Viêm Khớp Thái Dương Hàm Uống Thuốc Gì Tốt Và Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều độc giả thời gian gần đây. Người bị viêm khớp thái dương hàm có thể được chỉ định cho uống thuốc giảm đau, NSAID, thuốc giãn cơ… Những loại thuốc này chủ yếu chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm và ngăn bệnh tiến triển hiệu quả. Để dùng thuốc đúng cách và đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì
Tìm hiểu viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì tốt và những điều cần lưu ý khi điều trị

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì tốt?

Viêm khớp thái dương hàm còn được gọi là viêm khớp nhai, rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng rối loạn, viêm khớp hàm và những cơ mặt xung quanh (cân cơ, cơ nhai…). Tình trạng rối loạn khiến khớp co cứng kèm theo đau nhức, khó thực hiện các hoạt động bình thường (nhai, nói chuyện…), có âm thanh khi mở miệng.

Thông thường bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên bệnh tái phát nhiều lần, đôi khi gây đau mãn tính và hạn chế cử động hàm. Chính vì thế người bệnh cần được khám và chữa trị với các loại thuốc phù hợp. Điều này giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát.

Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp thái dương hàm:

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Nếu viêm khớp thái dương hàm gây ra những cơn đau nhẹ, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau thông thường. Trong đó Paracetamol được dùng phổ biến. Thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Thông thường cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể sau 1 – 2 liều dùng.

Paracetamol mang đến hiệu quả giảm đau tốt. Tuy nhiên việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình như buồn nôn, buồn ngủ, đau dạ dày, chán ăn. Những trường hợp sử dụng liều cao có thể khiến nước tiểu sẫm màu, vàng da và gây độc cho gan.

Chống chỉ định

  • Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Say rượu hoặc nghiện rượu mãn tính
  • Có các vấn đề về phổi, thận, tim
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase hoặc thiếu máu

Cách dùng và liều lượng 

Paracetamol được dùng ở dạng viên uống.

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên Paracetamol 500mg/ lần. Uống thuốc mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc giảm đau Paracetamol phù hợp với những bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm gây ra những cơn đau nhẹ

2. Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì -Thuốc Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID) được dùng rộng rãi trong điều trị viêm khớp thái dương hàm. Tùy thuộc vào tình trạng, Ibuprofen có thể được sử dụng để thay thế cho Paracetamol. Đặc biệt là trong những trường hợp viêm hoặc có cơn đau nặng nề hơn.

Ibuprofen được bào chế ở dạng viên nén, có tác dụng giảm đau cho những trường hợp đau vừa và nhẹ, điều trị viêm sưng, hạ sốt không đặc hiệu. Thông thường việc sử dụng Ibuprofen sẽ mang đến hiệu quả cao cho những bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên thuốc chỉ được dùng điều trị ngắn hạn để tránh phát sinh rủ ro và tác dụng phụ.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Xuất huyết do các nguyên nhân
  • Dị ứng với thành phần của thuốc

Thận trọng

Thận trọng khi dùng thuốc cho những trường hợp sau:

  • Hen suyễn
  • Có tiền sử dị ứng với thuốc nhóm NSAID
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường

Cách dùng và liều lượng 

Thuốc Ibuprofen được dùng bằng đường miệng.

Liều dùng chống viêm

  • Liều khuyến cáo: Uống 400 – 800mg Ibuprofen/ lần. Uống thuốc mỗi 6 – 8 giờ 1 lần.

Liều dùng giảm đau

  • Liều khuyến cáo: Uống 200 – 400mg Ibuprofen/ lần. Uống thuốc mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.

Tác dụng phụ

  • Viêm dạ dày tá tràng
  • Rối loạn chức năng thận
  • Phản ứng dị ứng (phát ban, khó thở, phù mặt…)
  • Suy nhược
  • Khó thở
  • Lên cơn hen giả
  • Nôn và buồn nôn
  • Xuất huyếtThuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen có tác dụng giảm đau cho trường hợp đau vừa và nhẹ, điều trị viêm sưng và hạ sốt

3. Thuốc Diclofenac

Đây cũng là một loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc thường được sử dụng bằng đường tiêm và đường uống. Diclofenac phù hợp với những bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm không có đáp ứng với Ibuprofen hoặc không đạt hiệu quả điều trị so với mục đích.

