Đề tài nghiên cứu Điều trị bệnh viêm đau khớp bằng bài thuốc Y học cổ truyền

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

1/ Đặt vấn đề

Viêm đau khớp là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, thường gặp trên lâm sàng ở can nam và nữ. Tại Việt Nam, trung bình cứ 1 triệu dân thì sẽ có khoảng 700 người mắc viêm đau khớp. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó, có khoảng 80% bệnh nhân mắc viêm khớp ở độ tuổi trung niên.

Viêm đau khớp nếu không được điều trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh mất khả năng vận động, lao động, tàn phế, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,… Có khoảng 10 – 15% trong số người mắc viêm khớp mỗi năm phải đối mặt nguy cơ bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác.

Viêm đau khớp cần được chữa trị sớm, toàn diện và theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, việc điều trị viêm đau khớp thường gặp nhiều khó khăn do bệnh tiến triển tương đối nhanh, dễ bị biến chứng và khó điều trị dứt điểm.

Theo Y học cổ truyền, viêm đau khớp được xếp vào phạm vi chứng Tý (các chứng đau do kinh mạch bế tắc, khí huyết kém lưu thông). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như can thận hư tổn, vệ khí suy yếu tạo điều kiện cho phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn lưu thông khí huyết, làm tắc nghẽn dòng khí huyết đi nuôi dưỡng sụn khớp nên mới dẫn đến tình trạng đau nhức, viêm sưng ở xương khớp.

Do đó, để điều trị các chứng bệnh viêm đau khớp, YHCT chú trọng sử dụng các bài thuốc được phối ngũ để khử phong trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, sơ thông kinh mạch, bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết để nâng cao chính khí, cân bằng âm dương.

Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Điều trị bệnh viêm đau khớp bằng bài thuốc Y học cổ truyền” được thực hiện với 2 mục tiêu chính như sau:

  • Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả của bài thuốc YHCT trong điều trị cho bệnh nhân viêm đau khớp
  • Khảo sát tác dụng phụ của bài thuốc YHCT trong điều trị viêm đau khớp.

2/ Tổng quan đề tài

2.1 Khái niệm viêm đau khớp

Viêm đau khớp là thuật ngữ chỉ hiện tượng tổn thương, nhiễm trùng, bào mòn ở lớp đệm của sụn khớp, khiến cho khớp sưng đau, khó khăn khi cử động. Tùy thuộc vào vị trí viêm đau khớp mà xuất hiện các thuật ngữ y học tương ứng như viêm đau khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp ngón chân, ngón tay,…

2.2 Biểu hiện lâm sàng viêm đau khớp

Viêm khớp gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng nóng và căng cứng khớp đi kèm với hiện tượng mệt mỏi, khó khăn đi lại, vận động. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị viêm.

Căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng, YHCT phân loại viêm đau khớp thành các thể bệnh như sau:

  • Thể Phong hàn thấp tý

Thể Phong hàn thấp tý thường xảy ra vào mùa lạnh, ở giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp.

Triệu chứng bệnh đặc trưng như: Đau nhức ở một hoặc một vài khớp, khớp sưng, tê cứng, khó cử động. Người bệnh có thể cảm thấy lạnh ở các khớp vào buổi sáng. Ngoài ra, bệnh còn có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu trong, sợ lạnh, dễ bị đi ngoài.

Thể bệnh này diễn tiến theo sự thay đổi của thời tiết. Bệnh phát triển nặng hơn khi thời tiết lạnh, ẩm, khô và thuyên giảm đi khi thời tiết ấm áp.

  • Thể Phong thấp nhiệt tý

Thể Phong thấp nhiệt tý hay còn được gọi là bệnh thấp tim trong Y học hiện đại. Đây là một dạng viêm nhiễm ở xương khớp xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Triệu chứng bệnh đặc trưng gồm: Khớp sưng đỏ, đau nhức, sờ vào thấy nóng, khó khăn khi cử động. Bệnh có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như sợ gió lạnh, sốt nóng, đổ mồ hôi nhiều, thường xuyên cảm giác khát nước nhưng không muốn uống, nước tiểu ít và có màu đỏ đục, màu lưỡi vàng,…

YHCT phân loại viêm đau khớp gồm 4 thể bệnh chính
YHCT phân loại viêm đau khớp gồm 4 thể bệnh chính
  • Thể Can thận âm huyết hư

Thể Can thận âm huyết hư xảy ra do thận âm bất túc, dẫn đến can âm bất túc hoặc do can âm bất túc dẫn đến thận âm hư tổn mà sinh bệnh.

Chứng can thận âm huyết hư thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp giai đoạn nặng với các triệu chứng lâm sàng như: khớp sưng to, đau nhức dữ dội, biến dạng khớp, đi lại hay cử động khớp rất khó khăn. Bệnh đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như người uể oải, không có sức lực, mệt mỏi, da mặt xám, màu lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng,…

  • Thể Thận dương hư suy

Bệnh viêm khớp thể thận dương hư suy xuất hiện khi bệnh đã tiến triển giai đoạn xấu, gây biến chứng vào tạng gan, thận.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gồm: Khớp đau nhức, sưng to, căng cứng khớp, teo cơ, không thể vận động co duỗi khớp, biến dạng khớp hoặc bại liệt.

Một số triệu chứng toàn thân đi kèm khác như da mặt tối sạm, thần sắc mệt mỏi, lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm phù không có lực, kinh nguyệt bế tắc và tử cung lạnh (đối với nữ), nước tiểu ít,…

2.3 Quan điểm của YHCT về cơ chế sinh bệnh viêm đau khớp

Y học cổ truyền phân loại viêm đau khớp thuộc phạm vi chứng Tý (nghĩa là tình trạng đau nhức xương khớp do kinh mạch bế tắc, làm cho khí huyết không lưu thông được). Thông thường, khi khí huyết lưu thông ổn định, đều đặn trong cơ thể thì sức khỏe xương khớp tốt nhưng khi khí huyết bị tắc nghẽn, kém lưu thông sẽ gây ra chứng Tý.

Viêm khớp hình thành do nguyên nhân nội sinh (bên trong cơ thể) và ngoại sinh (bên ngoài cơ thể). Nguyên nhân nội sinh là do chính khí suy yếu, khí huyết hư hao hoặc tuổi già chức năng can thận hư suy, không ổn định.

Đây là điều kiện để các tà khí phong, hàn, thấp từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các tà khí này làm rối loạn lưu thông khí huyết, khiến khí huyết đi nuôi dưỡng các khớp xương bị tắc nghẽn, ứ đọng. Lâu dần các tà khí này tích tụ tại các tạng phủ, hệ thống gân mạch, gây ra triệu chứng viêm sưng, nóng đỏ, đau nhức, tê buốt,… ở các khớp.

Bên cạnh đó, những thói quen như lao động nặng nhọc, làm việc trong môi trường ẩm thấp, ăn uống thiếu dinh dưỡng,… cũng là yếu tố gây phát tác viêm khớp.

2.3 Mục tiêu điều trị viêm đau khớp

Để điều trị viêm đau khớp theo Y học cổ truyền, một mặt cần chú trọng sử dụng các vị thuốc có khả năng khu phong, trừ thấp, tán hàn, đẩy lùi tà khí gây hại ra khỏi cơ thể. Mặt khác, tập trung bổ sung thêm các vị thuốc bồi bổ can thận, kiện gân cường cốt, lưu thông khí huyết để nâng cao chính khí, tăng cường sức đề kháng, cân bằng âm dương, phòng ngừa bệnh tái phát.

2.4 Các vị thuốc đặc trị viêm đau khớp

Các vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc YHCT như Dây đau xương, hy thiêm, phòng phong, đương quy, bạch truật, thổ phục linh, độc hoạt, quế chi,… Đây đều là các loại nam dược tự nhiên, quy bổ về can thận, có công dụng bài trừ độc tố, nuôi dưỡng và phục hồi xương khớp.

Đề tài thực hiện nghiên cứu, phân tích dược tính, dược chất của 10 loại thuốc nam dược, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc YHCT điều trị viêm đau khớp:

  • Dây đau xương: Vị đắng, tính mát, quy kinh vào can, có công dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, hóa ứ, mạnh gân cốt.
  • Phòng phong: Vị ngọt, cay, tính ấm, chuyên trị các chứng bệnh do gió, khử phong, tán hàn, trừ thấp, thông lợi ngũ táng, hành kinh lạc.
  • Hy thiêm: Vị đắng, tính mát, khử phong thấp, lợi gân cốt, chống viêm, giảm đau nhức, giãn cơ.
  • Đương quy: Vị ngọt cay, tính ôn, quy bổ vào kinh tâm, can và tỳ, có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân cốt.
  • Bạch truật: Vị ngọt đắng, hơi cay, tính ôn, kiện tỳ ích khí, chủ trị phong hàn xâm nhập vào cơ thể, trục thấp lợi thủy, trục phong táo thấp, bổ máu dưỡng tân
  • Thổ phục linh: Vị hơi ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình, quy vào can và vị, thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, trị đau nhức xương khớp và phong tê thấp, giảm viêm, tăng sản dịch khớp, làm giảm quá trình ăn mòn sụn khớp.
  • Quế chi: Tính ấm, vị cay hơi ngọt, không độc, có công dụng làm thông kinh mạch, ấm cơ thể, tiêu trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, dưỡng gân cơ, chủ trị đau nhức xương khớp.
  • Thiên niên kiện: Vị đắng, tính cay, mùi thơm, hơi ngọt, quy bổ vào hai kinh can và thận. Công năng chính là trừ phong hàn, tê thấp, bồi bổ gân cốt, trị đau nhức, tê bì xương khớp, chỉ thống tiêu thũng.
  • Đỗ trọng: Vị ngọt, hơi cay, tính ôn, quy về can, thận, kháng viêm, bồi bổ can thận, làm mạnh gân cốt.
  • Xuyên khung: Vị cay, tính ôn, quy vào kinh can, đởm và tâm bào. Có công dụng chính là hành khí hoạt huyết, khu phong táo thấp, giảm đau nhức.
Dây đau xương là một trong những thảo dược có công dụng rất tốt cho xương khớp
Dây đau xương là một trong những thảo dược có công dụng rất tốt cho xương khớp

2.5 Bài thuốc YHCT điều trị viêm đau khớp

Đề tài nghiên cứu bằng cách nghiên cứu, phân tích, thử nghiệm, đánh giá hiệu quả điều trị viêm khớp bằng các bài thuốc YHCT cổ phương

  • Bài thuốc Quyên tý thang

Phép chủ trị: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, bổ khí huyết. Thường được áp dụng điều trị viêm khớp thể phong hàn thấp tý, các trường hợp viêm khớp quanh vai và cánh tay, đau khớp, đau dây thần kinh.

Khương hoạt (15g), Độc hoạt (15g), Quế chi (10g), Bạch thược (15g). Cam thảo (5g), Phòng phong (10g), Sinh khương (10g), Mộc hương (10g), Tần giao (15g), Kê huyết đằng (15g), Đại táo (15g), Đương quy (15g), Hoàng kỳ (15g), Xuyên khung (10g).

  • Bài thuốc Phòng phong thang

Phép chủ trị: Bổ khí huyết, thông huyết, dưỡng gân cốt, trừ hàn thấp, trục hàn khí. Thường được áp dụng với trường hợp viêm khớp gối gây sưng đau, phong thấp.

Phòng phong 12g, Khương hoạt 12g, Quế chi 8g, Đương quy 16g, Sinh khương 3 – 5 lát, Cát căn 20g, Tần giao 12g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 10g, Bạch linh 10g.

Bài thuốc YHCT điều trị viêm đau khớp
Bài thuốc YHCT điều trị viêm đau khớp
  • Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang

Phép điều trị: Bổ can thận, khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, ích khí dưỡng huyết. Thường được áp dụng điều trị viêm khớp thể can thận âm huyết hư

Độc hoạt 12g, Phòng phong 12g, Tang ký sinh 1g, Tế tân 8g, Tần giao 8g, Đương quy 8g, Đảng sâm 12g, Thổ phục linh 12g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Quế chi 8g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Cam thảo 6g, Phụ tử chế 8g.

  • Bài thuốc Bát vị hoàn gia giảm

Phép điều trị: Tán hàn, thông lạc, ôn bổ thận dương. Thường được áp dụng điều trị viêm khớp thể thận dương hư suy.

Uy linh tiên 15g, Bạch truật 15g, Tiên linh tỳ 15g, Phục linh 12g, Ngưu tất 12g, Cẩu tích 12g, Ba kích thiên 12g, Sơn dược 12g, Sơn thù 9g, Quế chi 9g, Phụ tử chế 9g.

Tùy theo tình trạng bệnh, bài thuốc được gia giảm thêm thành phần thuốc: Trường hợp viêm khớp sưng to, cơ thể mệt mỏi thêm vào 30g ý dĩ nhân, 30g hoàng kỳ. Trường hợp khớp đau nhiều thêm vào 9g xuyên ô, 9g hồng hoa, 9g tô mộc, 5g toàn yết. Trường hợp khớp co cứng, biến dạng thêm vào 6g bạch giới tử, 9g xuyên sơn giáp, 9g địa long

  • Bài thuốc Tam tý thang

Phép chủ trị: Ích can thận, bổ khí huyết, bài trừ phong thấp, hoạt lạc thông tý. Đây là bài thuốc thường được áp dụng với chứng Phong hàn thấp tý.

Tục đoạn 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 8g, Bạch linh 10g, Bạch thược 16g, Ngưu tất 10g, Tần giao 12g, Xuyên khung 10g, Sinh khương 3-5 lát, Đỗ trọng 10 – 12g, Quế chi 6g, Đảng sâm 16g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ 12-16g, Cam thảo 5g, Sinh địa 12g, Độc hoạt 12g

  • Bài thuốc Quế chi thược dược tri mẫu thang

Phép chủ trị: Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, ôn thông kinh lạc. Thường được áp dụng điều trị viêm khớp thể Phong thấp nhiệt tý

Quế chi 8g, Bạch thược 15g, Cam thảo 5g, Bạch truật 12g, Phòng phong 10g, Sinh khương 10g, Ma hoàng 4g, Tri mẫu 8g, Phụ tử 8g.

Dựa trên triệu chứng bệnh mà bài thuốc có bổ sung thêm các vị thuốc khác. Trường hợp khớp chân tay sưng tấy kê thêm bạch chỉ, kê huyết đằng, đương quy. Trường hợp thấp khớp gây sưng đau có bổ sung thêm trạch tả, tỳ giải.

  • Bài thuốc Đương quy niêm thống thang

Phép chủ trị: Bồi bổ gân cốt, chỉ thống, giảm sưng viêm, bồi bổ can thận. Phù hợp với những bệnh nhân viêm khớp có đi kèm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, đau vai, đau nhức chân tay do thấp nhiệt

Bạch truật 4g, Cát căn 4g, Chích thảo 2g, Đẳng sâm 12g, Đương quy 8g, Hoàng cầm 2g, Khổ sâm 4g, Khương hoạt 2g, Nhân trần 4g, Phòng phong 4g, Thương truật 2g, Trạch tả 4g, Tri mẫu 4g, Trư linh 4g

  • Bài thuốc Khương phụ tứ vật thang

Phép chủ trị: Trừ thấp, giảm đau, tiêu viêm sưng do viêm khớp dạng thấp, cải thiện thận hư yếu, tán hàn, lưu thông khí huyết, thông kinh mạch.

Can khương 3g, Phụ tử 6g, Thục địa 9g, Bạch thược 9g, Xuyên khung 9g, Đương quy 9g

Tùy theo từng tình trạng bệnh, bài thuốc được thêm vào một số vị thuốc nhất định:

– Bệnh thiên về phong bổ sung thêm quế chi, phòng phong

– Bệnh thiên về hàn bổ sung thêm tế tân, thảo ô

– Bệnh thiên về thấp bổ sung thêm thương truật, ý dĩ

– Bệnh thiên về huyết ứ bổ sung thêm nhũ hương, một dược

– Bệnh thiên về hư bổ sung thêm kê huyết đằng, hoàng kỳ

– Bệnh đau nhiều bổ sung thêm ngô công, toàn yết, diên hồ sách

– Viêm khớp đau nhức chi dưới bổ sung thêm tục đoạn, mộc qua, ngưu tất

– Viêm khớp đau nhức chi trên bổ sung khương hoàng, uy linh tiên.

3/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu:

100 bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm đau khớp đủ các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

  • Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau khi dùng thuốc.

Nghiên cứu các bài thuốc cổ phương điều trị viêm đau khớp

Nghiên cứu các vị thuốc nam chuyên dùng trong điều trị viêm đau khớp.

4/ Kết luận và bàn luận

Sản phẩm của đề tài:

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu trên đã xác định được công thức và quy trình bào chế bài thuốc YHCT điều trị viêm đau khớp.

Thành phần chính của bài thuốc bao gồm: Đương quy, Phòng phong, Xuyên Khung,Thương truật, Phòng kỷ, Ngưu tất, Thiên niên kiện, Quế chi, Hoàng Bá, Dây đau xương, Hy thiêm, Độc hoạt, Quế chi, Đỗ trọng, Kỷ tử, Bạch truật, Thiên niên kiện, Ý dĩ, Thổ phục linh.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng, triệu chứng viêm đau khớp có thể bổ sung thêm một số dược liệu khác.

Thuốc thang sắc uống

Tác dụng: Khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận, kiện tỳ vị, dưỡng huyết

Liệu trình điều trị: Sử dụng trong 3 tháng. Ngày uống 3 lần.

Kết quả theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng của 100 bệnh nhân cho thấy:

  • Tỷ lệ bệnh nhân viêm đau khớp nữ nhiều hơn gấp 2 – 3 lần nam giới (bệnh nhân nữ 71,86% và bệnh nhân nam 28,14%).
  • Bệnh nhân mắc viêm đau khớp ở độ tuổi 41 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, bệnh nhân ở thể can thận hư hao, chính khí sụt giảm chiếm cao hơn so với bệnh nhân viêm khớp do huyết ứ. Do đó, viêm đau khớp liên quan mật thiết đến độ tuổi lao động, thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên, chức năng tạng phủ suy yếu, sức đề kháng giảm.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Đo lường hiệu quả giảm đau: Bài thuốc có tác dụng giảm đau tốt. Có 93 bệnh nhân viêm đau khớp ở giai đoạn cấp và mãn tính trước điều trị đã có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Sau điều trị có 18 bệnh nhân giảm sưng đau khớp sau 48 giờ điều trị, 72 bệnh nhân giảm sưng đau khớp rõ rệt sau 1 tuần điều trị (chỉ số Ritchie trước điều trị là 3,4 ± 1,6; sau điều trị là 0,8 ± 0,3).
  • Mức độ cải thiện về khả năng vận động xương khớp và phục hồi tổn thương: Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có dấu hiệu cải thiện, phục hồi tốt về khả năng vận động của chi trên, chi dưới.

Kết quả kiểm tra cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang khu vực bị viêm khớp (bàn tay, đầu gối, chân): Không phát hiện dấu hiệu bào mòn sụn khớp, đặc xương dưới sụn gai xương, hẹp khe khớp
  • Siêu âm khớp: không xuất hiện ổ dịch khớp và tổn thương phần mềm quanh khớp.
  • Xét nghiệm máu và dịch khớp: Tăng sản dịch khớp ở đầu sụn khớp, không phát hiện vi khuẩn gây bệnh trong dịch khớp, chỉ số RF và Anti CCP âm tính (RF ≤ 14 UI/ml; Anti CCP ≤17 UI/ml), CPR và tốc độ máu lắng bình thường
  • Chụp cắt lớp khớp: Không phát hiện ổ nhiễm khuẩn khớp, tổn thương viêm nhiễm ở khớp kèm theo.

Tác dụng không mong muốn: Sau 90 ngày điều trị bằng bài thuốc trên 100 bệnh nhân không xuất hiện các phản ứng phụ trên lâm sàng như dị ứng, đầy hơi, chướng bụng, cơ thể tích nước,… Thuốc điều trị không gây độc tính cấp diễn và bán trường diễn trên cơ thể bệnh nhân.

5/ Kết luận

Sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền vào điều trị viêm đau khớp là phương pháp có kết quả điều trị tốt. Cụ thể, qua nghiên cứu cho thấy, kết quả điều trị đạt mức tốt và khá là 84,62%, mức trung bình đạt 12,33% và mức kém đạt 3,05%.

Bài thuốc YHCT không chứa tác dụng phụ, ít tai biến, có độ tương thích cao với cơ địa người bệnh viêm đau khớp nước ta. Vì vậy, sản phẩm của đề tài có khả năng ứng dụng trong thực tiễn để điều trị viêm đau khớp cho bệnh nhân từ các nguyên liệu nam dược tự nhiên.

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua