Gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau phải làm sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

8Gai cột sống chèn dây thần kinh có thể gây viêm các dây thần kinh và dẫn đến đau đớn. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Gai cột sống chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn dây thần kinh cần được điều trị phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống

Gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau như thế nào?

Gai cột sống là các khối u cứng, nhẵn giống như một xương phụ hình thành các đầu các đốt sống, nơi hai đốt sống kết nối với nhau. Tình trạng này thường phổ biến ở những người trên 50 tuổi, có thể phổ biến ở cổ hoặc lưng và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến các cơn đau lưng.

Các gai cột sống có thể gây đau, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, gai xương không gây ra dấu hiệu nhận biết. Do đó, điều trị trọng nhất là xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cơn đau lưng để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Đôi khi, các gai cột sống có thể chèn ép lên dây thần kinh, điều này dẫn đến đau đớn, viêm và ảnh hưởng đến các hoạt động của khu vực bị ảnh hưởng. Sự phát triển của các gai xương có thể gây thu hẹp ống thần kinh, nơi các rễ thần kinh thoát ra khỏi cột sống. Điều này gây thu hẹp không gian ống sống, khiến các rễ thần kinh bị chèn ép.

Gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau hoặc dị cảm (ngứa ran). Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị viêm, người bệnh có thể bị đau đớn dữ dội hoặc khó chịu nói chung.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, gai cột sống phát triển có thể dẫn đến một số ảnh hưởng khác, bao gồm:

  • Viêm khớp: Các gai xương ở cột sống có thể gây viêm các đốt sống liền kề nhau, điều này dẫn đến ma sát và viêm. Tình trạng viêm có thể dẫn đến đau đớn, cứng khớp và một số triệu chứng khác.
  • Chèn ép tủy sống: Đôi khi các gai xương có thể phát triển vào ống sống, nói tủy sống di chuyển. Điều này có thể gây thu hẹp không gian ống sống, dẫn đến đau lưng, suy nhược cơ thể, mất sức khỏe và một số dấu hiệu khác.

Triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh

Khi gai cột sống chèn dây thần kinh, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu nói chung ở khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng khác mà không cảm thấy đau.

Nguyên nhân gai cột sống
Gai cột sống chèn ép dây thần kinh có thể gây đau thắt lưng

Cụ thể, một số dấu hiệu nhận biết gai cột sống chèn dây thần kinh  bao gồm:

  • Đau ở khu vực bị ảnh hưởng, chẳng hạn như cổ hoặc đau thắt lưng;
  • Đau lan tỏa đến các khu vực khác, chẳng hạn như đau dây thần kinh tọa;
  • Tê hoặc ngứa ran khắp cơ thể;
  • Có cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở khu vực bị ảnh hưởng;
  •  Sức mạnh yếu, đặc biệt là khi thục hiện một số hoạt động nhất định.

Đôi khi các triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh có thể trở nên nghiêm trọng hơn như người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như quay đầu hoặc căng cổ.

Gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau phải làm sao?

Gai cột sống chèn dây thần kinh có thể cần được điều trị y tế chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để cải thiện các cơn đau nhẹ hoặc xử lý tạm thời trước khi đến bệnh viện.

Các biện pháp xử lý tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh tại nhà phổ biến bao gồm:

1. Điều chỉnh tư thế

Đôi khi người bệnh có thể thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng để cải thiện các cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Người bệnh có thể chọn các tư thế để cảm thấy giảm đau và dành nhiều thời gian cho tư thế này.

Tuy nhiên, khi ngồi hoặc đứng, người  bệnh nên giữ thẳng cột sống để tránh gây ảnh hưởng đến cột sống.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giảm đau do chèn ép dây thần kinh. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và tránh các hoạt động có thể gây đau lưng, chẳng hạn như chơi quần vợt, chơi gôn hoặc hoạt động thể chất vất vả.

Cách chữa gai cột sống
Dành thời gian nghỉ ngơi để cột sống có thời gian hồi phục

Dành thời gian nghỉ ngơi đến khi các triệu chứng đã được cải thiện hoàn toàn. Lúc này người bệnh có thể quay về các hoạt động bình thường, tuy nhiên cần lưu ý đến các dấu hiệu liên quan và tránh các hoạt động nếu cơn đau quay trở lại.

3. Cố định vị trí đau

Nếu gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau thắt lưng hoặc cổ, người bệnh có thể nẹp hoặc cố định cổ (thắt lưng) để giúp cột sống nghỉ ngơi và bảo vệ cột sống.

4. Chườm nóng

Người bệnh có thể áp dụng nhiệt để thư giãn các cơ xung quanh dây thần kinh bị chèn ép. Nhiệt độ cao cũng có thể tăng cường lưu lượng máu lưu thông và kích thích quá trình điều trị các triệu chứng.

Người bệnh có thể chườm túi nước ấm hoặc sử dụng các miếng đệm sưởi có bán tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên không chườm nóng quá 10 – 15 phút mỗi lần. Điều này có thể gây kích ứng và dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.

5. Chườm lạnh

Nước lạnh hoặc chườm đá có thể làm giảm sưng và viêm. Người bệnh có thể quấn khăn mỏng quanh túi nước đá và chườm trực tiếp lên vùng dây thần kinh bị chèn ép trong 10 – 15 phút mỗi lần để cải thiện các cơn đau.

6. Kéo giãn cột sống

Thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng có thể giảm áp lực tác động lên các dây thần kinh và cải thiện các triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh.

Một số tư thế kéo giãn cột sống bao gồm:

+ Tư thế trẻ em:

Đây là tư thế yoga truyền thống có tác dụng tăng cường co mông, gân kheo và kéo giãn cột sống. Thực hiện tư thế này có thể giúp giảm đau, thả lỏng các cơ ở thắt lưng, thúc đẩy sự linh hoạt và lưu thông máu khắp cột sống.

Người bệnh thực hiện tư thế trẻ em theo các bước sau:

  • Chống hai tay và đầu gối xuống đất;
  • Gập người về phía trước kết hợp gập hông, đưa hai tay ra trước mặt;
  • Đặt bụng ở trên đùi;
  • Mở rộng cánh tay và đặt ở phía trước hoặc dọc theo hai bên cơ thể, lòng bàn tay hướng lên trên;
  • Tập trung vào việc hít thở sâu và thư giãn các khu vực bị đau;
  • Giữ yên tư thế trong tối đa 1 phút.

Người bệnh có thể thực hiện tư thế này vài lần mỗi ngày để kéo căng cơ và cải thiện cơn đau do gai cột sống gây chèn ép dây thần kinh.

điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh
Thường xuyên tập thể dục để cải thiện các triệu chứng gai cột sống

+ Căng đầu gối đến ngực:

Động tác này có thể hỗ trợ thư giãn hông, đùi, mông và thúc đẩy kéo giãn cột sống.

Để thực hiện động tác, người bệnh thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa, co cả hai đầu gối và đặt bàn chân lên sàn nhà;
  • Giữ đầu gối trái uốn cong hoặc duỗi thẳng ra dọc theo sàn nhà;
  • Thu đầu gối phải vào ngực, đưa hai tay ra sau đùi hoặc xương ống chân;
  • Kéo căng từ xương cụt đến hông và tranh nâng hông lên cao;
  • Kết hợp hít thở sâu để giải phóng căng thẳng tác động lên cột sống;
  • Giữ yên tư thế trong 1 – 3 phút;
  • Lặp lại với chân còn lại.

Các bài tập có thể cải thiện cơn đau ở cột sống hiệu quả. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, người bệnh nên nghỉ ngơi và tránh các chuyển động dẫn đến cơn đau.

7. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu các cơn đau nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp điều trị không dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc aspirin để cải thiện các triệu chứng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước sử dụng thuốc.

Nếu tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau đớn dữ dội hoặc tái phát liên tục, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể kê loại thuốc chống viêm mạnh hơn hoặc đề nghị các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp X – quang, để xác định các dây thần kinh bị chèn ép và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ngoài ra, điều quan trọng là người bệnh cần dừng các biện pháp điều trị tại nhà nếu các biện pháp gây tổn thương, tê liệt, đau đớn hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phẫu thuật điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh

Nếu tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật được đề nghị cho tình trạng gai xương đau đớn không ngừng hoặc khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chức năng, khả năng vận động hoặc cảm giác của người bệnh.

phẫu thuật gai cột sống
Phẫu thuật gai cột sống được đề nghị cho các trường hợp nghiêm trọng

Có nhiều loại phẫu thuật gai cột sống khác nhau và loại phẫu thuật được chỉ định phụ thuộc vào bác sĩ chuyên môn và các triệu chứng liên quan. Cụ thể, các loại phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Loại bỏ gai xương: Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ sử dụng các dụng cụ đặc biệt đẻ loại bỏ các mẫu gai xương ra khỏi đốt sống. Tuy nhiên, khi các gai xương gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ mảnh xương ở phía trên rễ thần kinh.
  • Phẫu thuật laminectomy: Phẫu thuật này được thực hiện để làm giảm áp lực lên cột sống do hẹp ống sống trung tâm. Trong quá trình phẫu thuật này, một phần của đốt sống bị ảnh hưởng sẽ bị loại bỏ. Điều này có thể tạo nhiều không gian hơn cho tủy sống và hạn chế áp lực lên rễ thần kinh.
  • Phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp (Foraminotomy): Phẫu thuật này được thực hiện để làm áp lực lên rễ thần kinh. Mọi rễ thần kinh đều đi qua một lỗ trống (là một đường rỗng) ở hai đốt sống liền kề. Trong quá trình phẫu thuật này, bác sĩ có thể cắt bỏ hoặc cạo bớt lỗ này. Điều này có thể tạo không gian cho dây thần kinh, giảm bớt sự chèn ép vào rễ thần kinh và giảm đau.

Phẫu thuật có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau lưng, cổ và các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa gai cột sống gây chèn ép dây thần kinh

Gai cột sống được xem là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Do đó, không có biện pháp phòng ngừa tất cả nguy cơ gây gai cột sống. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ gai cột sống chèn ép dây thần kinh với một số lưu ý như:

phòng ngừa gai cột sống chèn ép dây thần kinh
Thường xuyên tập thể dục có thể phòng ngừa gai cột sống chèn ép dây thần kinh
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cột sống khi cần thiết. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập đơn giản, chẳng hạn như đi bộ nhanh để tăng cường lưu lượng máu đến cột sống và kéo căng cơ bắp. Ngoài ra, các bài tập thể dục dưới nước có thể điều hòa các cơ bị tổn thương, giảm ma sát và ngăn ngừa các cơn đau.
  • Thay đổi tư thế: Việc ngồi cúi người về phía trước có thể tạo áp lực lên đến cột sống và dẫn đến gai cột sống. Do đó, người bệnh có thể sử dụng ghế làm việc hỗ trợ lưng và đùi một cách chính xác. Người bệnh có thể đặt một chiếc khăn nhỏ cuộn bên dưới lưng để hỗ trợ lưng. Ngoài ra, người bệnh có thể đứng lên vận động nhẹ nhàng sau môi 50 phút để giúp cột sống linh động.
  • Nâng đồ vật đúng cách: Nâng đồ vật sai cách là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây tổn thương cột sống và tăng nguy cơ hình thành gai xương. Khi nâng đồ vật, người bệnh hạ thấp đầu gối (không uốn cong lưng), dùng sức ở chân và hông để nâng vật nặng. Tránh uốn cong lưng khi nâng đồ vật, điều này có thể gây tổn thương lưng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau các hoạt động tác động đến lưng trong một thời gian dài, chẳng hạn như như uốn cong lưng, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cột sống. Người bệnh nên đứng thẳng trong vài phút để các mô cột sống được phục hồi và tái tạo hình dạng phù hợp.
  • Hạn chế stress: Quản lý căng thẳng tinh thần và hạn chế stress có thể hỗ trợ giảm áp lực tác động đến cột sống, ngăn ngừa gai xương và các vấn đề liên quan.

Gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau là một vấn đề phổ biến và cần được điều trị phù hợp để tăng cường chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa và tránh các rủi ro liên quan. Thường xuyên tập thể dục và duy trì vận động để tăng cường sức khỏe cột sống và tránh các rủi ro không mong muốn.

Tham khảo thêm: 7 cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà – Hiệu quả mà rẻ

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua