7 cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà – Hiệu quả mà rẻ
Song song với điều trị y tế, có thể áp dụng các cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Đồng thời tăng khả năng vận động và cải thiện độ đàn hồi cũng như sự linh hoạt cho cột sống.
7 cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà hiệu quả
Gai cột sống là bệnh xương khớp thường gặp đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào xương, nhô ra phía ngoài và lấn sang cả 2 bên của cột sống. Từ đó hình thành nên các gai xương ngay trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Các gai xương hình thành gây chèn ép lên rễ dây thần kinh và tủy sống. Từ đó làm bùng phát tình trạng đau nhức âm ỉ. Ngoài ra còn gây tê cứng chi và làm giảm khả năng vận động tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Bên cạnh việc điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số biện pháp tại nhà được áp dụng phổ biến:
1. Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh gai cột sống thường xuyên dành thời gian tập thể dục.
Trên thực tế, hoạt động thể chất đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh cho cột sống và cơ bắp. Ngoài ra còn thúc đẩy cơ thể giải phóng nhiều endorphin hơn để chống lại tình trạng đau nhức. Việc tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện tình trạng đau lưng do gai cột sống khoảng từ 10 – 15%.
Ngoài ra, duy trì hoạt động thể chất đều đặn trong thời gian dài còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bao gồm:
- Tăng cường quá trình trao đổi chất
- Hỗ trợ chăm sóc giấc ngủ
- Duy trì cân nặng ổn định
- Cải thiện khả năng cân bằng
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên, riêng với những người đang bị gai cột sống hay gặp các vấn đề xương khớp khác như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm… thì cần chú ý cẩn trọng khi tập luyện. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội, thể dục dưỡng sinh… Đồng thời tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp với thể trạng sức khỏe. Tuyệt đối tránh tình trạng gắng sức hay rèn luyện các bài tập khó.
2. Tác dụng nhiệt
Tác dụng nhiệt là giải pháp chữa gai cột sống đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên cần căn cứ vào biểu hiện triệu chứng để lựa chọn chườm nóng hay chườm lạnh cho phù hợp. Việc áp dụng sai cách có thể gây ra các vấn đề rủi ro ngoại ý.
– Chườm lạnh:
Tác dụng nhiệt lạnh phù hợp khi bệnh gai cột sống gây đau nhức, khó chịu kèm theo sưng viêm. Chườm lạnh giúp hỗ trợ làm tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác để ức chế nhanh cơn đau. Ngoài ra còn hạn chế cấp máu để giảm giảm sưng viêm một cách hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần sử dụng vài viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc bọc trong miếng vải dày. Sau đó áp trực tiếp lên vùng lưng bị đau trong khoảng 20 phút. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ ngày đến khi tình trạng sưng giảm hẳn thì ngừng lại.
– Chườm nóng:
Tuyệt đối không tác động nhiệt nóng khi vùng bị ảnh hưởng đang bị đau dữ dội kèm theo sưng. Chườm nóng chỉ nên áp dụng trong người hợp cơn đau đã thuyên giảm và tình trạng sưng không còn nữa.
Nhiệt nóng sẽ giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, thư giãn gân cơ và giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương và tăng cường phạm vi chuyển động cho vùng cột sống.
Chuẩn bị 1 túi chườm nóng, áp trực tiếp lên vùng bị tổn thương trong khoảng 15 – 20 phút. Cần chú ý đến nhiệt độ của túi chườm để tránh gây bỏng da. Trường hợp không có sẵn túi chườm thì người bệnh có thể sử dụng chai nước ấm để lăn qua lăn lại trên vùng lưng bị đau nhức.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bên cạnh việc hoạt động thể chất thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Riêng với những người đang bị gai cột sống thì việc xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống là rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh.
Duy trì chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh chính là một trong những cách hỗ trợ chữa bệnh gai cột sống tại nhà hiệu quả. Một số loại thực phẩm còn chứa các dưỡng chất tự nhiên giúp khắc phục triệu chứng của bệnh tốt hơn cả dùng thuốc.
Các thực phẩm nên bổ sung bao gồm:
- Các loại gia vị có khả năng chống viêm và giảm đau tự nhiên như gừng, tỏi, nghệ và quế.
- Thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa và các sản phẩm sữa, đậu nành, hải sản… sẽ giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Các loại thực phẩm giàu vitamin D, K cũng rất hữu ích. Bao gồm lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nấm, bông cải xanh, hải sản…
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, atiso, cải xoăn, rau bina, dâu tây và các loại đậu giúp ngăn ngừa phản ứng viêm tại vùng cột sống bị gai xương.
- Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, quả mọng, ớt chuông, ổi, kiwi… giúp chống lão hóa và thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng các thực phẩm sau:
- Các loại đồ uống có chứa cồn, gas hay caffeine
- Chất béo bão hòa trong nội tạng động vật, mỡ..
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Các loại đồ ăn cay nóng, nhiều muối đường, dầu mỡ
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê…
- Thực phẩm chứa acid oxalic như mận, củ cải đường, khoai tây…
4. Điều chỉnh tư thế
Duy trì các tư thế sai trong khoảng thời gian dài chính là yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc khiến cho triệu chứng gai cột sống tồi tệ hơn. Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bạn cần chú ý điều chỉnh tư thế. Ngay cả khi làm việc, nghỉ ngơi hay sinh hoạt cũng phải luôn thực hành các tư thế đúng.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
- Tuyệt đối không đứng một chỗ hay ngồi quá lâu. Thỉnh thoảng nên rời khỏi vị trí và đi lại, thực hiện một vài động tác giãn cơ đơn giản. Điều này đặc biệt cần thiết với những người làm công việc văn phòng.
- Khi ngồi làm việc hay học tập cần sử dụng bàn và ghế phù hợp với chiều cao cơ thể. Luôn giữ cho cột sống được thẳng, tuyệt đối không ngồi lệch người.
- Với những người thường xuyên phải làm việc, mang vác vật nặng thì cân đặc biệt chú ý những lúc cúi gập thắt lưng. Bởi đây là tư thế rất dễ gây chấn thương cột sống và hình thành gai xương sau đó.
- Khi nằm ngủ, ưu tiên tư thế ngửa, luôn giữ cho lưng thẳng và thư giãn. Người bệnh không nên nằm nghiêng hay vẹo người sang 1 bên. Ưu tiên sử dụng đệm cứng để giúp giữ đường cong sinh lý bình thường cho cột sống khi ngủ.
5. Xoa bóp, massage
Đề cập đến các cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà không thể bỏ qua giải pháp xoa bóp, massage. Giải pháp này còn đáp ứng tốt với một số bệnh cơ xương khớp khác như đau lưng, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…
Riêng với trường hợp gai cột sống, các cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi gai xương tác động tới phần mềm. Việc xoa bóp, massage có thể góp phần làm giảm đau nhức, khó chịu và chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ.
Ngoài ra, xoa bóp, massage còn giúp tăng cường tuần hoàn máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho vùng cột sống bị tổn thương. Từ đó thúc đẩy tốc độ phục hồi, tăng cường sức khỏe cho cột sống nói riêng và hệ xương khớp nói chung.
Dưới đây là các bước massage cho người bị gai cột sống:
- Người bệnh cần nằm sấp xuống mặt giường, tay chân buông thoải mái theo chiều dọc cơ thể
- Người thực hiện đứng bên cạnh, xoa 2 bàn tay vào nhau cho nóng lên
- Sau đó tiến hành xoa bóp tử vùng cổ vai gáy lần lượng xuống tận vùng lưng dưới
- Có thể thực hiện thêm các động tác day, ấn, lăn để nâng cao hiệu quả
- Thực hiện khoảng từ 15 – 20 phút cho mỗi lần massage
6. Sử dụng thảo dược tự nhiên
Sử dụng thảo dược tự nhiên là một cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Trên thực tế, nhiều loại thảo dược có thể tìm thấy ngay trong vườn nhà, an toàn và không tốn kém chi phí. Trong đó ngải cứu, lá lốt, rau dền gai… là các thảo dược thường được sử dụng.
– Ngải cứu chữa gai cột sống:
Ngải cứu là thảo dược có vị cay đắng và tính ấm với các tác dụng giảm đau, khứ hàn và bồi bổ sức khỏe. Các hoạt chất dehydro matricaria este và cineol trong ngải cứu ngoài tác dụng giảm đau và kháng viêm thì còn giúp thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu.
- Chuẩn bị 30g lá ngải cứu tươi đem ngâm nước muối loãng 15 phút
- Sau đó rửa lại nhiều lần cho thật sạch rồi để ráo
- Cho ngải cứu vào máy xay nhuyễn với khoảng 50ml nước lọc
- Loại bỏ phần bã, uống hết phần nước thuốc
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống
– Chữa gai cột sống bằng lá lốt:
Lá lốt cũng là thảo dược rất quen thuộc trong vườn nhà có thể tận dụng chữa gai cột sống. Hàm lượng beta-caryophylen và benzyl axetat trong tinh dầu lá lốt có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Ngoài giúp khắc phục triệu chứng bệnh thì còn hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương.
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, 400g muối hạt cùng 1 tấm vải sạch
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước rồi cho vào cối giã dập
- Sau đó sao nóng cùng với muối hạt trên lửa nhỏ
- Cho hỗn hợp thuốc ra miếng vải mỏng rồi bọc lại
- Chờ cho bớt nóng rồi chườm đắp lên vùng cột sống bị đau
- Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng từ 10 – 15 phút
– Sử dụng rau dền gai:
Rau dền gai là thảo dược chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe xương khớp. Điển hình như lượng canxi và khoáng chất cao giúp tái tạo và phục hồi tổn thương. Hàm lượng vitamin C dồi dào giúp giảm đau, kháng viêm và chống lão hóa. Nhờ đó mà có thể đáp ứng tốt với quá trình điều trị bệnh gai cột sống.
- Chuẩn bị 1 lượng lớn lá và thân non của rau dền gai
- Đem rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô để bảo quản dùng dần
- Mỗi lần dùng lấy 1 nắm nhỏ rau dền gai khô đem hãm với 300ml nước sôi
- Dùng nước này uống thay nước trà hằng ngày
7. Tinh dầu và thuốc giảm đau tại chỗ
Sử dụng tinh dầu và một số loại thuốc giảm đau tại chỗ cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh gai cột sống ngay tại nhà.
– Tinh dầu:
Trên thực tế, một số loại tinh dầu có tác dụng giảm đau, kháng viêm và giúp thư thái tinh thần. Điều này đặc biệt hữu ích với quá trình kiểm soát triệu chứng và điều trị gai cột sống.
Các loại tinh dầu như bạch đàn, gừng, nhũ hương, oải hương… đều mang lại những lợi ích nhất định. Người bệnh có thể tận dụng chúng để thoa trực tiếp lên vị trí bị đau nhức, sau đó massage trong khoảng 30 phút.
Duy trì đều đặn việc xoa bóp bằng tinh dầu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể cải thiện đáng kể cơn đau. Đồng thời giúp người bệnh thoải mái hơn, chăm sóc tốt cho chất lượng giấc ngủ. Ngoài cách xoa bóp, người bệnh có thể khuếch tán tinh dầu trong không gian sống hay thêm vào bồn nước ấm để tắm.
– Thuốc giảm đau tại chỗ:
Trong các trường hợp bệnh gai cột sống gây đau âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày thì người bệnh có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc giảm đau tại chỗ. Đây là giải pháp đơn giản, chỉ cần dùng thuốc và bôi phía ngoài da là có thể phát huy tác dụng tốt.
Đa phần các thuốc giảm đau tại chỗ đều ít gây tác dụng phụ và không cần phải dùng theo toa của bác sĩ. Người bệnh có thể ra tiệm thuốc mua một số sản phẩm dạng kem, gel hay thuốc xịt về để sử dụng. Các thuốc này có chứa thành phần capsaicin hay NSAID phát huy tác dụng rất nhanh.
Tham khảo: 7 thuốc trị gai cột sống – Giảm đau tốt nhất hiện nay
Gai cột sống khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh. Người bệnh vẫn cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa gây ra.
Cần chủ động thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng và cổ
- Cơn đau lan rộng sang cả 2 vai, đau lên vùng đầu và ảnh hưởng đến 2 tay
- Nhiều trường hợp cơn đau còn ảnh hưởng đến hai bên hông và lan xuống vùng mông
- Khi vận động, cơn đau có thể dữ dội và khó chịu hơn
- Mất cảm giác cột sống, co thắt cơ
- Khả năng vận động bị hạn chế
- Yếu cơ, đặc biệt là ở 2 tay và 2 chân
- Mất thăng bằng, đi khập khiễng hay đi lại khó khăn
- Có tiếng kêu lộp bộp hay cảm giác mài mòn khi di chuyển cột sống
- Căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi và suy nhược…
Bài viết đã chia sẻ 7 cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà rất đơn giản và hiệu quả. Các giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ là chính nên cần kết hợp với điều trị y tế để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.
Tham khảo thêm: 7 bài thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả nhất quanh nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!