Thuốc Diclofenac có tác dụng giảm viêm, điều trị đau do viêm nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên thuốc này cần được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa porphyrin, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Nổi mày đay
  • Hen suyễn
  • Viêm mũi cấp
  • Trẻ em

Cách dùng và liều lượng 

Thuốc Diclofenac được sử dụng bằng đường miệng (trường hợp nhẹ đến vừa), tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch (trường hợp nặng)

Thuốc uống

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên 75mg Diclofenac/ lần x 2 lần/ ngày.

Tiêm bắp

  • Liều khuyến cáo: Tiêm 1 – 2 ống 75mg Diclofenac/ ngày.

Truyền tĩnh mạch

  • Liều khuyến cáo: Truyền 75mg Diclofenac liên tục trong 30 phút đến 2 giờ đồng hồ.

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Đau, cứng chỗ tiêm
  • Tăng enzyme gan
  • Xuất huyết
Thuốc Diclofenac
Thuốc Diclofenac được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm không có đáp ứng với Ibuprofen

4. Thuốc Corticoid

Corticoid là thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm mức độ nặng, không có đáp ứng với những loại thuốc giảm đau và chống viêm nêu trên.

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm mạnh, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, ức chế miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị viêm. Việc sử dụng thuốc này có thể giúp người bệnh giảm viêm, đau do viêm nhanh và hiệu quả.

Tuy nhiên lạm dụng hoặc sử dụng Corticoid với liều cao và dùng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế người bệnh cần dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Loãng xương
  • Viêm gan A hoặc B
  • Nhiễm khuẩn và nấm chưa được kiểm soát

Thận trọng

Thận trọng khi dùng Corticoid điều trị viêm khớp thái dương hàm cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Trẻ em

Cách dùng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, Corticoid được dùng ở dạng thuốc tiêm hoặc thuốc uống.

Liều lượng

Sử dụng Corticoid theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Tăng đường huyết
  • Loãng xương
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
  • Đục thủy tinh thể, glocom, tăng nhãn áp
  • Chậm lành vết thương
Thuốc Corticoid
Thuốc Corticoid có tác dụng chống dị ứng, ức chế miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị viêm khớp thái dương hàm

5. Thuốc Eperisone

Eperisone thuộc nhóm thuốc giãn cơ là gợi ý tiếp theo nếu bạn đang thắc mắc viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp thái dương hàm. Thuốc này có tác dụng thư giãn (cơ trơn và cơ vân), hạn chế rối loạn lực cơ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau do co thắt cơ và rối loạn khớp thái dương hàm tạo ra, cải thiện quá trình tuần hoàn.

Thông thường thuốc Eperisone sẽ được sử dụng trong vài ngày hoặc vài tuần để giảm triệu chứng đau và tăng khả năng mở rộng hàm của bệnh nhân. Thuốc có dạng viên nén và được sử dụng bằng đường miệng.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người dưới 18 tuổi

Cách dùng và liều lượng 

Thuốc Eperisone được sử dụng bằng đường miệng. Bệnh nhân được khuyến cáo uống thuốc với một ly nước đầy. Điều này giúp hạn chế tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên Eperisone 50mg/ lần x 3 lần/ ngày. Liều dùng thuốc có thể thay đổi dựa trên mức độ nặng nhẹ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Phản ứng dị ứng (khó thở, ngứa, phát ban…)
  • Rối loạn da (đỏ da, nổi mụn nước…)
  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu
  • Tăng men gan
  • Co cứng
  • Run đầu chi
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Xuất hiện protein niệu

Lưu ý

  • Người bị rối loạn chức năng gan cần thận trọng khi dùng thuốc
  • Ngừng dùng thuốc và giảm liều theo chỉ định của bác sĩ nếu có phản ứng
  • Eperisone gây buồn nôn và mất tập trung nên cần hạn chế lái xe khi dùng thuốc.
Thuốc Eperisone
Eperisone thuộc nhóm thuốc giãn cơ, có tác dụng giảm đau do co thắt cơ và rối loạn khớp thái dương hàm tạo ra

6. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm có thể được yêu cầu sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng, cụ thể như Amitriptyline. Thuốc này chủ yếu được dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên khi dùng với liều lượng thấp, thuốc chống trầm cảm giúp giảm đau, hạn chế mất ngủ và kiểm soát chứng nghiến răng.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng phù hợp với những bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm có cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động nhai và tâm lý. Khi dùng thuốc người bệnh cần lưu ý mục chống chỉ định và tuân thủ liều dùng của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng phụ.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với Amitriptyline
  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi sau nhồi máu cơ tim
  • Đang điều trị với thuốc chứa các chất ức chế monoamin oxydase

Cách dùng và liều lượng (Amitriptyline)

Thuốc Amitriptyline trị viêm khớp thái dương hàm được dùng bằng đường miệng. Nên dùng thuốc cùng trong bữa ăn hoặc sau khi ăn để hạn chế tác dụng phụ.

  • Liều khởi đầu: Uống 75mg Amitriptyline/ ngày với liều duy nhất hoặc chia đôi.
  • Liều duy trì: Uống 150 – 300mg Amitriptyline/ ngày với liều duy nhất hoặc chia đôi.

Lưu ý

  • Liều dùng thuốc có thể thay đổi dựa trên mức độ nặng nhẹ và chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn
  • Đau ngực hoặc có cảm giác nặng nề
  • Đổ mồ hôi
  • Đột nhiên bị tê hoặc yếu
  • Đau đầu
  • Giảm cảm giác
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng để giảm đau, hạn chế mất ngủ và kiểm soát chứng nghiến răng

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm

Trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán cận lâm sàng và đánh giá tình trạng trước khi sử dụng thuốc.
  • Chỉ dùng thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ cách dùng và liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng, ngưng dùng hoặc thay đổi liều dùng thuốc.
  • Tham khảo mục chống chỉ định và tác dụng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các thuốc đang dùng. Điều này giúp phòng ngừa một số tình trạng liên quan đến phản ứng thuốc.
  • Cần thông báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm.
  • Nếu viêm và đau không thuyên giảm sau nhiều ngày điều trị, người bệnh nên xem xét thay đổi loại thuốc đang dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn với nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc vượt quá số liều quy định. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng và ngộ độc.

Trên đây là gợi ý cho thắc mắc viêm khớp thái dương hàm nên uống thuốc gì. Những loại thuốc này được dùng dựa trên mức độ nặng nhẹ. Hầu hết đều mang đến lợi ích chữa bệnh và giúp khắc phục nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc theo cảm tính. Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời dùng thuốc đúng liều để tránh tác dụng phụ.

Tham khảo thêm:

Ung thư xương hàm là gì? Biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Câu hỏi liên quan
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết

Bình luận (36)

  1. Tuấn Tường says: Trả lời

    Tôi bị lệch khớp thái dương hàm, đi khám răng hàm mặt ở đa khoa, đã được chỉ định thuốc uống nhưng cơn đau không giảm mà lan xuống cả vai thì làm thế lào

  2. Bùi Lợi Thuyết says: Trả lời

    Có ai bị viêm khớp thái dương hàm mà đau buốt cả má phải, buốt từ hàm buốt ra không, đau quá nên mình nhai hơi yếu, khó ngủ nữa thì phải chữa sao

    1. Phạm Mai Chi says:

      Bạn tranh thủ đến trung tâm thuốc dân tộc để bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm khớp nhé, nếu đau quá thì sẽ làm thêm cấy chỉ hoặc châm cứu luôn để giảm đau trước, sau đó kê thuốc uống. Tôi điều trị bên đó cả châm cứu là tuần đầu bớt đau, sau 3 tháng thì ổn, giờ không còn đau hàm, nghe tiếng trong khoang miệng nữa, ăn ngon ngủ yên. Thuốc quốc dược của trung tâm uống lành mà giảm đau nhiều lắm, ngừa tái bệnh nữa, thuốc này chuyên đặc trị các bệnh xương khớp

  3. Trần Thành says: Trả lời

    Bị lệch khớp thái dương hàm ở hà nội nên đi khám ở đâu, tình trạng lệch mặt, há miệng rất đau, nói chuyện, nhai thức ăn cũng đau, mỏi hàm nhiều

    1. Luyến Phạm says:

      Bạn qua khoa cơ xương của bệnh viện Bạch Mai mà khám, ở đấy có máy móc chuyên dụng, bác sĩ chuyên môn cao khỏi cần giới thiệu nữa rồi

    2. Hoàng Thu says:

      Mình cũng bị như bạn, đau nhiều lan ra cả trược tai, trong tai luôn, qua tiệm thuốc gần nhà nói họ bán cho thuốc corticod uống vài ngày là hết đau mà

    3. Nguyệt Ánh says:

      Corti uống nhiều không tốt đâu nhé, tác dụng phụ cực nhiều, hơn nữa trước khi uống thuốc thì nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, kê đơn cho phù hợp thể trạng

  4. Quảng MC says: Trả lời

    Tôi hay bị trật khớp hàm do khớp bị viêm thái dương hàm bị lệch, tiếng lạch cạch vừa khó chịu vừa đau nên có đi khám và được bác sĩ kê thuốc eperison nhưng sao uống thuốc này thấy người cứ hay choáng váng sao ak, có ai giống tôi không

    1. Nguyễn Phụng says:

      Vừa bị choág, tay chân hơi run, da nổi mẩn ngứa, nói chug t bị dị ứg thuốc này nên cũg k dùg, nó hơi nhạy cảm đó b

    2. Kiều Nhung says:

      Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tốt không các bạn, tôi đau khớp hàm đến nỗi không ngủ được, nhai cũng khó nữa

    3. bích lê says:

      thuốc này giảm cơn đau nhanh đó nhưng mới uống thỉnh thoảng thấy hơi buồn nôn, khuyến cáo nên uống theo toa bác sĩ

  5. Linh Trang_Hoàng says: Trả lời

    Em nhai lệch 1 bên phải, làm khớp hàm bên trái bị teo và viêm lúc nào không biết, giờ cứ nhai bên phải là lỗ tai lùng bùng và mỏi kinh khủng khiếp, có cách nào trị không ạ

    1. Phương Hà says:

      Đi khám bác sĩ kê thuốc uống thôi, nó sẽ đỡ được 1 thời gian, nếu hoạt động cơ miệng nhiều thì sẽ tái lại, xong uống thuốc tiếp. Mình cứ xoay vần vậy đó chứ không hết

    2. Thu Thương says:

      Có người chỉ cần uống thuốc giảm đau, giảm viêm điều trị 1 thời gian sau đó tự hết viêm khớp, còn có người thì chữa kiểu gì cũng không hết, chỉ đỡ thôi. Và thỉnh thoảng lại kêu rắc rắc trong miệng và mỏi miệng thường xuyên, nhiều lúc không muốn nói chuyện luôn ấy

    3. doãn hà như says:

      tớ cũng chữa mấy năm thuốc kháng sinh giảm đau như paracetamon, ibunofen, corti… nhưng chỉ mang tính cấp thời và dễ bị đau, mỏi cả hàm lan xuống gáy. đến khi biết đến trung tâm thuốc dân tộc và thuốc quốc dược phục cốt này thì bệnh mới thuyên giảm hoàn toàn, cái thuốc này bệnh xương khớp ổn áp phết đó

    4. Dương Trọng Lễ says:

      Ngoài sử dụng bài thuốc quốc dược bạn có kết hợp thêm liệu pháp điều trị nào không hay là chỉ uống thuốc thôi

    5. My-Đàm says:

      Có thể làm thêm châm cứu nhé, châm cứu giúp giảm đau và rất là dễ chịu, không tác dụng phụ và rất an toàn

  6. Diệu Thúy says: Trả lời

    Do căn bệnh viêm khớp thái dương hàm này nên em không cười lớn được, mỗi lần cười lớn là 2 bên góc hàm, trên gò má đều đau, khó chịu

    1. Nguyễn Trâm says:

      Tôi cứ mở to miệng tí là thấy miệng lệch về bên trái ngay và đau hàm trái, thái dương trái luôn, cảm giác đau không chịu được, đang uống dilofenac, mong đỡ đau

    2. Đinh Hằng says:

      Thuốc dilo chống viêm giảm đau ok nha nhưng cẩn thận ai cơ địa nhạy cảm dễ nổi mẩn, lên mày đay lắm, có vài người còn bị rối loạn tiêu hóa nữa

  7. Phan Mai says: Trả lời

    Ở đây hổng ai bị viêm khớp thái dương hàm mà xui như tôi quá. tiền sử bệnh này của tôi là do đi nhổ răng khôn quý vị ạ. Răng khôn thì biết rồi, vừa sâu hắm vừa nhiều chân, vị trí “đắc địa” nên bác sĩ phải dùng lực nạy ra và do dùng nhiều sức nên tôi bị lệch khớp hàm ngay lúc nhổ răng luôn. Cảm giác lúc ấy đau thấu trời, sau đó bác sĩ có nén lại và cho thuốc về uống, cỡ 1 tuần thì đỡ nên không quan tâm lắm. Mãi cho đến năm kia tự dưng đang ăn cơm mà cứ nghe lịch kịch trong miệng, lại mỏi hàm khủng khiếp, tra ra mới biết viêm khớp thái dương hàm rồi. Để chữa cơn đau thì ra ngoài quầy thuốc nói bán mấy loại thuốc chống viêm, giảm đau, uống tầm 3 ngày là ổn định nhưng hết thuốc tầm dăm hôm lại đau nên phải đi khám. ĐI bệnh viện bác sĩ cũng kê thuốc kháng sinh về uống và hướng dẫn tập luyện nhưng rồi cũng không đến đâu. Sau đó lang thang trên nhóm chia sẻ chữa viêm khớp thái dương hàm thì thấy bài review về thuốc quốc dược phục cốt khang, vậy lại ib kín hỏi bạn kia rồi lật đật đến khám, mua thuốc về uống. Lần này đúng may mắn vì sau đợt điều tri bằng thuốc đông y quốc dược phục cốt thì tôi đã không còn nghe tiếng trong khoang miệng, tình trạng mỏi miệng, mỏi hàm cũng hết luôn

