Một Số Loại Thuốc Điều Trị Xẹp Đốt Sống Hiệu Quả Cao

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống loãng xương… là những loại thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả. Những loại thuốc này được chỉ định dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc dùng thuốc giúp người bệnh khắc phục cơn đau, cải thiện vận động. Đồng thời tăng chất lượng xương và ngăn xẹp lún đốt sống thêm nghiêm trọng.

Thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả
Thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống loãng xương

Các thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả

Xẹp đốt sống (hay gãy xẹp đốt sống) là tình trạng một hoặc nhiều đốt sống bị lún/ gãy xẹp do nứt hoặc vỡ, giảm chiều cao thân đốt sống. Điều này khiến cột sống mất vững, mất đường cong sinh lý, bệnh nhân đau đớn và khó vận động.

Dùng thuốc là phương pháp điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị xẹp đốt sống. Các thuốc được sử dụng thường thuộc nhóm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc chống loãng xương.

Những loại thuốc này có tác dụng điều trị triệu chứng do gãy xẹp đốt sống, tăng chất lượng xương, ngăn tình trạng xẹp lún thêm nghiêm trọng. Từ đó giúp bệnh nhân vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả, thường được sử dụng:

1. Acetaminophen

Acetaminophen thường là loại thuốc đầu tiên được chỉ định cho những bệnh nhân bị xẹp lún đốt sống. Đây là một loại thuốc giảm đau thông thường, thuốc không kê đơn. Thuốc có tác dụng điều trị đau và hạ sốt.

Sau khi được đưa vào cơ thể, Acetaminophen nhanh chóng ức chế dẫn truyền tín hiệu và hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống). Từ đó giúp khắc phục nhanh cảm giác đau nhức.

Thuốc Acetaminophen phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau nhẹ và vừa, không thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Ngoài đau lưng do xẹp đốt sống, thuốc còn phù hợp với những cơn đau đầu, đau bụng, đau do viêm khớp, thoái hóa khớp và nhiều bệnh xương khớp khác.

thuốc Acetaminophen điều trị xẹp đốt sống
Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau nhanh cho bệnh nhân có cơn đau nhẹ và vừa

Acetaminophen chủ yếu được điều chế ở dạng viên, sử dụng thông qua đường uống. Liều dùng thuốc dựa trên tình trạng và hướng dẫn của bác sĩ. Acetaminophen thường được dùng với liều lượng như sau:

  • Dạng phóng thích nhanh: Uống 325 – 1000mg mỗi 3 – 4 giờ. Tối đa 4000mg/ ngày.
  • Dạng thuốc phóng thích kéo dài: Uống 1300mg/ 8 giờ. Tối đa 3900mg/ ngày.

Thuốc thường mang đến hiệu quả nhanh và an toàn hơn so với một số loại thuốc khác. Nếu lạm dụng hoặc quá liều, Acetaminophen có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan dẫn đến nôn, chán ăn và đau bụng.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID chính là một trong những thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả và được dùng phổ biến. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để phòng ngừa viêm và giảm nhẹ cơn đau ở đốt sống tổn thương.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc điều trị viêm. Thuốc hoạt động với nhiều hoạt chất khác nhau (gần 20 loại), có tác dụng:

  • Ngăn ngừa và điều trị viêm
  • Giảm đau
  • Chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu
  • Hạ sốt không đặc hiệu

Sau khi sử dụng, thuốc chống viêm không steroid làm giảm tính cảm thụ của hệ thống thần kinh cảm giác đối với chất gây đau. Đồng thời ức chế quá trình tổng hợp và sản sinh PGF2 alpha.

NSAID kháng viêm bằng cách ngăn cản quá trình sản xuất những hợp chất gây phản ứng viêm, chẳng hạn như Prostaglandin do enzym cyclo-oxygenase (enzym COX) sản sinh. Ngoài ra thuốc còn ức chế hoạt động của chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) phù hợp với những bệnh nhân bị xẹp đốt sống có cơn đau ở mức trung bình. Tùy thuộc vào tình trạng, Ibuprofen hoặc Naproxen có thể được sử dụng.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) phù hợp với bệnh nhân bị xẹp đốt sống có cơn đau vừa

Liều khuyến cáo như sau:

  • Ibuprofen: Uống 200 – 400mg/ lần, mỗi 4 giờ. Tối đa 1200mg/ ngày.
  • Naproxen: Uống 500 – 1000mg/ ngày. Tối đa 1000mg/ ngày.

NSAID cần được dùng theo chỉ định để tránh tác dụng phụ, thường bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nôn mửa
  • Phát ban
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Phù nề
  • Tăng huyết áp

3. Thuốc giảm đau gây nghiện – Opioid

Nếu xẹp đốt sống gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc giảm đau nhóm Opioid (thuốc giảm đau gây nghiện). Nhóm thuốc này chứa những thành phần giảm đau mạnh, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và ruột thông qua muy (thụ thể) ở sừng sau tủy sống.

Việc sử dụng thuốc có thể giúp loại bỏ những yếu tố/ tác nhân kích thích gây đau. Đồng thời thay đổi cảm nhận đau và tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể. Thuốc cũng tạo cảm giác buồn ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi.

Chính vì thế Opioid mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân bị đau từ trung bình đến nặng, đau sâu, đau do ung thư, đau sau phẫu thuật.

Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Thuốc giảm đau nhóm Opioid được chỉ định cho bệnh nhân bị xẹp đốt sống có cơn nặng

Thuốc không gây rối loạn tri giác nhưng có thể gây nghiện ở liều cao và dùng dài hạn. Do đó thuốc giảm đau nhóm Opioid chỉ được dùng điều trị ngắn hạn và liều thấp có tác dụng.

Một số tác dụng phụ khác:

  • Tăng tiết hormone chống bài niệu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Hưng phấn
  • Ức chế thần kinh
  • Bí tiểu
  • Co đồng tử

Opioid thường được dùng ở dạng viên nén và viên nang. Tramadol, Morphine và Codein là những loại được sử dụng phổ biến.

4. Thuốc giãn cơ

Đơn thuốc điều trị xẹp đốt sống có thể bao gồm thuốc giãn cơ. Đây là một loại thuốc gây liệt cơ có hồi phục. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau kèm theo co thắt (thường do gãy xẹp đốt sống liên quan chấn thương), đau liên quan đến cứng/ co thắt cơ.

Thuốc giãn cơ có các tác dụng điều trị co thắt và cứng cơ, giảm co thắt có nguồn gốc trung ương. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau nhức bằng cách gián đoạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

Thuốc giãn cơ
Người bị gãy xẹp đốt sống do chấn thương, đau kèm theo co thắt nên dùng thuốc giãn cơ

Nhóm thuốc giảm đau giãn cơ thường được điều chế ở dạng viên uống. Liều dùng thuốc dựa vào tình trạng cụ thể và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tương tự như Acetaminophen, thuốc giãn cơ khá an toàn, tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ thoáng qua.

Dùng thuốc kéo dài và liều cao có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Sốt cao ác tính
  • Tăng kali máu
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nổi ban
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Tăng áp lực trong dạ dày

5. Bisphosphonate

Bisphosphonate là một trong những thuốc điều trị xẹp đốt sống hiệu quả. Đây là thuốc ức chế hủy cốt bào, thuộc nhóm chống loãng xương. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân bị gãy xẹp đốt sống do bệnh loãng xương (giảm chất lượng xương) và ung thư di căn xương.

Thuốc có tác dụng ức chế/ làm giảm hoạt động của những tế bào hủy xương, can thiệp vào quá trình phá hủy các mô xương của cơ thể. Điều này giúp tạo điều kiện tái tạo đốt sống bị gãy xẹp, tăng chất lượng xương, giảm nguy cơ gãy xương (đặc biệt là gãy xương hông và đốt sống).

Thuốc Bisphosphonate điều trị gãy xẹp đốt sống
Bisphosphonate có tác dụng điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương, ngăn gãy xương bệnh lý

Trong nhóm Bisphosphonate, những hoạt chất thường được sử dụng gồm:

  • Ibandronate
  • Axit zoledronic
  • Risedronate
  • Alendronate

Tùy thuộc vào từng loại, Bisphosphonate có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc này cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số tác dụng phụ:

  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đau miệng
  • Phát ban
  • Triệu chứng giống cúm

6. Thuốc Calcitonin

Tương tự như Bisphosphonate, thuốc điều trị xẹp đốt sống – Calcitonin được dùng cho những bệnh nhân có đốt sống gãy xẹp liên quan đến bệnh loãng xương và ung thư. Đây là một loại thuốc ức chế tiêu xương.

Tác dụng của Calcitonin gồm:

  • Điều hòa thần kinh trung ương đối với quá trình chuyển hóa khoáng chất
  • Làm chậm sự mất canxi trong xương
  • Giảm tiêu calci ở xương và giảm nồng độ calci huyết thanh
  • Duy trì hàm lượng canxi trong máu ở mức bình thường
  • Ngăn ngừa tiêu xương

Chính vì thế mà việc sử dụng thuốc Calcitonin có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng xương, tăng mật độ khoáng xương. Từ đó tăng khả năng phục hồi đốt sống hư hỏng và kiểm soát bệnh loãng xương.

Đối với những bệnh nhân bị ung thư di căn xương gây xẹp đốt sống (điển hình như ung thư phổi di căn xương), Calcitonin được dùng kết hợp với Opioid hoặc một loại thuốc giảm đau khác. Điều này giúp khắc phục đau do ung thư.

Thuốc Calcitonin chữa xẹp đốt sống
Thuốc Calcitonin là thuốc ức chế tiêu xương, giúp điều trị loãng xương, làm chậm sự mất canxi trong xương

Thuốc Calcitonin được dùng ở dạng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

  • Liều dùng khuyến cáo: 50 – 100 IU/ ngày.

Calcitonin cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc trên 6 tháng và thận trọng với những tác dụng sau:

  • Phù chỗ tiêm
  • Lạnh
  • Đỏ bừng
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Chán ăn

7. Thuốc chứa canxi

Thuốc bổ sung canxi cho người lớn có thể được thêm vào đơn thuốc điều trị xẹp đốt sống. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân có đốt sống gãy xẹp do bệnh loãng xương.

Những loại thuốc chứa canxi có khả năng bổ sung canxi với liều lượng thích hợp. Điều này giúp tăng mật độ khoáng xương, hồi phục đốt sống hỏng, kiểm soát bệnh loãng xương. Từ đó giúp điều trị xẹp đốt sống và ngăn ngừa gãy xương bệnh lý.

Thuốc chứa canxi
Thuốc chứa canxi được sử dụng để tăng mật độ khoáng xương, phục hồi đốt sống bị hỏng

Nhiều loại canxi có chứa vitamin D, magie, một số vitamin và khoáng chất khác. Việc sử dụng có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất tái tạo xương, giúp xương khỏe và tăng khả năng điều trị.

Để sử dụng thuốc an toàn, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng (dựa trên tình trạng hiện tại). Thuốc chứa canxi nên được kết hợp với chế độ ăn uống giàu khoáng chất và vitamin để cải thiện sức khỏe toàn diện.

Dùng thuốc điều trị xẹp đốt sống cần lưu ý gì?

Sử dụng thuốc giúp giảm nhẹ cơn đau, điều trị căn nguyên (như loãng xương), hỗ trợ phục hồi đốt sống gãy xẹp. Tuy nhiên để điều trị hiệu quả và an toàn, bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây khi dùng thuốc điều trị xẹp đốt sống:

  • Thực hiện xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chính xác tình trạng gãy xẹp đốt sống và căn nguyên. Từ đó xác định phương pháp điều trị thích hợp.
  • Dùng thuốc điều trị xẹp đốt sống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các thuốc cần được dùng đúng liều, đúng cách và đúng thời điểm dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh tự ý mua thuốc. Những trường hợp nhẹ có thể dùng Acetaminophen ở liều khuyến cáo để giảm đau tạm thời.
  • Không thay đổi liều dùng và không lạm dụng thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ hoặc không đạt hiệu quả điều trị.
  • Phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú, người có vấn đề về gan, thận hoặc tim mạch, cơ địa dễ bị dị ứng thuốc… cần thông báo tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng thuốc điều trị xẹp đốt sống.
  • Không tự ý dùng kết hợp các loại thuốc điều trị vì có thể làm khởi phát hiện tượng tương tác thuốc (tăng/ giảm hiệu quả, ngộ độc). Trao đổi với bác sĩ về các thuốc đang dùng.
  • Một số thuốc cần được sử dụng thận trọng ở người cao tuổi. Bệnh nhân chủ yếu được thay đổi liều dùng.
  • Điều trị bảo tồn không hiệu quả sau 2 tháng có thể được chỉ định mổ xẹp đốt sống.
  • Trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần sinh hoạt khoa học, không hút thuốc lá, tránh mang vật nặng, tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống cho người xẹp đốt sống… để tăng hiệu quả chữa bệnh.
  • Tái khám theo lịch hẹn để đánh giá hiệu quả chữa bệnh, theo dõi bệnh lý. Những trường hợp điều trị không hiệu quả được thay đổi loại thuốc, tăng liều dùng thuốc hoặc áp dụng những phương pháp thích hợp hơn.

Điều trị ban đầu thường bao gồm các thuốc điều trị xẹp đốt sống. Tùy thuộc vào tình trạng, thuốc được dùng với loại và liều lượng khác nhau. Phần lớn bệnh nhân có đáp ứng tốt với thuốc và các phương pháp điều trị bảo tồn khác. Một số trường hợp có thể điều trị không hiệu quả, cần can thiệp ngoại khoa. Điều quan trọng là người bệnh cần chữa bệnh sớm và tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp tiên tiến đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bệnh. Với khả năng giảm đau nhanh chóng và hạn chế tác động lên các mô xung ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Ngồi Nhiều Không
Thoát vị đĩa đệm có nên ngồi nhiều không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bệnh nhân không? Câu hỏi này được rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về bệnh. Hiện nay, đây là bệnh xương ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Được Uống Rượu Không
Thoát vị đĩa đệm có được uống rượu không là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay. Theo đó, việc uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là với những ai đang ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua