3 Cách Chữa Gai Gót Chân Bằng Hạt Đu Đủ Hay Nhất
Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ có tác dụng giảm viêm, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Đồng thời giảm sưng và cải thiện cảm giác đau nhức do gai xương. Ngoài ra trong hạt đu đủ còn chứa những hoạt chất có tác dụng ăn mòn gai xương, ngăn bệnh tiến triển theo hướng xấu.
Hạt đu đủ chữa gai gót chân được không?
Gai gót chân là tình trạng lắng tụ canxi ở gót chân/ vòm bàn chân tạo thành gai xương. Trong thời gian đầu, gai xương có kích thước nhỏ và hầu như không gây đau. Sau một thời gian tiến triển, gai xương có thể gia tăng kích thước làm ảnh hưởng đến các mô và dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng viêm sưng, nóng rát, đau nhức âm ỉ kéo dài.
Thông thường, ở những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau một thời gian áp dụng cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ. Đây là một cách chữa bệnh theo dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi hạt đu đủ khá lành tính và mang đến nhiều lợi ích khi sử dụng.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, trong hạt đu đủ chứa những hoạt chất có lợi cho quá trình điều trị gai gót chân. Bao gồm chymopapain, phenolic, flavonoid, papain… Những hoạt chất này có tác dụng giảm đau, làm dịu tình trạng sưng nóng, làm mềm cơ thịt và ăn mòn gai xương. Ngoài ra flavonoid là một chất chống oxy hóa và chống viêm cực mạnh. Chất này có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn gai xương tiến triển và hạn chế viêm.
Theo Y học cổ truyền, hạt đu đủ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Khi chườm nóng, hạt đu đủ giúp thư giãn mô và các dây thần kinh, kích thích lưu thông máu. Từ đó giảm cảm cảm giác đau nhức và tê bì khó chịu, cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Đồng thời giảm nhanh tình trạng sưng đỏ.
Một số tác dụng khác gồm:
- Cung cấp nhiều enzyme tốt cho hệ tiêu hóa
- Ngăn ngừa bệnh thận
- Giảm thiểu nguy cơ ung thư
- Giải độc gan
- Cải thiện những vấn đề về da
- Duy trì khả năng sinh sản
- Chống nhiễm trùng
Hạt đu đủ mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh của nó thường chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và sử dụng đều đặn. Ngoài ra không nên lạm dụng hạt đu đủ (dùng trong) vì việc sử dụng vượt quá số liều khuyến cáo có thể gây ngộ độc.
Hướng dẫn cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ
Có nhiều cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ. Dưới đây là những cách được áp dụng phổ biến và mang đến hiệu quả cao:
1. Cách chườm đắp với hạt đu đủ chữa gai gót chân
Đây là cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ được áp dụng phổ biến nhất. Thường xuyên chườm đắp với hạt đu đủ có thể giúp tăng lưu thông máu quanh bàn chân, thư giãn các mô mềm, khớp xương và dây thần kinh.
Ngoài ra cách chườm đắp với hạt đu đủ chữa gai gót chân còn giúp giảm đau nhanh, cải thiện tình trạng sưng và đau nhức, tăng vận động cho người bệnh. Đối với cách dùng ngoài, các hoạt chất sẽ tác động trực tiếp vào vết thương và phát huy tác dụng nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- 50 gram hạt đu đủ già.
Cách thực hiện:
- Ngâm rửa hạt đu đủ và dùng tay chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ lớp màng bao xung quanh hạt
- Để ráo nước, sao đó giã nát hạt đu đủ
- Chia hạt đu đủ thành hai phần. Lần lượt lấy từng phần bọc trong một miếng vải sạch và chườm lên gót chân bị đau, giữ nguyên trong 15 phút
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày. Sau 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng của bệnh gai gót chân thuyên giảm đáng kể.
2. Cách chữa gai gót chân bằng nước sắc hạt đu đủ
Với cách chữa gai gót chân bằng nước sắc hạt đu đủ, những hoạt chất có lợi trong hạt đu đủ sẽ được hấp thu và mang đến lợi ích từ bên trong cơ thể. Từ đó giúp loại bỏ căn nguyên, ngăn gai xương phát triển và kiểm soát tốt các triệu chứng gồm sưng, đau, viêm… Ngoài ra việc áp dụng cách chữa gai gót chân bằng nước sắc hạt đu đủ còn giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương. Đồng thời ngăn bệnh tái phát trong tương lai.
So với cách dùng ngoài, uống nước sắc hạt đu đủ thường mang đến hiệu quả chậm nhưng có thể loại trừ căn nguyên nếu được sử dụng trong một thời gian dài.
Nguyên liệu:
- 50 gram hạt đu đủ già.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch hạt đu đủ, dùng tay chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ lớp màng bọc bên ngoài
- Cho hạt đu đủ và 1 lít nước lọc vào ấm
- Đun sôi trong 15 phút
- Lọc lấy nước uống, không dùng bã
- Chia nước sắc hạt đu đủ thành nhiều phần và uống hết trong ngày
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày. Kiên trì trong 10 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm.
3. Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ và lá lốt
Để sớm khắc phục các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể thử áp dụng cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ kết hợp với lá lốt. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm và chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh, làm dịu tình trạng sưng đỏ và đẩy nhanh tiến độ chữa lành các mô tổn thương do gai xương gót chân.
Ngoài ra khi chườm ấm, lá lốt còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cảm giác tê bì, cải thiện tình trạng cứng khớp và khó vận động. Đồng thời hỗ trợ hạt đu đủ làm mòn gai xương gót chân. Từ đó sớm khắc phục bệnh lý và kiểm soát tốt tình trạng.
Nguyên liệu:
- Một nắm hạt đu đủ già
- Một nắm lá lốt tươi.
Cách thực hiện:
- Ngâm lá lốt trong nước muối và rửa sạch. Để ráo nước
- Ngâm và rửa sạch hạt đu đủ, dùng tay chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ lớp màng bọc bên ngoài. Để ráo nước
- Cho hạt đu đủ và lá lốt vào chảo, sao nóng đến khi nguyên liệu ngã sang màu vàng hoặc khô hoàn toàn
- Bọc hỗn hợp bằng một miếng vải sạch, sau đó chườm lên gót chân bị đau
- Khi nguyên liệu nguội hẳn, sao nóng và chườm thêm một lần nữa
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau 5 – 7 ngày có thể nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý khi dùng hạt đu đủ chữa gai gót chân
Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ có các bước thực hiện đơn giản và mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nước sắc vì hạt đu đủ rất dễ gây ngộ độc.
Các nghiên cứu cho thấy chất carpine được tìm thấy trong hạt đu đủ có khả năng gây suy nhược thần kinh và làm cơ thể bị rối loạn mạch đập. Vì thế tuyệt đối không lạm dụng cũng như sử dụng hạt đu đủ vượt quá số liều quy định. Ngoài ra không được nuốt hạt đu đủ.
Bên cạnh đó bạn cần lưu ý thêm một số điều dưới đây khi dùng hạt đu đủ chữa gai gót chân:
- Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng hạt đu đủ điều trị gai gót chân.
- Cách dùng hạt đu đủ điều trị gai gót chân phù hợp với trường hợp có triệu chứng nhẹ và vừa. Những trường hợp nặng, gai xương có kích thước lớn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc áp dụng những cách chữa bệnh chuyên sâu hơn.
- Không nên dùng hạt đu đủ để thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.
- Không tự ý dùng nước sắc hạt đu đủ với thuốc tây vì điều này có thể gây hiện tượng cạnh tranh và tăng nguy cơ ngộ độc.
- Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng hiệu quả đạt được từ cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ còn phụ thuộc vào kích thước gai xương, mức độ tổn thương và yếu tố cơ địa của mỗi người. Ngoài ra tương tự như những cách chữa bệnh theo dân gian khác, hạt đu đủ thường mang đến hiệu quả điều trị chậm. Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng các cách chữa bệnh mỗi ngày để sớm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sau 10 ngày áp dụng, nếu không đạt được hiệu quả hoặc gặp triệu chứng bất thường trong quá trình chữa trị, người bệnh nên ngừng sử dụng hạt đu đủ. Đồng thời lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Để đảm bảo chất lượng, bạn nên tự tách lấy hạt từ một quả đu đủ chín.
- Không nên dùng hạt đu đủ chườm đắp quá lâu. Vì điều này có thể gây bỏng rát và khiến da bị tổn thương.
- Nên thăm khám định kỳ để kiểm tra hiệu quả điều trị bệnh.
- Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ nên được áp dụng với chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học, vận động đúng cách để giảm nhẹ triệu chứng và sớm khắc phục tình trạng. Ngoài ra nên dùng dép cho người bị gai gót chân để tránh tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Nhìn chung cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị, giúp kháng viêm, giảm triệu chứng sưng và đau, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Tuy nhiên hạt đu đủ cần được sử dụng đúng cách và kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo độ an toàn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!