Gai cột sống nên ăn gì, kiêng gì giảm đau nhanh khỏi?
Người bệnh cần chủ động tìm hiểu gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Do đây là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng với quá trình điều trị bệnh. Hơn nữa còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe tốt.
Vai trò của chế độ ăn uống với điều trị gai cột sống
Gai cột sống là một bệnh xương khớp phổ biến đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào xương bất thường. Điều này khiến cho các gai xương xuất hiện và phát triển ở trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Bệnh lý này có xu hướng tiến triển mãn tính, gây đau nhức khó chịu dọc theo cột sống, nhất và vùng cổ vai gáy và vùng thắt lưng. Ngoài gây hạn chế khả năng vận động thì còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm.
Bên cạnh các giải pháp điều trị y tế, người bệnh được khuyến cáo là cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Việc ăn uống lành mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
– Giảm đau và chống viêm:
Trên thực tế nhiều loại thực phẩm chứa Omega-3, vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt. Bổ sung chúng vào khẩu phần ăn sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng gai cột sống.
– Tăng cường sức khỏe xương khớp:
Khi bị gai cột sống, độ linh hoạt và phạm vi chuyển động của vùng lưng người bệnh thường bị suy giảm. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể sẽ giúp cường gân, mạnh cốt và thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương ở cột sống.
– Duy trì cân nặng phù hợp:
Thừa cân – béo phì có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng gai cột sống. Do cân nặng sẽ gây áp lực cho cột sống đang tổn thương, khiến gai xương dễ dàng chèn ép mô mềm và các rễ dây thần kinh. Ăn uống phù hợp chính là giải pháp an toàn giúp người bệnh kiểm soát tốt cân nặng ở mức cho phép.
Gai cột sống nên ăn gì giúp giảm đau, nhanh khỏi?
Việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh có tác dụng làm giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đồng thời đẩy lùi quá trình thoái hóa và ngăn ngừa gai xương hình thành trên thân cột sống.
Bị gai cột sống nên ăn gì là thắc mắc thường gặp. Dưới đây là một số gợi ý rất hữu ích cho người bệnh:
1. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Nhiều người lo lắng rằng khi bị gai cột sống nếu bổ sung thêm canxi sẽ gây ra tình trạng lắng đọng. Từ đó khiến cho bệnh tiến triển tồi tệ hơn. Tuy nhiên, theo nhận định từ các chuyên gia, canxi vẫn là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người bị gai cột sống.
Đa số các trường hợp bị gai cột sống đều có liên quan đến quá trình thoái hóa. Việc bổ sung canxi là cần thiết để giúp tăng cường mật độ xương cho cột sống, giúp xương khớp chắc khỏe và linh hoạt hơn. Từ đó làm giảm sự phát triển của các tế bào xương bất thường.
Canxi dồi dào trong các thực phẩm sau:
- Sữa tươi tách béo
- Nước hầm xương
- Bông cải xanh
- Sữa chua
- Hạnh nhân
- Rau lá xanh
Ngoài bổ sung canxi thì người bệnh cũng cần bổ sung đủ lượng vitamin D cơ thể cần. Bởi đây là dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, tránh tình trạng lắng đọng canxi tại khớp và cột sống. Ngoài tự tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời, người bệnh có thể bổ sung bằng thực phẩm.
Một số thực phẩm giàu vitamin D bao gồm:
- Nấm
- Lòng đỏ trứng
- Hàu
- Tôm
- Các loại cá biển
- Dầu gan cá tuyết
2. Quả mọng
Khi đề cập đến vấn đề bị gai cột sống nên ăn gì thì quả mọng chính là một gợi ý rất hữu ích cho người bệnh. Quả mọng chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa. Ngoài tốt cho sức khỏe xương khớp thì còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
Đặc biệt, hàm lượng lớn rutin và quercetin trong các loại quả mọng có khả năng chống oxy hóa mạnh. Từ đó ngăn ngừa quá trình thoái hóa, tránh hình thành thêm các gai xương ở cột sống. Ngoài ra các hoạt chất này còn có tác dụng chống viêm hiệu quả, tránh được tổn thương và sự chèn ép rễ dây thần kinh do bệnh gai cột sống gây ra.
Các loại quả mọng tốt cho người bị gai cột sống bao gồm:
- Dâu tây
- Các loại nho
- Việt quất
- Phúc bồn tử
- Quả lý chua
- Câu kỷ tử
- Quả acai
3. Rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh góp mặt trong hầu hết các chế độ ăn kiêng. Đặc biệt trong chế độ ăn của người bị gai cột sống thì đây cũng là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua.
Ngoài cung cấp lượng chất xơ dồi dào thì trong rau xanh còn chứa nhiều nước, vitamin và hàng loạt các khoáng chất thiết yếu. Đây là các thành phần giúp thanh lọc cơ thể cũng như thúc đầy quá trình trao đổi chất mạnh mẽ.
Trên thực tế, thường xuyên ăn rau xanh còn giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm do bệnh gai cột sống gây ra. Đặc biệt là có tác dụng chống oxy hóa để làm chậm tiến triển của bệnh lý này.
Các loại rau xanh nên có trong chế độ ăn của người bệnh gai cột sống bao gồm:
- Cải xoăn
- Cải bắp
- Rau bina
- Cải bẹ xanh
- Súp lơ xanh
- Rau ngót
4. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một loại acid béo không bão hòa lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp. Điều này rất hữu ích với những người đang mắc bệnh gai cột sống.
Loại acid béo này có thể làm giảm viêm bằng cách ức chế cơ thể sản sinh cytokine cùng các enzyme phá vỡ sụn. Hơn nữa, Omega-3 còn có tác dụng chống lão hóa và thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương ở cột sống.
Một số thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm:
- Dầu ô liu
- Các loại cá béo
- Quả óc chó
- Dầu hạt lanh hoặc hạt lanh xay nhuyễn
- Quả bơ
- Dầu gan cá tuyết
- Trứng cá muối
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt với những người bị gai cột sống, bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp bảo vệ sụn khớp, thúc đẩy chữa lành tổn thương. Đồng thời có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng gai cột sống.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- Trái cây họ cam quýt
- Ổi, dứa, đu đủ
- Dâu tây
- Dưa lưới
- Quả kiwi
- Rau họ cải
- Cà chua
- Ớt chuông
6. Các loại thực phẩm gia vị
Một số loại thực phẩm gia vị cũng có khả năng chống viêm và làm giảm đau rất hiệu quả. Thường xuyên sử dụng chúng trong chế độ ăn uống sẽ giúp làm giảm viêm đau do gai cột sống. Đồng thời cải thiện chức năng vận động và làm tăng chất lượng cuộc sống.
Một số loại thực phẩm gia vị hữu ích bao gồm:
- Gừng: Chứa hàm lượng lớn gingerol – một hoạt chất có dược tính cực mạnh giúp giảm đau, chống viêm và chống oxy hóa. Có thể thêm gừng vào chế độ ăn uống bằng cách pha trà gừng, thêm bột gừng vào các loại bánh, thêm gừng tươi vào các món ăn…
- Nghệ: Chứa hoạt chất curcumin rất dồi dào có tác dụng giảm đau nhức và sưng viêm ở bệnh nhân bị gai cột sống. Có thể thêm nghệ vào công thức nấu ăn hay bổ sung dưới dạng viên uống.
7. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một gợi ý rất tuyệt vời khi đề cập đến vấn đề bị gai cột sống nên ăn gì. Hàm lượng chất xơ từ nhóm thực phẩm này có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn nhằm chống lại các phản ứng viêm tại cột sống. Từ đó giảm thiểu đáng kể các triệu chứng mà bệnh gai cột sống gây ra.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều thành phần khác có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất dịch khớp. Điều này giúp cho các đốt sống giảm ma sát vào nhau khi vận động. Đồng thời hạn chế được tình trạng gai xương chèn ép đến mô mềm và các rễ dây thần kinh.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích sử dụng bao gồm:
- Yến mạch
- Kiều mạch
- Gạo lứt
- Hạt kê
- Quinoa
8. Trà xanh và các thức uống lành mạnh
Trà xanh có chứa lượng lớn hợp chất polyphenolic có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ rất tốt cho người bị gai cột sống. Thường xuyên dùng trà xanh với mức độ phù hợp được cho là có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh, kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể tiêu thụ thêm một số loại thức uống lành mạnh khác. Cụ thể như nước ép trái cây tươi, nước lọc, trà ô long hay một số loại trà khác. Tuyệt đối không uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, caffeine hoặc chất kích thích.
Người bị gai cột sống nên kiêng gì?
Ngoài quan tâm đến vấn đề gai cột sống nên ăn gì thì người bệnh cũng cần phải chú ý đến các thực phẩm cần kiêng. Bởi tiêu thụ đồ ăn thức uống không lành mạnh có thể khiến triệu chứng tồi tệ hơn. Từ đó gây cản trở lớn cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh.
Dưới đây là một số thực phẩm nên hạn chế khi bị gai cột sống:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ chính là một nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu đang mắc các bệnh xương khớp như gai cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp… thì bạn nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ.
Hàm lượng lớn phốt pho từ thịt đỏ có thể kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này làm gia tăng mức độ đau nhức và sưng viêm mà bệnh gai cột sống gây ra. Hơn nữa, tiêu thụ thịt đỏ còn làm tăng cholesterol trong máu và dễ gây tăng cân. Từ đó gây ra không ít áp lực cho vùng cột sống đang bị mọc gai xương.
Một số loại thịt đỏ nên hạn chế bao gồm:
- Thịt bò
- Thịt trâu
- Thịt chó
- Thịt dê
- Thịt thỏ
2. Thực phẩm chứa gluten
Glutin là một dạng protein không lành mạnh với sức khỏe con người. Nó thường làm phát sinh phản ứng miễn dịch từ ruột non mở rộng tới cả khớp xương và cột sống. Từ đó kích hoạt tình trạng đau nhức và viêm.
Người bị gai cột sống nếu tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều Gluten sẽ khiến cho triệu chứng đau nhức, sưng viêm tồi tệ hơn. Từ đó thúc đẩy tiến triển của bệnh, cản trở lớn tới quá trình điều trị.
Một số thực phẩm chứa nhiều Gluten bao gồm:
- Lúa mì
- Lúa mạch
- Bắp (ngô)
3. Thực phẩm chứa nhiều muối đường
Muối, đường là các loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực. Tuy nhiên nó lại không hữu ích với những người bị gai cột sống. Lời khuyên cho người bệnh là không nên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều muối đường.
Các chuyên gia cho biết, việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thế kích thích các tế bào viêm. Chúng tấn công trực tiếp vào vùng cột sống đang bị mọc gai xương và kích hoạt các triệu chứng khó chịu.
Hơn nữa, tiêu thụ nhiều muối đường còn khiến mật độ canxi trong xương bị giảm đáng kể. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng thoái hóa xương khớp hoặc loãng xương.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, bánh nướng, thức ăn đông lạnh, đóng hộp có thể làm tồi tệ thêm tình trạng viêm trong cơ thể. Nguyên nhân là do hứng chứa nhiều muối, đường, ngũ cốc tinh chế và chất bảo quản.
Ngoài ra, việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn còn làm tăng nguy cơ bị thừa cân – béo phì. Điều này sẽ gây ra rất nhiều áp lực cho vùng cột sống bị tổn thương. Hơn nữa còn làm tăng mức độ chèn ép của gai xương lên mô mềm và các rễ dây thần kinh.
5. Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Các loại đồ chiên xào thường được chế biến trong các loại dầu ăn có chứa lượng lớn chất béo bão hòa và acid béo Omega-6. Đây là 2 thành phần có thể làm gia tăng phản ứng viêm và kích hoạt các triệu chứng bệnh gai cột sống nghiêm trọng hơn.
Lời khuyên cho người bệnh là cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên ưu tiên chế biến thực phẩm theo các hình thức hấp, luộc, nấu canh.
6. Rượu và đồ uống có cồn
Rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa rượu và đồ uống có cồn với các vấn đề xương khớp. Trên thực tế, tiêu thụ các loại đồ uống này sẽ khiến cho triệu chứng gai cột sống trở nên dữ dội hơn.
Đặc biệt, nếu tiêu thụ đồ uống có cồn khi đang sử dụng thuốc điều trị gai cột sống thì sẽ rất nghiêm trọng. Chúng có thể gây tương tác và kích hoạt các phản ứng phụ nguy hại cho sức khỏe. Do đó, người bệnh gai cột sống tuyệt đối không uống rượu bia và các đồ uống có cồn khi đang trong quá trình điều trị.
Một số lưu ý khi bị gai cột sống
Chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh gai cột sống. Ngoài chú ý đến việc nên ăn gì và kiêng gì thì người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn:
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Lưu ý trong khâu chế biến thực phẩm, nên ưu tiên các món luộc, hấp hay nấu canh. Hạn chế nấu đồ ăn theo hình thức chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với các thực phẩm lành mạnh. Không nên ăn quá no hay ăn uống quá mức bởi rất dễ gây tăng cân khiến cột sống chịu nhiều áp lực.
- Tuyệt đối không nằm ngay hay vận động mạnh, di chuyển nhiều khi vừa mới ăn no xong. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn tác động xấu đến sức khỏe xương khớp.
- Có thể kết hợp với các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp. Điển hình như sụn vi cá mập hay glucosamin để bổ sung sụn khớp.
- Kết hợp sinh hoạt điều độ và không quên dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Tránh làm việc quá sức hay mang vác nặng khi cột sống đang bị tổn thương.
- Nếu phát hiện các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi vai gáy… thì cần chủ động thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bị gai cột sống nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, nhanh khỏi? Đồng thời đề cập tới một số vấn đề cần lưu ý để có quá trình kiểm soát và điều trị bệnh tốt nhất. Nếu còn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo thêm: 7 cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà – Hiệu quả mà rẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!