Bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Bị gai gót chân có nên đi bộ
Tìm hiểu thông tin bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không

 Bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không?

Đi bộ và chạy bộ là các hoạt động thể thao đơn giản và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị bệnh gai gót chân có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Theo các chuyên gia, đối với người bị gai gót chân, việc đi bộ và chạy bộ có thể thực hiện bình thường mà không gây ra các rủi ro không mong muốn. Hầu hết các trường hợp, gai gót chân thường không gây đau đớn hoặc các triệu chứng khác, do đó việc đi và chạy bộ thường không bị ảnh hưởng nhiều. Người bệnh có thể đi bộ ngắn thường xuyên như một bài tập phục hồi chức năng dưới và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên trong trường hợp gai gót chân gây đau đớn và việc đi bộ có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên cơn đau thường biến mất khi người bệnh tiếp tục di chuyển và duy trì vận động.

Cơn đau do gai xương gót chân thường xảy ra do áp lực tác động lên các cơ hoặc các mô mềm khác ở chân. Tuy nhiên nếu người bệnh tập luyện để tăng cường sức mạnh và căng cơ bắp, có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với trường hợp gai gót chân nghiêm trọng, gây viêm, sưng hoặc đau đớn dữ dội, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh đi hoặc chạy trong thời gian đau. Trong trường hợp này, việc vận động mạnh, chẳng hạn như chạy bộ có thể gây tổn thương các mô hoặc khiến triệu chứng gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại bị gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể và xây dựng kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, trước khi bắt đầu tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể chất cụ thể, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cách đi bộ, chạy bộ an toàn cho người bị gai gót chân

Đi bộ và chạy bộ cung cấp khả năng điều hòa nhịp điệu cho cơ thể, tuy nhiên đối với người bị gai gót chân, căng thẳng do các động tác lặp lại thường xuyên, đặc biệt là khi chạy đường dài, có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu.

Theo nguyên tắc chung, để giảm thiểu các rủi ro và chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, bao gồm chạy bộ và đi bộ, người bệnh nên có chế độ luyện tập phù hợp. Khi đi bộ và chạy bộ, người bệnh cần khởi động trước khi chạy, sử dụng giày chạy phù hợp, lựa chọn bề mặt bằng chạy bằng phẳng và chọn khoảng cách luyện tập phù hợp. Ngoài ra, khi đi bộ hoặc chạy bộ, người bệnh cần điều hòa hơi thở ở bụng, lưng dưới và các cơ liên quan đến quan để ngăn ngừa các chấn thương liên quan.

Cụ thể, để đi bộ và chạy bộ an toàn với tình trạng gai gót chân, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Điều trị gai gót chân

Điều trị gai gót chân chủ yếu bằng các phương pháp tự chăm sóc và thay đổi lối sống. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị gai gót chân tại nhà, chẳng hạn như:

gai gót chân có nên đi bộ không
Dành thời gian nghỉ ngơi nếu nhận thấy các cơn đau đớn hoặc khó chịu ở gót chân
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm lạnh trong tối đa 15 phút mỗi lần để giảm cơn đau tạm thời ở gót chân. Chườm lạnh cũng có thể làm giảm sưng tấy, chống viêm. Chườm lạnh mang lại hiệu quả tốt hơn so với chườm nóng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Cơn đau cấp tính hoặc ngắn hạn có thể được cải thiện với các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp điều trị được khuyến khích để cải thiện tình trạng đau đớn do gai gót chân gây ra. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm bớt cơn đau cấp tính và ngăn các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều đặc biệt là người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khi đi bộ hoặc chạy bộ, điều này giúp chân có thời gian nghỉ ngơi sau các tác động.
  • Lót giày chỉnh hình: Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng miếng lót giày chỉnh hình, chẳng hạn như miếng đệm gót chân để hỗ trợ vòm bàn chân và gót chân để giảm đau. Miếng đệm gót chân cũng có thể ngăn ngừa các tổn thương thêm và bảo vệ gót chân toàn diện.
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: Đối với các cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc tiêm corticosteroid để chống viêm, giảm đau và hỗ trợ vòm bàn chân.

2. Làm ấm cơ thể trước khi luyện tập

Gai gót chân có thể tác động đến các mô mềm và gây đau nếu người bệnh không khởi động kỹ trước khi chạy. Do đó, trước khi đi bộ hoặc chạy bộ, người bệnh nên tiến hành làm ấm cơ thể, bao gồm:

  • Xây dựng tốc độ dần dần: Người bệnh bắt đầu luyện tập bằng việc đi bộ chậm từ 1 – 2 phút, sau đó bắt đầu chạy bộ ngắn và tăng tốc;
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu: Các bài tập Aerobic, chẳng hạn như nhảy dây, gập bụng, chống đẩy có thể làm ấm cơ thể trước khi chạy bộ. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau và tránh các chấn thương liên quan;
  • Tập yoga: Một số động tác yoga có thể kéo căng cơ ở chân, làm ấm cơ thể và tăng lưu lượng máu để chuẩn bị cho cơ thể tập thể dục.

Mục tiêu của các bài tập khởi động là tạo điều kiện cho máu lưu thông và giúp người bệnh thích nghi với chuyển động chạy.

3. Hạ nhiệt cơ thể

Tương tự như làm ấm, sau khi đi bộ và chạy bộ, người bệnh nên tiến hành hạ nhiệt cơ thể và chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng hơn. Các hoạt động hạ nhiệt cơ thể phổ biến bao gồm:

cách chữa gai gót chân hiệu quả
Thực hiện các động tác kéo giãn và hạ nhiệt cơ thể sau khi đi bộ hoặc chạy bộ
  • Đi chậm hoặc chạy chậm hơn trong 2 – 3 phút;
  • Đi, chạy bộ hoặc đi xe đạp trên máy tập thể dục;
  • Tham gia các hoạt động kéo căng, chẳng hạn như yoga.

Sau khi hạ nhiệt cơ thể, người bệnh nên thực hiện các bài tập căng chân và lưng dưới để tránh các chấn thương không mong muốn.

4. Sử dụng giày chạy bộ phù hợp

Các chuyên gia trị liệu thường khuyến cáo người bệnh nên sử dụng giày phù hợp khi đi và chạy bộ. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số vấn đề như:

  • Trao đổi với chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên môn để xác định các mức độ tổn thương, độ dài sải chân và chiều cao của vòm. Bác sĩ hoặc chuyên gia có thể đề nghị người bệnh loại giày phù hợp.
  • Thay giày chạy sau mỗi 400 km hoặc đến khi giày thay đổi về chất lượng hoặc hình dạng.
  • Không cho giày vào máy sấy, điều này có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong của giày.
  • Tất sử dụng khi chạy cũng rất quan trọng. Do đó, người bệnh nên chọn các loại tất phù hợp, không quá chật để hỗ trợ gót chân phù hợp.

Ngoài ra, nếu lên kế hoạch đi bộ hoặc chạy bộ dài, người bệnh có thể cân nhắc thoa vaseline ở gót chân và các kẽ ngón chân để bảo vệ chân.

5. Giữ dáng chạy phù hợp

Hình thức khi chạy có thể tác động lên gót chân và các nhóm cơ tham gia hoạt động chạy. Do đó, để chạy an toàn với người bị gai gót chân, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

cách chạy bộ đúng cách
Giữ dáng chạy phù hợp và khoa học để tránh gây tổn thương đến gót chân
  • Giữ cho ngực hướng ra ngoài, vai hướng vào trong và thư giãn;
  • Đưa cánh tay nhịp nhàng về phía trước và phía sau, không vượt ra khỏi cơ thể;
  • Chuyển động các ngón chân và bàn chân nhẹ nhàng, thoải mái;
  • Thực hiện các bước tiến ngắn hơn, nhanh hơn một cách chậm rãi để tránh các tổn thương không mong muốn.

Chạy với hình thức không phù hợp có thể làm tăng đáng kể căng thẳng cho gót chân, góp phần dẫn đến chấn thương và khiến tình trạng gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không chắc chắn về hình thức an toàn khi chạy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

6. Xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện quá mức có thể khiến các triệu chứng gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đôi khi việc chạy độ với cường độ cao có thể dẫn đến gãy xương do nén hoặc căng thẳng. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro liên quan, người bệnh nên xây dựng quá trình tập luyện phù hợp, chẳng hạn như:

  • Chỉ đi bộ hoặc chạy 3 – 4 lần mỗi tuần;
  • Đối với hoạt động di chuyển hàng ngày, người bệnh nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy cơn đau;
  • Không tăng đồng thời quãng đường và tốc độ, tăng khoảng cách hoặc tăng tốc độ dần dần để tránh các chấn thương không mong muốn;
  • Tập luyện thay đổi các bài tập để tránh tạo áp lực lên gót chân;
  • Nghỉ ngơi ít nhất một ngày mỗi tuần để tránh các chấn thương không mong muốn.

Nếu cơn đau gai gót chân tái phát trong quá trình đi bộ hoặc chạy bộ, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện cơn đau. Nếu cơn đau không được cải thiện sau khi nghỉ ngơi, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn phù hợp.

7. Phẫu thuật gai gót chân

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị nếu các triệu chứng gai gót chân trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện liên tục. Loại phẫu thuật này có thể loại bỏ gai xương và hạn chế các áp lực lên gót chân.

mổ gai gót chân
Nếu các triệu chứng gai gót chân nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng

Phẫu thuật mổ gai gót chân có thể giúp giảm đau, chống viêm và tăng cường vận động ở chân. Trước khi đề nghị phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm liên quan, chẳng hạn như chụp X – quang, kiểm tra điện tâm đồ hoặc xác định lưu lượng máu đến bàn chân.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần tiến hành chăm sóc tại nhà để tăng hiệu quả chữa lành. Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp bao gồm:

  • Để chân nghỉ ngơi và chườm lạnh;
  • Băng cố định chân để tránh các chuyển động không cần thiết;
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ.

Trước khi gót chân hồi phục hoàn toàn, người bệnh nên tránh đi bộ hoặc chạy bộ. Nếu cần di chuyển, người bệnh nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ để ngăn ngừa các tổn thương không mong muốn.

Theo nguyên tắc chung, người bệnh không nên cố gắng vượt qua bất cứ cơn đau nào. Do đó, nếu tình trạng gai gót chân dẫn đến đau đớn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Tiếp tục đi bộ và chạy bộ sai cách có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài và gây đau mãn tính. Do đó, nếu người bệnh thắc mắc gai gót chân có nên đi bộ, chạy bộ không, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: Cách điều trị gai cột sống bằng đông y và lưu ý

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua