Gợi Ý 3 Cách Chữa Gai Cột Sống Bằng Hạt Đu Đủ Hiệu Quả
Để giảm đau, giảm tê bì và kiểm soát nhiều triệu chứng khó chịu khác, người bệnh có thể áp dụng cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ. Các hoạt chất trong hạt đu đủ có khả năng giảm viêm, làm dịu cảm giác đau nhức. Đồng thời chống oxy hóa, ngăn thoái hóa cột sống và gai xương tiến triển nhanh.
Hạt đu đủ và công dụng chữa gai cột sống
Hạt đu đủ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị gai cột sống. Bởi trong thành phần của chúng chứa một lượng lớn polyphenol và flavonoid. Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ảnh hưởng xấu từ các góc tự do. Đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của gai xương và thoái hóa cột sống (nguyên nhân gây gai cột sống). Bên cạnh đó hoạt chất này còn có tác dụng giảm viêm và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Polyphenol là chất chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn gốc tự do gây tổn thương xương khớp và các mô mềm xung quanh. Ngoài ra polyphenol còn có tác dụng điều trị viêm, giảm sự kết tập tiểu cầu trong máu, cải thiện chức năng của các tế bào trong tĩnh mạch và động mạch, giúp lưu thông máu tốt.
Một số tác dụng khác của hoạt chất polyphenol trong hạt đu đủ gồm điều trị bệnh tim mạch, duy trì sức khỏe não bộ, duy trì nồng độ đường trong máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
Trong hạt đu đủ còn chứa nhiều thành phần có lợi như enzyme papain, khoáng chất vi lượng… Vì thế chúng có thể mang đến những lợi ích sau trong quá trình điều trị gai cột sống:
- Hoạt chất papain có khả năng làm mềm cơ thịt, mài mòn gai cột sống. Đồng thời kích thích quá trình sản sinh dịch bôi trơn, giảm đau và giảm sự cọ xát của các gai xương
- Nồng độ enzyme papain cao trong hạt đu đủ có khả năng phân giải protein, ức chế hoạt động và loại bỏ ký sinh trùng
- Chống nhiễm khuẩn
- Duy trì sức khỏe xương khớp, hỗ trợ kiểm soát bệnh gai cột sống
- Hỗ trợ thư giãn cơ và giải nén dây thần kinh
- Bảo vệ đường tiêu hóa và tăng khả năng trao đổi các chất trong cơ thể
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm cột sống…
Trong Y học cổ truyền, hạt đu đủ có vị đắng, có tác dụng trừ phong thấp, tiêu viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ mài mòn những mỏm gai xương dư thừa. Do đó, khi bị gai cột sống, người bệnh có thể thêm hạt đu đủ vào quá trình điều trị để hỗ trợ chữa lành cột sống tổn thương, giảm triệu chứng, ngăn thoái hóa cột sống và gai xương tiến triển.
Hướng dẫn cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ
Có nhiều cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ (độc vị hoặc kết hợp các vị thuốc khác). Tùy thuộc vào tình trạng và mục đích điều trị, người bệnh có thể áp dụng một trong các cách dưới đây:
1. Cách chườm đắp với hạt đu đủ chữa gai cột sống
Chườm đắp với hạt đu đủ chữa gai cột sống là biện pháp chữa bệnh đơn giản, dễ thực hiện và tương đối an toàn. Biện pháp này có tác dụng làm ấm khu vực tổn thương, giúp giảm đau, tăng lưu thông máu và chất dinh dưỡng. Từ đó đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, ngăn gai xương phát triển nhanh.
Ngoài ra cách chườm đắp với hạt đu đủ còn giúp người bệnh cải thiện tình trạng co cứng, giảm tê bì, phòng ngừa yếu cơ, thư giãn cột sống và mô mềm xung quanh. Đồng thời tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Hướng dẫn cách chườm đắp với hạt đu đủ chữa gai cột sống:
Nguyên liệu:
- 1 quả đu đủ chín.
Cách thực hiện:
- Bổ đôi quả đu đủ và lấy phần hạt đen bên trong
- Rửa và chà xát hạt đu đủ để loại bỏ lớp màng trắng bên ngoài
- Để ráo nguyên liệu và giã nát, đựng nguyên liệu trong túi vải sạch và buộc chặt miệng
- Thực hiện chườm đắp túi nguyên liệu lên khu vực bị tổn thương trong 30 phút
- Tiếp tục xoa bóp trong 5 phút hoặc tắm với nước ấm để tăng hiệu quả
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 30 phút.
2. Cách kết hợp hạt đu đủ và lá lốt điều trị gai cột sống
Lá lốt có tính ấm, chứa nhiều thành phần có khả năng giảm viêm, sát khuẩn, trừ phong, tán hàn và giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra khi chườm ấm, loại thảo dược này còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành tổn thương, ngăn gai xương tiến triển. Đồng thời thư giãn dây chằng, cơ, dây thần kinh cột sống, giảm tê bì, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
Vì thế việc kết hợp hạt đu đủ và lá lốt có thể giúp người bệnh điều trị gai cột sống và cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Hướng dẫn cách kết hợp hạt đu đủ và lá lốt điều trị gai cột sống:
Nguyên liệu:
- Hạt đen từ 1 quả đu đủ chín
- Một nắm lá lốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hạt đu đủ và loại bỏ lớp màng bên ngoài
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước
- Xào nóng lá lốt và hạt đu đủ trong 10 phút hoặc đến khi các nguyên liệu khô hoàn toàn
- Đựng hỗn hợp trong túi vải sạch và buộc chặt miệng
- Dùng túi này chườm lên khu vực có gai xương đến khi nguyên liệu nguội hẳn thì sao nóng và chườm thêm một lần nữa
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần. Nên áp dụng trước khi đi ngủ để tránh cơn đau làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3. Cách điều trị gai cột sống bằng nước sắc hạt đu đủ
Trong quá trình điều trị gai cột sống, người bệnh có thể uống nước sắc hạt đu đủ thay nước lọc để tăng khả năng điều trị bệnh và kiểm soát triệu chứng. Biện pháp này mang đến những lợi ích sau:
- Chống viêm, giảm đau
- Cải thiện tình trạng co cứng khiến bệnh nhân vận động khó khăn
- Bảo vệ và ngăn tổn thương cột sống do các góc tự do
- Giảm nguy cơ tiến triển viêm và thoái hóa cột sống
- Góp phần ngăn chặn gai xương gia tăng kích thước.
Hướng dẫn cách điều trị gai cột sống bằng nước sắc hạt đu đủ:
Nguyên liệu:
- 1 quả đu đủ già.
Cách thực hiện:
- Bổ đôi quả đu đủ và lấy phần hạt đen bên trong
- Rửa sạch hạt đu đủ, cho vào nồi và thêm 2 lít nước
- Tiến hành đun sôi trong 15 phút. Lọc lấy nước uống, không dùng hạt để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa và ngộ độc
- Uống nước sắc hạt đu đủ thay nước lọc mỗi ngày
- Uống mỗi ngày 1 lần, duy trì trong 1 tháng để kiểm soát bệnh.
Những điều cần lưu ý khi chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ
Trong hạt đu đủ chứa một lượng độc tính nhất định. Vì thế khi chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ, người bệnh nên lưu lại một số lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn và tăng khả năng điều trị:
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hạt đu đủ điều trị gai cột sống.
- Không sử dụng hạt đu đủ nếu không mắc bệnh.
- Chỉ sử dụng nước sắc, không nuốt hạt đu đủ. Vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày và tăng khả năng ngộ độc.
- Khi sử dụng hạt đu đủ, người bệnh nên sử dụng hạt đen và chắc. Không nên sử dụng hạt lép hoặc non (hạt trắng) vì sẽ không mang lại hiệu quả cao.
- Không áp dụng phương pháp chườm đắp cho những khu vực có vết thương hở hoặc vùng da quá nhạy cảm. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây bỏng da, ngứa da hoặc khiến da bị kích ứng.
- Nước sắc hạt đu đủ nên được uống hết trong ngày. Tuyệt đối không để sang ngày hôm sau.
- Các cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ tương đối lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng để tránh phát sinh rủi ro và gây phản tác dụng.
- Không nên tiếp tục sử dụng hạt đu đủ nếu có bất thường. Điển hình như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tổn thương da ngứa da…
- Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, hiệu quả điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ có thể khác nhau ở mỗi người.
- Cần kiên trì, không điều trị ngắn quãng để sớm đạt hiệu quả chữa bệnh.
- Các cách điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, gai xương nhỏ và đau không quá nghiêm trọng. Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên tham vấn y khoa để tìm kiếm các phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Nếu không đạt hiệu quả sau 10 ngày áp dụng, người bệnh nên thăm khám và thay đổi phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên duy trì thói quen luyện tập, ăn uống đủ chất, không mang vác vật nặng, không luyện tập gắng sức, nên ngủ đủ giấc và loại bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị của hạt đu đủ.
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra quá trình tiến triển và khả năng gây biến chứng của gai cột sống. Từ đó có những phương pháp phòng ngừa và xử lý phù hợp.
Nhìn chung các cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ tương đối an toàn, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị đúng cách, đảm bảo an toàn và tính hiệu quả. Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên thăm khám để dự phòng rủi ro và áp dụng các phương pháp xử lý nếu cần thiết.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!