Thuốc Giảm Đau Gây Nghiện Là Gì? Thông Tin Cần Biết

Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc giảm đau gây nghiện là nhóm thuốc chứa những thành phần giảm đau mạnh, mang đến tác dụng nhanh và hiệu quả. Thuốc thường được chỉ định cho những người có các chứng đau nặng, đau sâu và kéo dài, không đáp ứng với những loại thuốc khác.

Thuốc giảm đau gây nghiện
Tìm hiểu thuốc giảm đau gây nghiện là thuốc gì? Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và các lưu ý

Thuốc giảm đau gây nghiện là gì?

Thuốc giảm đau gây nghiện là một nhóm thuốc giảm đau kê đơn, chứa những thành phần giảm đau mạnh (điển hình như Morphin) nhờ khả năng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên thuốc có thể gây nghiện khi dùng dài ngày hoặc dùng liều cao.

Thuốc phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau ở mức độ trung bình đến nặng và không có đáp ứng với những loại thuốc khác (thuốc chống viêm không Steroid, Paracetamol…). Mặc dù vậy thuốc này cần được dùng dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian ngắn và dùng với liều thấp nhất có tác dụng.

Thuốc giảm đau gây nghiện thường gặp và dạng bào chế

Những loại thuốc giảm đau gây nghiện thường gặp gồm:

  • Morphine
  • Codein
  • Tramadol
  • Fentanyl

Các dạng bào chế:

  • Viên nén (giải phóng chậm, giải phóng nhanh)
  • Viên nang (giải phóng chậm)
  • Thuốc tiêm
Morphine
Morphine là một trong những loại thuốc giảm đau gây nghiện thường gặp

Thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng gì?

Giảm đau là tác dụng chính của các thuốc giảm đau gây nghiện. Thuốc hoạt động bằng cách tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và ruột thông qua một thụ thể có tên muy ở sừng sau tủy sống. Từ đó loại trừ các yếu tố kích thích gây đau. Mặc dù tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh trung ương nhưng thuốc không gây rối loạn tri giác.

Mặt khác tác dụng giảm đau của thuốc được hình thành do thuốc này có khả năng tăng ngưỡng chịu đau, tạo cảm giác buồn ngủ và thay đổi cảm nhận đau của cơ thể.

Tác dụng kiểm soát cơn đau của thuốc giảm đau gây nghiện rất mạnh. Vì thế thuốc có thể mang đến cảm giác dễ chịu và cắt giảm đau trong thời gian ngắn. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân có các cơn đau sâu, đau lớn, đau nhức dữ dội. Thuốc ít có tác dụng giảm đau khi dùng cho những cơn đau nông, đau nhỏ.

Ngoài ra thuốc giảm đau gây nghiện còn có tác dụng thay đổi tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ai có thể dùng thuốc giảm đau gây nghiện?

Thuốc giảm đau gây nghiện thường được chỉ định cho những trường hợp có cơn đau lớn, đau sâu, đau cấp tính hoặc cơn đau có mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân không đáp ứng tốt với những loại thuốc giảm đau khác. Cụ thể như:

  • Đau sau chấn thương (gãy thân xương đùi, gãy xương cẳng chân, chấn thương cột sống…)
  • Đau sau phẫu thuật
  • Hư khớp
  • Cơn đau quặn thận do sỏi
  • Cơn đau quặn gan
  • Đau do ung thư giai đoạn cuối
  • Đau trong sản khoa
  • Dùng phối hợp khi tiền mê và gây mê
Thuốc giảm đau gây nghiện thường được chỉ định cho những trường hợp bị đau cấp tính
Thuốc giảm đau gây nghiện thường được chỉ định cho những trường hợp bị đau cấp tính, đau sâu và nghiêm trọng

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện cho những trường hợp sau:

  • Suy gan nặng
  • Suy hô hấp
  • Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân
  • Trạng thái co giật
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Chấn thương não
  • Mê sản rượu cấp hoặc nhiễm độc rượu cấp
  • Đang sử dụng những chất ức chế monoaminoxidase (IMAO)
  • Hen phế quản
  • Phù phổi thể cấp nặng
  • Ngộ độc thuốc ngủ Barbiturate, CO, CO2
  • Ngộ độc thuốc ức chế hô hấp
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang nuôi con bú
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Cách sử dụng

Đối với dạng viên nén và viên nang, thuốc giảm đau gây nghiên được dùng bằng đường uống. Thuốc nên được uống trong hoặc sau khi ăn, uống cùng thức ăn hoặc nhiều nước. Không nên nghiền nát, không nhai thuốc trước khi nuốt.

Đối với thuốc tiêm, thuốc thường được dùng để tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

Ở dạng viên uống, thuốc nên được uống trong hoặc sau khi ăn
Ở dạng viên uống, thuốc nên được uống trong hoặc sau khi ăn, nuốt trọn, không nhai thuốc trước khi nuốt

Liều dùng thuốc giảm đau gây nghiện

Liều dùng thuốc giảm đau gây nghiện dựa trên chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa (tùy thuộc vào mức độ đau, tình trạng và loại thuốc được chỉ định).

Cách bảo quản

Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc giảm đau gây nghiện dạng viên uống cần được bảo quản trong vỉ hoặc lọ, đặt ở những nơi khô mát. Không bảo quản ở nơi ẩm thấp và có ánh sáng chiếu trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện

Trước khi đưa thuốc giảm đau gây nghiện vào quá trình điều trị, người bệnh nên cân nhắc và lưu ý những điều sau đây:

1. Khuyến cáo khi dùng

Mặc dù mang đến hiệu quả giảm đau cao và nhanh nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện cần được cân nhắc. Dưới đây là những khuyến cáo khi dùng:

  • Chỉ sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần thiết.
  • Dùng ngắn hạn. Hạn chế dùng thuốc dài hạn với liều cao.
  • Nên dùng thuốc với liều nhỏ nhất có tác dụng, sử dụng ít thường xuyên.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên tác dụng này thường giảm dần theo thời gian. Do đó bệnh nhân phải tăng liều dùng nếu muốn đạt hiệu quả điều trị.
  • Người bệnh có nguy cơ phụ thuộc thuốc sau một thời gian sử dụng. Để tránh tình trạng phụ thuộc, bác sĩ có thể giảm liều dùng thuốc giảm đau gây nghiện và cho bệnh nhân sử dụng những thuốc giảm đau khác. Liều dùng thuốc được giảm dần dần cho đến khi bệnh nhân không phải phụ thuộc vào thuốc, không bị run tay chân hoặc mất ngủ.
  • Đột ngột ngừng dùng thuốc có thể gây ra một số triệu chứng liên quan đến hội chứng cai nghiện. Các dấu hiệu nhận biết gồm nôn mửa, mất ngủ, run rẩy tay chân…
  • Khi bị nghiện thuốc, bệnh nhân có thể bị ảo giác, có cảm giác thèm thuốc, thường xuyên dùng quá liều cho phép. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa ngay khi bắt đầu sử dụng, chỉ dùng ngắn hạn để tránh bị nghiện. Những trường hợp bị nghiện cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách.
  • Những loại thuốc giảm đau gây nghiện (đặc biệt là Morphine) có khả năng giải phóng Histamin (chất trung gian gây viêm). Từ đó gây giãn mạch ngoại vi đột ngột với các triệu chứng ở da và co thắt phế quản.
  • Tránh vận hành máy móc hoặc lái xe khi sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện. Vì thuốc gây buồn ngủ và làm giảm sự tỉnh táo.
  • Khi dùng với liều thấp, thuốc gây kích thích hô hấp. Ở liều điều trị hoặc liều cao hơn, thuốc có khả năng gây ức chế hô hấp. Các triệu chứng thường rõ rệt ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị ức chế hô hấp, bị gây mê, đang hôn mê, suy hô hấp. Ở liều rất cao, thuốc gây liệt hoàn toàn trung tâm hô hấp.
  • Cơ chế điều nhiệt của cơ thể có thể bị mất thăng bằng khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện. Điều này khiến thân nhiệt giảm nhẹ. Tuy nhiên thuốc có thể gây tăng thân nhiệt khi dùng liều cao kéo dài.
  • Không sử dụng rượu trong thời gian chữa bệnh với các thuốc thuộc nhóm giảm đau gây nghiện. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Khi giảm đau trong khoa sản, mẹ bầu cần giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh.
  • Những mẹ dùng thuốc kéo dài hoặc bị nghiện trong khi mang thai, trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu liên quan đến hội chứng cai nghiện. Cụ thể như kích thích, co giật, nôn và tử vong. Bởi thuốc có thể qua nhau thai và tác động đến trẻ.
  • Xét nghiệm doping trong thể thao cho ra phản ứng dương tính khi sử dụng thuốc.
  • Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện cho những trường hợp sau:
    • Người bị rối loạn niệu đạo – tiền liệt tuyến
    • Suy thận, suy gan
    • Sốc
    • Suy tuyến thượng thận
    • Thiểu năng tuyến giáp
    • Nhược cơ
    • Người lớn tuổi
    • Người đang làm những công việc nguy hiểm hoặc đang lái xe
Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện cho người lớn tuổi
Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện cho người lớn tuổi, bị suy thận, suy gan, nhược cơ

2. Tác dụng phụ

Bất cứ ai dùng thuốc giảm đau gây nghiện đều có thể gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng còn phụ thuộc vào liều dùng thuốc, loại thuốc và đường dùng cụ thể.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Ức chế thần kinh
  • Tăng tiết hormone chống bài niệu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Táo bón
  • An thần hoặc hưng phấn
  • Co đồng tử
  • Bí tiểu

Tác dụng phụ ít gặp

  • Ức chế hô hấp
  • Lú lẫn
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Ban đỏ ngoài da
  • Nhìn mờ
  • Kích thích, lo âu, mất ngủ
  • Co thắt phế quản
  • Co thắt bàng quang
  • Gây lệ thuộc tâm thần và thể chất

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Hạ huyết áp thế đứng

Nếu có tác dụng phụ khi dùng thuốc, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Bí tiểu
Bí tiểu, buồn nôn, ức chế thần kinh, an thần hoặc hưng phấn… là những tác dụng phụ thường gặp

3. Tương tác thuốc

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện kết hợp với những loại thuốc khác. Vì điều này có thể gây tương tác thuốc dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đặc biệt không sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện với các chất hoặc những loại thuốc sau:

  • Các thuốc ức chế monoaminoxidase: Sự tương tác giữa thuốc giảm đau gây nghiện và các thuốc ức chế monoaminoxidase có thể gây tăng thân nhiệt, trụy tim mạch, hôn mê và tử vong. Vì thế cấm sử dụng phối hợp hai loại thuốc này.
  • Barbiturat và Benzodiazepin: Barbiturat và Benzodiazepin làm tăng tác dụng lên hệ thần kinh của thuốc giảm đau gây nghiện.
  • Buprenorphin, Nalbuphin, Pentazocin: Tác dụng giảm đau của thuốc gây nghiện (đặc biệt là Morphin) giảm đáng kể khi được sử dụng với Buprenorphin, Nalbuphin hoặc Pentazocin. Điều này xảy ra là do ức chế cạnh tranh trên receptor.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng có khả năng làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc giảm đau gây nghiện.
  • Thuốc kháng histamin H1 loại cổ điển: Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như ảo giác, lú lẫn…

4. Quá liều và cách xử lý

Dùng thuốc giảm đau gây nghiện quá liều có thể gặp nhiều phản ứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Vì thế người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc với liều lượng cao hơn liều khuyến cáo.

Triệu chứng

  • Ức chế hô hấp
  • Nôn ói
  • Hạ huyết áp
  • Chóng mặt, yếu ớt
  • Xuất hiệu ảo giác
  • Co khít đồng tử
  • Tăng thân nhiệt
  • Ngất xỉu/ hôn mê
  • Có thể tử vong ở những trường hợp rất nặng

Xử lý

Ngay khi nhận thấy sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện quá liều, người bệnh cần được đưa đến bệnh bệnh và nhờ trợ giúp từ nhân viên y tế. Thông thường để điều trị quá liều, bác sĩ có thể áp dụng những cách sau:

  • Hồi sức tăng cường tim và hô hấp
  • Hỗ trợ hô hấp
  • Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng nhóm giảm đau gây nghiện. Điển hình như Naloxon hoặc/ và Nalorphin.
    • Nalorphin: Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch 5 – 10mg/ lần, mỗi 15 phút. Duy trì đến khi đạt liều dùng 40mg.
    • Naloxon: Tiêm tĩnh mạch 0,4mg/ lần, mỗi 2 – 4 phút tiêm nhắc lại (nếu cần). Duy trì đến khi đạt liều dùng 4mg.
  • Điều trị triệu chứng và hồi sức.
Dùng thuốc giảm đau gây nghiện quá liều làm phát sinh nhiều phản ứng nghiêm trọng
Dùng thuốc giảm đau gây nghiện quá liều làm phát sinh nhiều phản ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng

Nhìn chung thuốc giảm đau gây nghiện mang đến hiệu quả giảm đau cao và nhanh chóng, phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức nặng nề và đau sâu, không đáp ứng với các thuốc khác. Tuy nhiên loại thuốc này cần được dùng với liều thấp nhất có tác dụng và dùng ngắn hạn để tránh gây nghiện và phát sinh nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Tốt nhất nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết
Đau Vai Gáy Chườm Nóng Hay Lạnh
Bạn đang cảm thấy đau ở vai và gáy và không biết nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm cơn đau? Trung tâm khám và điều trị bệnh xương khớp IHR Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua