Viêm Khớp Bàn Chân
Viêm khớp bàn chân được phân thành nhiều dạng với những cấp độ nghiêm trọng khác nhau. Bệnh gây sưng, đau và nóng đỏ ở một hoặc nhiều khớp thuộc bàn chân. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám, phân loại và lập phác đồ điều trị dựa trên tình trạng.
Viêm khớp bàn chân là gì?
Viêm khớp là một thuật ngữ chung dùng để chỉ một nhóm hơn 100 bệnh. Những bệnh lý này liên quan đến tình trạng viêm, sưng, đau nhức các khớp trong cơ thể và những mô mềm bao quanh. Trong đó có các khớp thuộc bàn chân.
Viêm khớp bàn chân là tình trạng một hoặc nhiều khớp thuộc bàn chân bị tổn thương dẫn đến viêm. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch và do bàn chân bị biến dạng cơ học dẫn đến thay đổi mô. Những dấu hiệu nhận biết thường bao gồm sưng, đau nhức, đau nhiều hơn khi ấn vào hoặc đi bộ, nóng đỏ vùng da quanh khớp, cứng khớp.
Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào lâm sàng để chẩn đoán những tổn thương ở khớp bàn chân. Tuy nhiên nhiều loại viêm khớp nghiêm trọng như các bệnh thấp khớp hệ thống (điển hình viêm khớp dạng thấp) và nhiễm trùng cần được thực hiện thêm các nghiệm pháp để loại trừ.
Tùy thuộc vào phân loại viêm khớp bàn chân và mức đô ảnh hưởng, người bệnh sẽ được chỉnh hình, dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi và phẫu thuật để điều trị.
Các loại viêm khớp bàn chân và triệu chứng
Đối với nhiều loại viêm khớp bàn chân, tổn thương khớp là một dạng hao mòn sụn chêm theo thời gian. Điều này khiến hai đầu xương đối đầu, cọ xát với nhau khi vận động và mài mòn lẫn nhau. Lâu ngày khớp tổn thương sẽ có biểu hiện sưng, đau nhức, không thể di chuyển hoặc cử động như bình thường. Một số loại khác có thể chỉ gây sưng và đau khớp.
Có hơn 100 loại viêm khớp. Tuy nhiên các loại viêm khớp bàn chân thường gặp gồm:
1. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp (OA) còn được gọi là thoái hóa khớp, viêm khớp do hao mòn và viêm khớp do thoái hóa. Đây là một dạng viêm khớp phổ biến nhất, có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp thuộc bàn chân.
Bệnh lý này xảy ra khi lớp sụn bị hao mòn hoặc bị phá hủy theo thời gian khiến các đầu xương cọ xát với nhau khi di chuyển. Từ đó tạo cảm giác khó chịu và những cơn đau nhức nghiêm trọng ở khu vực tổn thương. Ngoài ra bệnh nhân còn nhận thấy sưng, biến dạng khớp, cứng khớp, có gai xương và hạn chế khả năng vận động khi bị viêm xương khớp.
Viêm xương khớp tạo ra những thay đổi trong nhiều năm với nhiều khớp khác nhau. Đối với viêm xương khớp bàn chân, những khớp thường bị ảnh hưởng gồm:
- Xương bàn chân và khớp ngón chân cái
- Ba khớp liên quan đến xương gót chân, xương giữa bàn chân ngoài và xương giữa bàn chân
- Khớp nơi xương ống quyển và mắt cá chân gặp nhau (cổ chân)
2. Bệnh gout
Bệnh gout (gút) là một loại viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, chúng hình thành những tinh thể sắc nhọn tích tụ ở một hoặc nhiều khớp. Tình trạng này thường gặp ở khớp ngón chân cái khiến khớp đau nhức và sưng to.
Khi tiến triển, bệnh gout có thể làm ảnh hưởng đến nhiều khớp khác. Cụ thể như mắt cá chân, khớp nhỏ thuộc bàn chân, đầu gối, khớp bàn tay, cổ tay và khuỷu tay.
Đau khớp bàn chân do bệnh gout thường xảy ra đột ngột và nghiêm trọng. Đau thường kèm theo ửng đỏ, sưng và ấm ở vùng da quanh khớp. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, các triệu chứng có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày. Tuy nhiên đau nhiều nhất trong 36 giờ đầu tiên. Sau đợt tấn công, đợt bùng phát tiếp theo có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Ngoài sưng và đau nhức, bệnh gout còn gây ra một số triệu chứng khác gồm:
- Xét nghiệm thấy nồng độ axit trong máu tăng cao
- Sốt nhẹ
- Toàn thân mệt mỏi
- Ấm tại vùng xung quanh khớp
- Đỏ dữ dội ở khớp tổn thương
XEM NGAY: Bài thuốc bí truyền ĐẶC TRỊ bệnh gout cấp và mãn tính RÚT NHANH cơn đau
3. Viêm khớp dạng thấp
Trong các dạng viêm khớp nói chung và viêm khớp bàn chân nói riêng, viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh nghiêm trọng nhất. Đây là một bệnh tự miễn thường gặp. Trong đó hệ thống miễn dịch (hệ thống phòng thủ của cơ thể) bị rối loạn và liên tục tấn công vào khớp dẫn đến tổn thương.
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở một hoặc nhiều cặp khớp đối xứng. Cụ thể như khớp ngón chân cái của hai bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối của hai bên chân. Ngoài khớp, bệnh lý này còn làm ảnh hưởng đến máu, dây thần kinh, tim, phổi, mắt và da.
Những triệu chứng thường gặp giúp nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:
- Triệu chứng tại khớp: Sưng, đỏ, cứng khớp, nóng da, đau nhức.
- Triệu chứng ngoài khớp: Xuất hiện nốt thấp, viêm màng phổi, khàn giọng, viêm ngoài màng tim, đau ngực, đau mắt, khô mắt hoặc đỏ mắt…
- Triệu chứng toàn thân: Chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, nhức mỏi cơ toàn thân, trì trệ.
NÊN ĐỌC: Bài thuốc BÍ TRUYỀN điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau
4. Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp bàn chân thể viêm khớp vảy nến có thể làm tổn thương ở một hoặc nhiều khớp. Cụ thể như các khớp ngón chân, mắt cá chân. Đây là một loại viêm khớp tự miễn, bệnh mãn tính, bùng phát theo từng đợt làm tổn thương cấu trúc khớp, tổn thương xương khớp vĩnh viễn. Đôi khi bệnh phá hủy khớp, làm mất chức năng và khiến bệnh nhân tàn phế.
Viêm khớp vảy nến thường được chẩn đoán sau khi bệnh vảy nến phát triển trong một thời gian. Để nhận biết bệnh lý, người bệnh có thể dựa vào các đặc trưng gồm: Viêm, cứng và đau khớp, ngứa và đau da.
5. Viêm khớp bàn chân sau chấn thương
Viêm khớp bàn chân sau chấn thương là một dạng viêm khớp xảy ra sau chấn thương, đặc biệt là sau gãy xương và trật khớp. Đối với trường hợp này, tổn thương xương khớp thường phát triển chậm và khó nhận biết triệu chứng trong nhiều năm.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, viêm khớp bàn chân sau chấn thương gây ra những triệu chứng sau:
- Sưng khớp
- Đỏ và ấm vùng da quanh khớp
- Đau nhức
- Khó vận động hoặc cử động ở khớp tổn thương
- Xuất hiện gai xương ở những trường hợp có sụn khớp bị hao mòn
- Dễ gãy xương
6. Lupus ban đỏ hệ thống
So với các dạng viêm khớp bàn chân khác, Lupus ban đỏ hệ thống ít gặp hơn. Đây là một bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh xảy ra khi hệ thống phòng thủ của cơ thể hoạt động quá mức và liên tục tấn công vào các mô khỏe mạnh.
Lupus ban đỏ hệ thống có diễn tiến phức tạp và nghiêm trọng. Bệnh không chỉ gây tổn thương khớp mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như máu, tim, da, thận, phổi.
Để nhận biết, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng gồm:
- Sưng ở bàn chân, mắt cá chân
- Mệt mỏi nghiêm trọng
- Đau ngực
- Viêm và sưng khớp
- Đau đầu
- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Thiếu máu
- Rụng tóc
- Phát ban trên má và mũi
- Hiện tượng Raynaud
7. Viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm trùng còn được gọi là viêm khớp sinh mủ và viêm khớp nhiễm khuẩn. Bệnh thể hiện cho tình trạng viêm và nhiễm trùng khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu.
Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn từ những bộ phận khác trong cơ thể theo đường máu di chuyển đến khớp. Ngoài ra một chấn thương xuyên thấu có thể khiến vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập trực tiếp vào khớp và gây tổn thương.
Phần lớn trường hợp viêm khớp nhiễm trùng bị tổn thương ở một khớp lớn trong cơ thể. Tuy nhiên tổn thương cũng có thể xảy ra ở những khớp nhỏ, điển hình như các khớp thuộc bàn chân.
Một số triệu chứng giúp nhận biết viêm khớp nhiễm trùng:
Viêm khớp nhiễm trùng do lậu cầu
+ Hội chứng nhiễm khuẩn lậu cầu phát tán
- Viêm nhiều khớp nhỏ
- Viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân
- Sưng, đau khớp
- Nổi mẩn đỏ
- Rét run
- Phát sốt
- Tiểu buốt, tiểu ra mủ hoặc tiểu ra máu
+ Viêm khớp do lậu cầu
- Nóng, sưng đỏ khớp
- Tràn dịch khớp
- Tiểu buốt, tiểu ra mủ hoặc tiểu ra máu
Viêm khớp nhiễm trùng không do nhiễm khuẩn lậu cầu
- Ảnh hưởng đến một khớp lớn, thường là khớp gối
- Đau khớp dữ dội
- Đỏ, nóng và sưng khớp
- Tràn dịch khớp gối
- Rét run
- Phát sốt
- Lưỡi bẩn
- Môi khô
- Hơi thở có mùi hôi
Nguyên nhân gây viêm khớp bàn chân
Nguyên nhân gây viêm khớp bàn chân hầu như không cụ thể và duy nhất. Tùy thuộc vào loại viêm khớp, các nguyên nhân có thể gồm:
- Chấn thương
- Nhiễm trùng
- Thoái hóa khớp theo thời gian
- Rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể (nguyên nhân gây gout)
- Di truyền và rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch (nguyên nhân gây các bệnh miễn dịch)
Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp bàn chân, bao gồm:
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Một số dạng viêm khớp bàn chân phổ biến hơn ở nữ giới.
- Yếu tố di truyền: Những người có cha hoặc/ và mẹ mắc bệnh tự miễn sẽ có nguy cơ viêm khớp cao hơn.
- Trọng lượng dư thừa: Trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng áp lực lên các khớp dẫn đến tổn thương và viêm.
- Yếu tố nghề nghiệp: Những người có công việc ngồi nhiều, đứng lâu và ít vận động thường có nguy cơ cao hơn.
- Vận động viên: Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ viêm khớp bàn chân sẽ cao hơn ở những vận động viên điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, diễn viên múa ba lê…
Viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?
Phần lớn các dạng của viêm khớp bàn chân là bệnh mãn tính, có diễn tiến phức tạp và khó điều trị. Hơn thế việc không điều trị sớm và đúng cách có thể làm giảm khả năng vận động, gây biến dạng khớp vĩnh viễn và tàn phế ở nhiều trường hợp.
Ngoài ra một số bệnh lý tự miễn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp… không chỉ làm ảnh hưởng đến khớp mà còn gây tổn thương da, máu và các cơ quan nội tạng. Điều này khiến tuổi thọ của bệnh nhân bị rút ngắn.
Chính vì thế nếu bị đau, viêm sưng kèm theo những bất thường ở khớp bàn chân hoặc/ và các khớp khác trên cơ thể, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán viêm khớp bàn chân
Một số loại viêm khớp bàn chân có thể được phân loại dựa trên tiền sử mắc bệnh và những biểu hiện bên ngoài, điển hình như viêm khớp vảy nến, bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên nhiều trường hợp khác cần được xét nghiệm và chẩn đoán trên hình ảnh để xác định loại viêm khớp và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Một số kỹ thuật chẩn đoán viêm khớp bàn chân thường được áp dụng:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ tiến hành khám và quan sát những biểu hiện ở khớp. Đồng thời yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác hoặc đi lại để đánh giá khả năng vận động và mức độ tổn thương khớp.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra một lượng nhỏ máu có thể giúp kiểm tra các yếu tố dạng thấp, nồng độ axit uric trong máu và loại vi khuẩn đang hoạt động. Từ đó góp phần chẩn đoán phân biệt các dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, gout và viêm khớp nhiễm trùng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu cũng được thực hiện để góp phần chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ phân loại và kiểm tra số lượng vi khuẩn.
- Chụp X-quang: Việc sử dụng bức xạ thấp khi chụp X-quang giúp kiểm tra xương và xác định những tổn thương như gãy xương, gai xương, hiện tượng hao mòn các đầu xương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT tạo ra hình ảnh của xương, khớp và mô mềm với nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp phát hiện những tổn thương tiềm ẩn và có kích thước nhỏ. Từ đó chẩn đoán chính xác các vấn đề đang xảy ra.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI tạo ra hình ảnh cắt ngang giúp mô tả cấu tạo của các khớp và những mô mềm xung quanh (dây chằng, sụn…). Điều này cho phép bác sĩ chẩn đoán xác định và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.
- Siêu âm khớp: Trong siêu âm khớp, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị phát ra sóng âm có tần số cao để kiểm tra ổ khớp, bao hoạt dịch, sụn… Kỹ thuật này mang đến nhiều lợi ích trong việc phát hiện tình trạng viêm và tràn dịch khớp.
Phương pháp điều trị viêm khớp bàn chân
Tùy thuộc vào loại viêm khớp, người bệnh sẽ được điều trị viêm khớp bàn chân bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó sử dụng thuốc và vật lý trị liệu là phương pháp điều trị được ưu tiên.
1. Sử dụng thuốc
Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp bàn chân cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc giảm đau: Những loại thuốc giảm đau thường được chỉ định:
- Acetaminophen: Dùng cho những bệnh nhân bị đau nhẹ. Acetaminophen giúp giảm đau và hạ sốt.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Dùng cho những trường hợp viêm và đau ở mức trung bình. NSAID có tác dụng điều trị viêm và đau.
- Thuốc giảm đau Opioid: Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. Thuốc được dùng điều trị ngắn hạn cho những bệnh nhân có cơn đau nặng. Thuốc giảm đau Opioid thường được dùng kết hợp với Paraceramol để giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả giảm đau.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Một số loại thuốc mỡ/ kem bôi chứa capsaicin hoặc/ và menthol được dùng để giảm đau, sưng và kháng viêm nhẹ. Thuốc được sử dụng bằng cách bôi ngoài.
- Thuốc chống trầm cảm: Nếu cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thuốc này giúp an thần, giảm đau và hỗ trợ giấc ngủ.
- Thuốc corticoid: Thuốc corticoid được dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp nặng hoặc có liên quan đến rối loạn miễn dịch, điển hình như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến… Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, giảm phản ứng viêm và hạn chế đau do viêm khớp. Tùy thuộc vào tình trạng, corticoid sẽ được dùng bằng đường tiêm hoặc uống.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Những loại thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm như methotrexate và hydroxychloroquine thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc này có khả năng làm giảm các rối loạn của hệ thống miễn dịch, hạn chế viêm tiến triển và ngăn phá hủy khớp.
- Thuốc sinh học: Thông thường thuốc sinh học sẽ được dùng kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm để tăng hiệu quả kháng viêm và ngăn phá hủy khớp. Thuốc này có tác dụng điều chỉnh gen và những bất thường của hệ thống miễn dịch.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng cho những trường hợp bị viêm khớp nhiễm trùng. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn, thuốc sẽ được dùng với hoạt chất và liều lượng khác nhau. Thuốc này có tác dụng diệt vi khuẩn nhưng không thể giúp giảm đau và sưng. Vì thế một loại thuốc khác sẽ được sử dụng kết hợp.
NÊN ĐỌC: Bác sĩ xương khớp 40 năm kinh nghiệm “cứu tinh” của đông đảo bệnh nhân xương khớp
2. Vật lý trị liệu
Để hỗ trợ giảm viêm, đau và cải thiện khả năng vận động, bệnh nhân bị viêm khớp bàn chân sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu với các bài tập đơn giản hoặc áp dụng các liệu pháp như điện trị liệu, nhiệt trị liệu…
Vật lý trị liệu có tác dụng làm dịu cảm giác đau nhức, hạn chế cứng khớp, hỗ trợ giảm viêm sưng và cải thiện chức năng vận động của người bệnh. Ngoài ra phương pháp này còn giúp tăng cường sức cơ, duy trì sức khỏe của hệ xương và các khớp.
3. Nghỉ ngơi và liệu pháp thay thế
Trong một số trường hợp viêm khớp bàn chân, người bệnh được khuyên nghỉ ngơi, nẹp cố định khớp và sử dụng các liệu pháp thay thế.
- Nghỉ ngơi: Đối với những trường hợp bị viêm sưng và đau nhức nặng, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, tránh đi lại và vận động nhiều. Việc nghỉ ngơi có thể giảm áp lực lên các khớp và mô mềm, làm dịu đau nhức. Đồng thời hạn chế tổn thương tiến triển. Khi nghỉ ngơi nên đặt chân cao hơn tim để giảm sưng và đỏ khớp. Có thể dùng nẹp cố định khớp để hạn chế phát sinh cơn đau.
- Xoa bóp: Chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng ở lòng bàn chân và các ngón chân. Biện pháp này giúp điều hòa khí huyết, đả thông kinh mạch, giảm đau nhức và cứng khớp. Ngoài ra xoa bóp nhẹ nhàng còn giúp hạn chế căng cơ và tăng tính linh hoạt cho bàn chân.
- Châm cứu: Châm cứu có khả năng giảm đau cho người bị viêm khớp. Biện pháp này sử dụng kim nhỏ châm vào một số điểm cụ thể. Mặc dù mang đến hiệu quả cao nhưng châm cứu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp nặng kèm theo các điều kiện sau:
- Thất bại trong điều trị bảo tồn
- Khớp bị phá hủy và không thể phục hồi
Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh được phẫu thuật loại bỏ một phần khớp hoặc thay khớp nhân tạo.
Biện pháp chăm sóc viêm khớp bàn chân
Để giảm nhẹ triệu chứng, giảm tổn thương và hỗ trợ điều trị viêm khớp bàn chân, người bệnh nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc. Cụ thể:
- Chế độ sinh hoạt hợp lý
Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và làm việc gắng sức. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc, không uống rượu bia và nên loại bỏ thói quen hút thuốc lá để ngăn thoái hóa khớp tiến triển và kích hoạt những cơn đau cấp tính.
- Dùng nẹp khi cần thiết
Trong một số trường hợp, người bệnh được yêu cầu dùng nẹp trong khi ngủ hoặc khi thực hiện một số động tác có thể làm ảnh hưởng đến chân tổn thương. Biện pháp này giúp cố định các khớp viêm, hạn chế đau, sưng và giảm tổn thương tiến triển.
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Bệnh nhân bị viêm khớp bàn chân cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Các nghiên cứu cho thấy những loại thực phẩm lành mạnh có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và đau nhức, ngăn tổn thương tiến triển, điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu.
Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin và chất chống oxy hóa còn ngăn thoái hóa khớp tiến triển và duy trì sự chất khỏe của xương. Những nhóm thực phẩm nên bổ sung gồm trái cây, rau xanh, các loại hạt, trứng, thịt, cá, sữa và những chế phẩm từ sữa, các loại đậu, thực phẩm giàu vitamin, axit omega-3.
- Duy trì vận động
Bệnh nhân bị viêm khớp bàn chân không nên ngồi yên một chỗ và nằm quá lâu trên giường. Khi sưng và đau thuyên giảm, người bệnh nên đi lại quanh nhà và tập thể dục với những bài tập/ bộ môn có cường độ thích hợp. Cụ thể như bài tập kéo giãn, yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội…
Việc duy trì vận động và luyện tập đúng cách có thể giúp người bệnh cải thiện phạm vi chuyển động của các khớp, tăng sức mạnh cơ bắp, thư giãn khớp xương và tăng khả năng vận động. Ngoài ra vận động mỗi ngày còn giúp hỗ trợ giảm đau, hạn chế cứng khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Viêm khớp bàn chân được phân thành nhiều loại và có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các loại viêm khớp đều có diễn tiến phức tạp, triệu chứng nghiêm trọng, khó điều trị và dễ gây biến chứng. Vì thế khi có dấu hiệu đau nhức ở các khớp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán xác định và hướng dẫn các phương pháp điều trị thích hợp.
Tham khảo thêm:
- Bị đau nhói ở lòng bàn chân: Nguyên nhân và cách trị
- Giảng viên Đại học Sư phạm chia sẻ kinh nghiệm khỏi bệnh viêm đa khớp dạng thấp
- CHẤM DỨT sưng – nóng – đỏ – đau các khớp với bài thuốc thảo dược bí truyền
Anh chị em có biết thuốc giảm đau nào uống vào hết đau nhanh chóng không chứ bàn chân em giờ đau quá, đi cà nhắc thấy bắt cực luôn ấy, đặt nhẹ chân xuống thôi là đau, giờ em không đi làm được luôn ấy
Trung tâm thuốc dân tộc có cơ sở tại Hà Nội không? Giờ giấc làm việc thế nào và đến khám có nhanh không? Sợ nhất ngồi chờ cả mấy tiếng mới được vào khám ấy
Có ở Hà Nội với Sài Gòn nha, Hà Nội thì ghé biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định sáng từ 8h-11h30, chiều 1h30-5h30, nên đặt lịch trước vì ở đây đông bệnh nhân, gọi phát tới số này 0987173258 sẽ có nhân viên tư vấn cho, muốn hẹn ngày giờ, chọn bác sĩ nào thì nói cho họ biết nhé
Mình bị gout cũng khá lâu rồi, cứ hết rồi lại tái phát, cho hỏi thuốc quốc dược phục cốt khang có phòng bệnh tái phát không, ổn bệnh lâu không chư giờ thuốc giảm đau thì nhiều quá rồi, quan trọng chữa không tái phát mới hay
Ko phai minh em thoi dau ma nhieu nguoi cung chua gout khoi lau dai lam, anh co the xem thuc te feedback o day , em uong thuoc 3 lieu trinh la ban chan het sung, het nong, sau do em ngung thuoc han luon, tinh den gio cung 3 nam day, gio thinh thoang em co van dong nhe nhang thoi
Bệnh gout là bệnh mãn tính lâu năm, bạn uống thuốc quốc dược phục cốt khang và sau đó nên ăn uống kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ nữa bạn nhé. Bác sĩ bên thuốc dân tộc hướng dẫn kỹ lắm, hướng dẫn cách điều trị sinh hoạt để sau bệnh không tái lại
Em đang tham khảo mấy bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ đỡ đau bàn chân, cơ mà giờ chân em đau quá thì có nên tập luôn chưa ạ hay chờ thêm thời gian nữa
Mình nghĩ tạm thời nghỉ ngơi, uống thuốc cho giảm đau bớt đã chứ giờ đang bị viêm nặng mà còn tác động vào thì nhiều khi sinh sự ra đấy bạn ạ, sau khi hết đau bạn vận động nhẹ nhàng, tập mấy bài vật lý trị liệu nhưng vẫn uống thuốc đều nhé
Tập tành gì tốt nhất nên tới trung tâm vật lý trị liệu cho chắc ăn, có bác sĩ tư vấn, thích thì nhờ họ bày cho vài bài đơn giản để tập thêm ở nhà chứ tập cái này cũng cần kỹ thuật đấy, tập không khéo lợn què lại thành què hơn
Quốc dược phục cốt khang bao nhiêu tiền một toa thuốc, bên này là thuốc sắc sẵn đóng thành gói về hâm lại uống hay phải tự đun sắc, rồi bao lâu lên lấy thuốc một lần, nhờ mọi người tư vấn
Đơn thuốc của tớ là hơn 2 triệu, có 3 loại thuốc quốc dược phục cốt đặc trị, viên hoàn bổ thận với lọ giải độc hoàn. Tất cả là dạng chế phẩm bào chế sẵn rồi nha, về uống luôn không phải sắc nữa
Giá thuốc tham khảo cho biết thôi chứ mỗi người mỗi bệnh mỗi liệu trình nên chả ai giống ai đâu, bạn có thể lấy thuốc theo từng tháng hoặc mua luôn nguyên toa thuốc mấy tháng đó theo chỉ định sẽ được giảm 5-10%
Có cho lấy theo tháng thôi để mua trước 1 tháng về dùng thử coi hiệu quả ra sao chứ ôm lần mấy tháng thuốc mớ tiền về k hiệu quả lại bỏ nữa , đã từng uống nhiều loại đông y chẳng xi nhê rồi .
Chữa trị thì theo cho hết liệu trình chữa cho ra ngô ra khoai nhé. Mình thấy vài triệu mà đỡ được bệnh đau xương khớp cũng là quá tốt, tính ra tiền thuốc tây rồi thực phẩm chức năng đó giờ mình đầu tư còn hơn thế mà chẳng hết được bệnh. Dùng thuốc quốc dược phục cốt 3 tháng là ổn, hết đau, ngưng thuốc luôn, vừa tiết kiệm vừa chẳng phải phụ thuộc thuốc
Với bệnh viêm khớp bàn chân thì uống thuốc quốc dược phục cốt khang bao lâu sẽ đỡ vậy ah, ba em năm nay 59 tuổi, cũng đau cả tháng nay rồi, dạo này đau quá mới đi khám thì biết bị viêm, bác sĩ bị thoái hóa kê đơn thuốc toàn là giảm đau nên khi uống cứ phụ thuộc vào thuốc nên em đang muốn tìm thuốc nào mà không bị phụ thuộc vào thuốc
Thường thì 2-3 tháng, có người nặng hoặc hấp thụ kém thì uống có khi 4 hoặc 5 tháng, nói chung phải kiên trì một chút. Tôi cũng bị viêm khớp chân dạng nặng mà uống liệu trình có 3 tháng thôi này, nửa đơn thuốc thấy cũng đỡ kha khá rồi
Sao mọi người lại kỵ thuốc tây vậy nhỉ, thấy thuốc tây hiệu quả nhanh mà, như em bị đau mua mấy viên giảm đau về uống 2 hôm là coi như êm ru luôn ấy, thấy uống đông y lâu quá trời lâu
Thì thuốc tây đâu phải là xấu đâu, chỉ là nếu uống quá kiểu lạm dụng thì không tốt, uống giảm đau đó nhưng cũng bị lại rồi cứ phụ thuộc thuốc mãi. Thêm thuốc tây uống dễ bị ảnh hưởng dạ dày lắm, đông y thì lâu hơn nhưng thảo dược nên mát, lành tính hơn nhiều. Mình cũng thuộc kiểu người nóng vội đây mà vẫn kiên trì theo cho hết đơn thuốc quốc dược phục cốt 3 tháng, kết quả là hết bệnh, chân cẳng êm ru
Bài tập xoa bóp bàn chân nào có thể giúp giảm đau nhanh chóng vậy cả nhà? Em làm việc đứng nhiều nên bàn chân bị viêm, em tính bảo lão chồng nghiên cứu mấy bài tập này tối về xoa cho em
Trên mạng đầy mà, cứ lên youtube gõ là có clip hướng dẫn chi tiết luôn, mình ngày nào cũng xoa bóp, công nhận làm xong thấy dịu cái chân hẳn ra luôn, ngày nào cũng xoa bóp vài lần mới được vì êm êm đó nhưng vài tiếng sau nó đau lại liền a
Nếu muốn làm vật lý trị liệu thì tìm chỗ nào chuyên mà làm đi chứ lỡ xoa bóp sai có thể trật khớp chứ ko đùa, cái này là xoa bóp trị liệu chứ phải massage vui vui đâu mà ai làm cũng đc. Nghe bạn mình mách làm bên trung tâm thuốc dân tộc làm ok, sạch sẽ, nó đi 3 buổi giảm đau hẳn
Mình bị đau khớp bàn chân, khớp cổ chân, đi khám thì bác sĩ kết luận là viêm khớp, có uống thuốc không thấy đỡ. Đọc thấy bài này khen thuốc quốc dược phục cốt khang quá trời cũng đang lăn tăn không biết có nên tới để khám xem tình hình cụ thể thế nào không, đợt này dịch quá, nhà lại có trẻ nhỏ với người già nên ngại tới chỗ đông người lắm
Đúng y tâm lý mình đợt đỉnh dịch luôn, dạo đó chỉ muốn ru rú ở nhà thôi. Khổ cái bàn chân nó đau quá, đau ngón chân, lòng bàn chân rồi cả cổ chân cũng đau nốt. Ngại đến phòng khám nên cứ tự mua thuốc giảm đau rồi chườm nóng cứu cánh tạm thời nhưng chẳng ăn thua. Rồi được một người quen chỉ cho đến trung tâm thuốc dân tộc có dịch vụ khám từ xa, mình add zalo số 0961825886 là có bác sĩ gọi video đến tư vấn, bác sĩ hỏi thăm tình trạng bệnh, bảo mình gửi kết quả chụp phim qua rồi kê thuốc quốc dược phục cốt khang, thuốc nhận về có 3 loại là quốc dược đặc trị viêm khớp, thuốc bổ thận với thuốc giải độc ship tới tận nhà. Ngoài ra khi thuốc gửi về tận nhà có hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng và cả chế độ ăn uống sinh hoạt. Sau 2 tuần đã thấy đỡ đau, di chuyển chậm rãi được rồi, đến hết tháng đầu tiên mình thấy thuốc khá ổn. mà trong tháng đầu uống thuốc bác sĩ có gọi điện hỏi thăm tình trạng bệnh chứ không bỏ rơi bệnh nhân. Vậy nên mình uống thêm thời gian nữa theo liệu trình bác sĩ chỉ định và bệnh cũng gọi là rất tốt đến ngày hôm nay.
Trước đây lạ lẫm với kiểu khám bệnh từ xa này lắm nhưng trung tâm thuốc dân tộc đã giúp mình thay đổi suy nghĩ, bác sĩ dù khám từ xa nhưng vẫn rất nhiệt tình, khám kỹ rồi hay gọi hỏi thăm tình hình bệnh nhân tiến triển ra sao nữa
Cũng nhờ biết đến thuốc quốc dược phục cốt khang cùng sự tận tình của bác sĩ Tuấn mà bệnh viêm khớp chân của mình đã hoàn toàn bình phục sau 3 tháng mà không cần tiêm chích đau đớn gì cả. Thêm thuốc uống rất êm bụng, không làm mình mệt mỏi, khác hẳn uống thuốc tây
T bị viêm khớp vùng chân lâu năm, nhờ b giới thiệu mới biết tới trung tâm thuốc dân tộc. T cũng khám từ xa vì nhà tít tận Đồng Tháp. T được bác sĩ kê đơn, sau 3 tháng bệnh của t đã khỏi, giờ tôi có thể vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng, làm việc nhà bình thường.
Sao em chẳng bị té hay chấn thương gì mà bàn chân em 1 tuần nay nó đau nhức lắm, đi cũng đau mà để không nó cũng cứ nhức âm ỉ, còn cảm giác nóng nóng nữa, vậy có phải là viêm khớp rồi không
Đâu phải chấn thương mới ảnh hưởng tới khớp, bạn bị nhiễm trùng, thoái hóa khớp hoặc rối loạn hệ miễn dịch cũng gây ra mà. Nghe bạn kể thì tình trạng giống mẹ mình đấy, mẹ phải uống thuốc rồi tiêm vào khớp 2 mũi mới thấy đỡ
Bữa em cũng đi tiêm vào xương đau tê tái luôn, 2 hôm sau là ngày nó đau đỉnh điểm, sau 2 ngày đó thì cũng bớt đau nhiều, hiện giờ chỉ còn uống thuốc theo toa, ngày nào cũng 3, 4 loại, khổ cái uống thuốc tây cái dạ dày hành với nổi mụn tè le, chán thật sự
Xin hỏi BS tư vấn giúp vì sao bị đau rát mắt cá chân