Phương Pháp Phục Hồi Chức Năng Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là một bước quan trọng để người bệnh được lợi ích cao nhất từ phẫu thuật. Về cơ bản, thực hiện phục hồi chức năng có thể giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn và nhanh nhất.

cách phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh

Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là gì?

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm được thực hiện để cải thiện các triệu chứng và dấu hiệu đau thần kinh tọa lở lưng dưới và chân. Mục tiêu của phẫu thuật là cải thiện cơn đau, phục hồi chức năng và cho phép người bệnh thực hiện các hoạt động bình thường.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng để cân băng cơ thể và tạo sự liên kết cần thiết.

Về cơ bản, phẫu thuật đĩa đệm cột sống là việc thay đổi cấu tạo cột sống. Do đó, người bệnh cần trao đổi với nhà vật lý trị liệu để cân chỉnh, cân bằng, điều chỉnh cột sống để đảm bảo tác động của phẫu thuật tốt và giúp người bệnh vận động thuận lợi hơn.

Thông thường, sau phẫu thuật người bệnh sẽ được xuất viện sau 1 – 4 ngày. Tuy nhiên mất khoảng 4 – 6 tuần để đạt mức độ chuyển động như mong muốn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị các cách phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm để hỗ trợ giảm thời gian hồi phục và cải thiện khả năng vận động.

Làm gì sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Sau khi phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, hầu hết bệnh nhân trải qua các yêu cầu hồi phục như sau:

  • Ngày 1 – 2: Sau phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu đi bộ cùng ngày, điều này có thể giúp cột sống thích nghi với thay đổi và điều chỉnh các tư thế thích hợp.
  • Tuần 0 – 4: Sau khi xuất viện, người bệnh có thể thực hiện một số hoạt động bình thường, chẳng hạn như tắm, nấu ăn hoặc di chuyển nhẹ nhàng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quay trở lại làm việc, nếu công việc không yêu cầu thể chất vất vả. Bác sĩ có thể yêu cầu vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Tuần 5 – 12: Quá trình hồi phục bắt đầu tiến triển, người bệnh cần đến tái khám đúng lịch hẹn để tránh các rủi ro liên quan.
  • Tuần 12 trở đi: 3 tháng sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể thực hiện hầu hết mọi việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo không tái phát các chấn thương đối với đĩa đệm đã được phẫu thuật.

Các yếu tố có thể làm chậm quá trình phục hồi

Phẫu thuật thường đơn giản, an toàn và hồi phục hoàn toàn trong 6 – 8 tuần. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm chậm quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

Phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm
Hoạt động quá nhiều có thể kéo dài thời gian phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
  • Hoạt động quá nhiều, chẳng hạn như nâng vật nặng hoặc chống đẩy cơ thể khi mệt mỏi. Điều này có thể dẫn đến tăng cơn đau hoặc tái thoát vị đĩa đệm sau khi phẫu thuật.
  • Không chăm sóc vết mổ trong thời gian đầu và tham gia vào các hoạt động bị hạn chế, chẳng hạn như bơi lội, tắm biển. Điều này có thể khiến vết thương nhiễm trùng và dẫn đến một số rủi ro khác, chẳng hạn như đau thắt lưng.
  • Ít vận động hoặc không đi bộ đầy đủ có thể cơ sinh học bị suy yếu. Điều này có thể khiến cơn đau kéo dài và cứng cột sống sau phẫu thuật. Ít vận động cũng có thể góp phần dẫn đến các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, giấc ngủ và tâm trạng. Do đó, hầu hết bác sĩ phẫu thuật đề nghị người bệnh nên đi bộ ngắn trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật và tăng dần theo thời gian hồi phục.
  • Không tuân thủ kế hoạch sau phẫu thuật như không sử dụng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu thuốc không mang lại hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý mãn tính khác có thể làm chậm quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ biến chứng cao hơn những người khác.
  • Các yếu tố sức khỏe khác có thể làm chậm thời gian hồi phục bao gồm suy dinh dưỡng hoặc sức khỏe tổng thể kém.

Kỹ thuật và phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được cải thiện theo thời gian. Do đó thời gian hồi phục thường ngắn hơn, ít đau đớn và tỷ lệ thành công cao. Chăm sóc vết mổ đúng cách và duy trì sức khỏe tốt có thể hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Cách phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Để quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý, chẳng hạn như:

1. Kiểm soát cơn đau sau khi phẫu thuật

Kiểm soát cơn đau là điều đầu tiên và quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Một nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc cột sống và giảm đau phù hợp.

Mặc dù một số cơn đau có thể xảy ra thường xuyên trong quá trình phục hồi, tuy nhiên bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị các biện pháp như:

  • Chườm lạnh
  • Thay đổi tư thế hoạt động
  • Thực hiện một số chuyển động phù hợp
  • Áp dụng các thiết bị điện để giảm đau

Nhiều kỹ thuật giảm đau sau phẫu thuật đĩa đệm đơn giãn và có thể thực hiện tại nhà. Đối với nhiều bệnh nhân, thậm chí chườm lạnh cũng có thể cải thiện cơn đau hiệu quả.

2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Để hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kể các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc giãn cơ. Điều quan trọng là người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

thuốc sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật đĩa đệm

Cụ thể các loại thuốc thường được chỉ định sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen, có thể giúp giảm sưng, đau và sốt. Tuy nhiên NSAID có thể gây xuất huyết tiêu hóa, do đó không sử dụng thuốc quá liều lượng chỉ định và trao đổi với bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc giảm đau có thể được chỉ định để cải thiện các cơn đau sau phẫu thuật.
  • Thuốc giãn cơ có thể giảm đau và hạn chế co thắt cơ.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và liên hệ với bác sĩ nếu thuốc dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, không tự ý kết hợp các loại thuốc và thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hoặc thảo dược sử dụng bổ sung.

3. Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể thường xuyên đi bộ ngắn và tăng dần khoảng cách mỗi ngày. Tập thể dục hàng ngày rất quan trọng để xây dựng sức mạnh và duy trì cơ bắp. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý tránh các hoạt động cần uốn cong, vặn người hoặc nâng vật nặng hơn 2.2 kg và ngồi hoặc đứng yên quá lâu.

Nếu người bệnh phẫu thuật hợp nhất cột sống, hãy tránh nâng các vật nặng cao qua đầu cho đến khi quá trình hồi phục hoàn toàn. Trao đổi với bác sĩ về thời gian và tình trạng cụ thể của cột sống.

Các hoạt động như đi lên – xuống cầu thang có thể cần hạn chế, đặc biệt là trong 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật.

4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp là một phần quan trọng trong việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất và uống nhiều nước để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa táo bón.

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường quá trình hồi phục

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

  • Tăng cường calo trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như bổ sung nhiều vitamin C, kẽm và vitamin A, thường có trong trái cây họ cam quýt, dâu tây, rau bina, bông cải xanh, sữa, phô mai, hàu, thịt, gan và hải sản.
  • Bổ sung protein để hỗ trợ phát triển mô và phục hồi các chức năng liên quan. Người bệnh có thể tăng cường tiêu thụ các loại thịt, chẳng hạn như thịt gia cầm, và các loại thực phẩm giàu protein khác, như trứng, cá hoặc đậu phụ.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin D, chẳng hạn như sữa ít béo có thể chống nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Ngoài ra, các loại đậu cũng là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong kế hoạch ăn uống phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Sử dụng sinh tố và nước ép trái cây để tăng cường calo và protein trong cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng đậu nành, sữa chua và các loại đồ uống giàu protein khác để tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Uống nhiều nước là điều quan trọng để tránh táo bón. Áp lực khi đi vệ sinh có thể gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và dẫn đến đau hoặc tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả cũng có thể giúp giảm táo bón, nhuận tràng tự nhiên và tránh các rủi ro liên quan sau phẫu thuật.

5. Cải thiện tư thế khi nằm

Ngủ đủ là một cách phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để có vị trí ngủ tốt nhất và hạn chế các biến chứng liên quan đến phẫu thuật.

Hầu hết các trường hợp, người bệnh nên nằm ngửa với phần lưng trên, vai và đầu được nâng lên một chút. Ngoài ra sử dụng giường có thể điều chỉnh và sử dụng gối tựa để hỗ trợ tư thế nằm thoải mái. Người bệnh cũng có thể đặt một chiếc gối tựa hoặc cuộn lại dưới đầu gối để giúp hông và đầu gối cong tự nhiên.

Khi ngồi dậy khỏi giường, người bệnh thực hiện như sau:

  • Trong khi nằm ngửa, hãy uốn cong đầu gối và giữa hai đầu gối chạm nhau.
  • Lăn người sang một bên, giữ cho hông và vai thẳng hàng đồng thời xoay người để cột sống không bị vẹo.
  • Đẩy người lên bằng cách sử dụng cánh tay (khuỷu tay) và để chân khuỵu xuống thành giường để trở lại tư thế ngồi

6. Cải thiện tư thế khi ngồi

Ngồi, đặc biệt là ngồi không đúng tư thế có thể gây áp lực lên lưng và khiến quá trình phục hồi lâu hơn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh đứng dậy và đi lại trong 10 phút sau 30 phút ngồi yên. Ngoài ra, tránh ngồi xe ô tô lâu trong thời gian đang phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

Nguyên tắc chung khi ngồi là không để đầu gối cao hơn hông. Đặt một cái nệm hoặc gối mỏng bên dưới mông để hỗ trợ tư thế khi ngồi. Ngoài ra, người bệnh nên lắp thêm bệ ngồi toilet nâng cao và có thanh vịn để hỗ trợ đứng dậy khi cần thiết.

Khi đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh nhẹ nhàng di chuyển hông để cuối ghế và dùng cánh tay để đẩy người lên đồng thời ấn chân xuống để đứng dậy.

9. Vật lý trị liệu

Một số bệnh nhân có thể cần vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Vật lý trị liệu có thể bắt đầu sớm nhất vào ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật để giúp người bệnh lấy lại sức mạnh, sự linh hoạt và sức bền thể chất.

Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh những cách an toàn để cúi, nâng, ngồi và đứng để giúp giảm đau lưng. Sau khi người bệnh hồi phục cơ bản, các bài tập có thể được đề nghị để tiếp tục phục hồi chức năng.

 phục hồi chức năng sau phẫu thuật đĩa đệm
Thực hiện các bài tập dưới nước có thể hỗ trợ phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Các bài tập phù hợp trong quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Liệu pháp tập luyện dưới nước: Đối với người thoát vị đĩa đệm hoặc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, các bài tập dưới nước có thể cung cấp quá trình phục hồi nhẹ nhàng, tác động thấp. Nước có thể chống lại trọng lượng cơ thể và giúp các động tác kéo giãn trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Đi bộ: Đi bộ như một phần của thói quen hàng ngày và hỗ trợ tăng cường chức năng hiệu quả. Người bệnh có thể đi bộ liên tục với tốc độ ổn định trong ít nhất 20 phút để giúp cột sống ổn định và chuyển động linh hoạt.
  • Đi xe đạp tĩnh: Đi xe đạp tĩnh (xe đạp đứng yên trong phòng tập) có thể giúp điều hòa nhịp điệu với tác động tối thiểu đến cột sống.

Nên và không nên khi phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Những thói quen lành mạnh được áp dụng mỗi ngày là một phần của quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả và tránh các rủi ro liên quan, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

Nên làm để phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi
  • Thực hiện một chế độ ăn uống cần bằng với nhiều protein nạc và chất chống oxy hóa để hỗ trợ quá trình tái tạo mô
  • Thực hiện các bài tập thể dục, thể thao và vật lý trị liệu được hướng dẫn để hỗ trợ quá trình hồi phục
  • Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu xuất hiện các triệu chứng không mong muốn

Không nên làm để hỗ trợ quá trình phục hồi:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và cải thiện các triệu chứng liên quan
  • Không hút thuốc, đặc biệt là sau phẫu thuật bởi vì thuốc lá có thể làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể
  • Hạn chế các hoạt động nguy cơ, chẳng hạn như leo cầu thang, mang trọng lượng hơn 2.2 kg hoặc uốn cong thắt lưng trong các hoạt động hàng ngày

Khi nào cần đến bệnh viện sau phẫu thuật đĩa đệm

Đau đớn và khó chịu trong vài ngày đầu sau phẫu thuật là điều bình thường. Tình trạng này cũng có thể tự cải thiện sau vài ngày hoặc sau khi người bệnh áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng có thể cần được đánh giá y tế và điều trị ngay lập tức. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau đớn nghiêm trọng hơn, dù đã thực hiện các phương pháp giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tê và yếu ở chân hoặc vùng đáy chậu (ở giữa hai đùi)
  • Suy giảm hoặc mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang
  • Sưng đỏ, đau hoặc tiết dịch tại vị trí vết mổ
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn, chóng mặt hoặc đau đớn dữ dội

Hầu hết các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể phục hồi tốt. Tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phát sinh các triệu chứng hoặc dấu hiệu không mong muốn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp tiên tiến đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bệnh. Với khả năng giảm đau nhanh chóng và hạn chế tác động lên các mô xung ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Để giúp bạn hiểu ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, đặc biệt với những bệnh nhân mới mổ xong, đang cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh... là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đây là một nhu ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Cầu Lông Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không là thắc mắc của nhiều người yêu thể thao nhưng đang gặp vấn đề về cột sống. Cầu lông là môn thể thao thú vị và rèn luyện sức khỏe, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua