoặc nhiễm trùng khớp háng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc giảm đau opioid để cải thiện các triệu chứng.
Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) để điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc thuốc kháng sinh tiêm qua tĩnh mạch để điều trị viêm khớp nhiễm trùng.
Các loại thuốc giảm đau cần được sử dụng theo hướng dẫn dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không phổ biến trong việc điều trị đau khớp háng. Tuy nhiên, các trường hợp gãy xương hông hoặc thoái hóa khớp háng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, tình trạng đau khớp không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật.
Phẫu thuật bao gồm nội soi khớp háng để điều chỉnh các tổn thương. Nếu tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ có thể đề nghị thay toàn bộ khớp háng.
Phòng ngừa đau khớp háng
Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau khớp háng, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế các nguy cơ với một số biện pháp như:
- Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì;
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin D và canxi để duy trì sức khỏe xương khớp;
- Thực hiện các hoạt động ít tác động, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi xe đạp;
- Thực hiện các động tác khởi động trước khi tập thể dục và thư giãn sau khi luyện tập;
- Mang giày có đệm giày để hỗ trợ hỗ trợ khớp háng, cổ chân khi di chuyển, chạy bộ hoặc vận động;
- Tập Yoga hoặc Thái cực quyền để tăng cường sức khỏe khớp và ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra.
Đau khớp háng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau. Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý khác nhau để cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng vận động của người bệnh. Các cơn đau nghiêm trọng cần được kiểm tra và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị đau khớp háng: Nguyên nhân và điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!