    1. Hồng says:

      Cho hỏi cụ thể là bạn uống nhưng loại thuốc gì và có cần sắc thuốc không vậy

    2. Hà My says:

      Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng đông y quốc dược thì sẽ dùng 3 loại là quốc dược phục cốt hoàn, giải độc hoàn, bổ thận hoàn. Và thuốc không cần sắc bạn nhé, đóng lọ sẵn hết rồi

    3. Vũ Thắng says:

      Chữa khoảng bao lâu thì cơ hàm mới bớt mỏi và khi nào mới phục hồi hoàn toàn, không còn viêm khớp thái dương nữa

    4. Lại Xuân Giang says:

      Tầm 1-2 tuần đầu cơn đau sẽ giảm dần dần và phục hồi hoàn toàn cần khoảng tầm 2 tháng tùy theo tình trạng viêm của bạn

  8. Hạ Thu says: Trả lời

    Có ai ăn cơm cứ nghe tiếng lạo xạo trong miệng do ảnh hưởng của viêm thái dương hàm không

    1. Trần Diễm says:

      Tôi vừa nghe tiếng lạo xạo vừa đau mỏi hàm, có mấy hôm ăn cháo thay cơm vì cứ nhai là mỏi cả hàm, chán thật sự

    2. Lê Thị Băng says:

      Bệnh này không có cách gì chữa hả anh chị, em mới phát hiện bị bệnh thôi mà đọc toàn bảo sống chung với nó, đau quá uống giảm đau thôi

    3. Thanh Hà says:

      Cũng có chứ, chẳng qua chưa tìm đúng thầy đúng thuốc thôi, với cả phải tập luyện theo bài tập của bác sĩ và nếu cần phải đi trị liệu vật lý, đeo máng

  9. Phan Thu Hà says: Trả lời

    Mình bị viêm khớp thái dương hàm cũng lâu rồi, trước thỉnh thoảng có đau uống para là khỏi mà nay uống 1 tuần vẫn đau, mở miệng ra là mỏi khớp, chả biết làm thế nào

    1. Yun Yun says:

      Vậy ra tiệm thuốc nói bán cho loại inofen đi, theo tôi biết lọai này cũng giảm đau nhưng liều nặng hơn para một tí, chắc hiệu quả với trường hợp của bạn

    2. Quan Hường says:

      Tôi mấy nay cũng không hiểu sao bị đau khớp hàm dữ dội, mở miệng ra nghe tiếng nữa, mà uống paraceta thì không đỡ đau, ra tiệm họ cũng bán cho inbupofen, uống đau dạ dày khiếp đảm

    3. ng vũ khánh linh says:

      thuốc ibu chống chỉ định cho người đau loét dạ dày mà bé ơi, đi mua thuốc không nói với người bán mà tự mua luôn hả

    4. Mỹ Tâm NT says:

      Mà không phải nói chứ mấy loại thuốc kể trên toàn thuốc giảm đau, mặc dù đau khớp thái dương không đau thường xuyên nhưng nó cứ lâu lâu lại mỏi hàm, lúc thì đau nhiều, không có thuốc nào chữa tận gốc hả

    5. đinh tiên 04 says:

      mới uống thuốc quốc dược 3 tuần thôi mà bớt mỏi cơ khi há miêng, ít đau vùng góc hàm rồi, thấy có vẻ ổn, sẽ uống tiếp

    6. Nguyễn Xương Phí says:

      Mình đang uống thuốc đông y quốc dược phục cốt khang ấy, chữa tây y không khả thi lắm nên mới chuyển sang đông y, bước đầu thấy đỡ đau, đỡ mỏi hàm rồi. Trong bài cũng có nói nhưng bài viết này chi tiết hơn nên để đây cho người cần

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua