Các Loại Thuốc Trị Gai Gót Chân Hiện Nay Và Lưu Ý
Các loại thuốc trị gai gót chân nhằm mục đích giảm đau, chống viêm và giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống hàng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro cũng như tác dụng phụ không mong muốn.
Gai gót chân uống thuốc gì tốt nhất?
Gai gót chân là tình trạng xương mọc ra theo hình móc câu ở mặt sau hoặc đáy của xương gót chân, dẫn đến đau đớn và căng thẳng, đặc biệt là khi người bệnh di chuyển. Các gai xương có thể phát triển dài theo thời gian, gây tổn thương dây chằng ở bàn chân hoặc gân achilles, dẫn đến viêm cân gan chân hoặc viêm gân achilles.
Trong hầu hết các trường hợp, gai gót chân không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể dẫn phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.
Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị gai gót chân, chẳng hạn như:
1. Acetaminophen
Acetaminophen hay Paracetamol được sử dụng để cải thiện những cơn đau nhẹ ở người bệnh gai gót chân. Acetaminophen không có tác dụng chống viêm, tuy nhiên mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt và cũng ít gây ra các vấn đề dạ dày hơn NSAID (như ibuprofen hoặc aspirin). Ngoài ra, Acetaminophen được cho là an toàn và phù hợp với những người lớn tuổi và người có các bệnh về dạ dày.
Vì những lý do này do đó Acetaminophen là một trong những loại thuốc trị gai gót chân phổ biến và được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị các bệnh viêm khớp. Tuy nhiên những người bị bệnh gan, người uống nhiều rượu và người đang dùng thuốc làm loãng máu nên tránh tiêu thụ Acetaminophen trong hơn 10 ngày liên tiếp. Sử dụng thuốc một cách thận trọng và theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
2. Thuốc giảm đau tại chỗ
Các loại kem, gel hoặc miếng dán giảm đau tại chỗ, chẳng hạn như salonpas, có thể điều trị các cơn đau nhức xương khớp, đau gót chân hoặc gai xương một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các loại thuốc này cũng có sẵn và có thể sử dụng mà không cần kê đơn và thường được sử dụng chung với thuốc uống để tăng cường hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau tại chỗ không nên được sử dụng kèm các loại thuốc điều trị ngoài da khác, chẳng hạn như chườm nóng hoặc đắp tinh dầu. Điều này có thể gây tổn thương bề mặt da, thậm chí là gây bỏng do quá nhiều nhiệt.
3. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để điều trị gai gót chân cũng như các bệnh viêm xương khớp hoặc viêm ảnh hưởng đến khớp khác. Các loại NSAID phổ biến bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Đôi khi có thể sử dụng NSAID trong một thời gian kéo dài để ngăn ngừa nguy có tái phát. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAID thường liên quan đến dạ dày, chẳng hạn như đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, loét dạ dày, thậm chí là chảy máu. NSAID cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các đối tượng nguy cơ, chẳng hạn như ở người cao tuổi, sử dụng với liều cao hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian kéo dài.
Ngoài ra, có một số loại thuốc trị gai gót chân khác cũng có chứa NSAID, do đó người bệnh cần đọc kỹ thành phần của thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ kê đơn để được hướng dẫn cụ thể.
4. Tiêm Cortisone
Các loại cortisone đường uống thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong trường hợp gai xương hoặc gai gót chân, người bệnh thường được đề nghị tiêm cortisone để cải thiện cơn đau nhanh chóng và phục hồi chức năng.
Glucocorticoid là loại cortisone phổ biến nhất, có thể được sử dụng để điều trị gai gót chân mà không đáp ứng với NSAID. Loại thuốc tiêm này được thiết kế để giảm viêm một cách nhanh chóng và được sử dụng với thuốc tiêm để gây tê, giảm đau cũng như giúp người bệnh khôi phục lại các hoạt động bình thường.
Thuốc tiêm cortisone có thể được tiêm nhắc lại 1 – 2 lần mỗi năm nếu cần thiết. Điều này có thể gây tổn thương các mô và xương, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Phương pháp điều trị gai gót chân khác
Ngoại trừ các loại thuốc trị gai gót chân, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp tự chăm sóc cũng như cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện cơn đau do gai gót chân và hỗ trợ phục hồi hoạt động bình thường của người bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị bao gồm:
- Dành thời gian để gót chân nghỉ ngơi. Nếu có thói quen chạy bộ hoặc đi bộ, hãy nghỉ ngơi ngay khi gót chân cảm thấy đau đớn.
- Chườm lạnh hoặc chườm đá ở lòng bàn chân có thể giúp giảm đau gót chân cũng như ngăn ngăn ngừa gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mang giày hoặc sử dụng lót giày có tác dụng nâng đỡ vòm chân và bảo vệ cơ bàn chân và giảm đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị gai gót chân
Để sử dụng thuốc điều trị gai gót chân mang lại hiệu quả cao và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chỉ dẫn cụ thể liều lượng và cách sử dụng thuốc.
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng quy định, không tự ý theo đổi lượng thuốc mà không thông báo với bác sĩ chuyên môn.
- Không nên ngừng sử dụng thuốc ngay khi cảm thấy tốt hơn, điều này có thể khiến các triệu chứng tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Theo dõi các phản ứng của cơ thể để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn, hãy thông báo với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc sức khỏe kịp lúc.
Ngoài ra, gai gót chân là một tình trạng vĩnh viễn, không thể tự khỏi. Tuy nhiên bệnh lý này thường không nghiêm trọng và có thể phòng ngừa tái phát bằng cách chăm sóc sức khỏe xương khớp cũng như duy trị vận động phù hợp. Cách tốt nhất để phòng ngừa gai gót chân là tăng cường sức khỏe tổng thể của bàn chân. Người bệnh cần tránh những căng thẳng hàng ngày lên gót chân và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Theo nguyên tắc, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh hoạt động khi gót chân bị đau đớn hoặc khó chịu. Tiếp tục đi bộ hoặc vận động khi gót chân đau đớn có thể dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài ở gót chân.
Nếu bị đau gót chân sau một ngày dài, người bệnh nên chườm đá và để chân có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.
Sau khi hình thành, các gai gót là vĩnh viễn và không thể tự biến mất. Các loại thuốc điều trị gai gót chân được sử dụng để giảm đau, chống viêm cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu các triệu chứng kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên vì gai gót chân thường không nghiêm trọng, do đó phẫu thuật rất ít khi được chỉ định.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!