Thuốc Điều Trị Loãng Xương Và Cách Sử Dụng Đúng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc bổ sung Calci, thuốc Biphosphonate, Calcitonin, Denosumab (Prolia, Xgeva)… là những thuốc điều trị loãng xương được dùng phổ biến. Những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát bệnh loãng xương bằng cách làm giảm tốc độ hủy xương, tăng mật độ xương, đồng thời giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Thuốc điều trị loãng xương
Thông tin cơ bản về thuốc điều trị loãng xương, cách sử dụng đúng và những điều cần lưu ý

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, nguy cơ và thời điểm phát bệnh ở nữ cao hơn so với nam. Bệnh thể hiện cho những bất thường xoay quanh hiện tượng rối loạn chuyển hóa của xương khiến mật độ xương suy giảm, xương giòn, xốp và dễ gãy.

Phần lớn các trường hợp loãng xương xảy ra theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Những trường hợp còn lại là do sự tác động của một số loại thuốc (như corticoid), nồng độ hormone thay đổi ở phụ nữ mãn kinh và người có bệnh lý nền (bệnh tiểu đường, ung thư, suy tuyến giáp…). Một số ít trường hợp xảy ra do lối sống kém lành mạnh.

Bệnh loãng xương tiến triển âm thầm, thường không có triệu chứng đặc trưng cho đến khi các biến chứng hoặc gãy xương xảy ra. Vì thế để sớm phát hiện, người bệnh cần được đo loãng xương. Loãng xương chủ yếu được điều trị bằng thuốc kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh.

Thuốc điều trị loãng xương

Thông thường bệnh loãng xương sẽ được điều trị với những loại thuốc sau:

1. Thuốc giảm đau – Paracetamol

Trong giai đoạn tiến triển, bệnh loãng xương gây đau lưng cấp và đau đầu xương ở những vị trí có xương bị ảnh hưởng. Triệu chứng này thường kéo dài và dễ tái phát. Thông thường Paracetamol sẽ được sử dụng để cải thiện tình trạng. Thuốc này có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình và hạ sốt.

Paracetamol ít khi gây tác dụng phụ khi dùng liều thấp. Khi dùng kéo dài hoặc liều cao, một số biểu hiện như dị ứng, buồn nôn, chán ăn, mẩn da, vàng mắt… có thể xảy ra nhưng thường nhẹ và thoáng qua.

Chống chỉ định

Không dùng Paracetamol cho người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc.

Cách dùng

Dùng bằng đường miệng.

Liều dùng Paracetamol

Liều dùng Paracetamol trong điều trị đau nhức do loãng xương:

  • Liều khuyến cáo: Uống 325 – 600mg mỗi 4 đến 6 giờ, dùng từ 2 – 3 ngày.

Giá bán tham khảo

Thuốc Paracetamol được bán với giá 32.500 VNĐ/ 1 hộp 5 vỉ x 10 viên 500mg.

Paracetamol
Paracetamol được sử dụng để điều trị đau lưng, đau nhức xương do loãng xương từ nhẹ đến trung bình

2. Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3

Calci Cacbonat + vitamin D3 là thuốc bổ sung calci và vitamin D3, không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh loãng xương ở người kém hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm. Thuốc này có tác dụng bổ sung vitamin và canxi (yếu tố cấu thành xương) cho cơ thể, điều trị bệnh loãng xương và phòng ngừa gãy xương trong tương lai.

Ngoài ra Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 còn có tác dụng bổ sung một lượng vitamin D3 cần thiết. Đây là thành phần hỗ trợ sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng mỗi thành phần như sau:

Chống chỉ định

Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Những người có hội chứng tăng calci trong máu như u ác tính tiêu xương, cường cận giáp, quá liều do dùng vitamin D
  • Tăng calci niệu nặng
  • Sỏi niệu
  • Sỏi thận
  • Suy thận nặng
  • Đang điều trị với vitamin D
  • Loãng xương do bất động

Cách dùng

Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 được dùng để uống. Nên uống thuốc sau khi ăn hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 trong điều trị bệnh loãng xương:

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 – 2 viên/ ngày sau khi ăn.

Lưu ý: Liều dùng thuốc có thể thay đổi tùy theo khả năng đáp ứng của mỗi người và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Mặc dùng không thể thiếu trong quá trình điều trị loãng xương nhưng việc dùng thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Kích ứng đường tiêu hóa
  • Táo bón
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Rối loạn chuyển hóa calci và tăng calci huyết khi dùng với liều cao và kéo dài
Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3
Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3 có tác dụng bổ sung vitamin và canxi, điều trị loãng xương và phòng ngừa gãy xương

Một trong những sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D3 tốt nhất thị trường hiện nay chính là viên uống Ostelin Calcium & Vitamin D3. Được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại của Úc, sản phẩm được đánh giá cao nhờ tính tiện lợi cho người dùng, đối tượng sử dụng đa dạng và chức năng cải thiện nhiều triệu chứng gây khó chịu ở xương khớp. 

Thành phần chính: Canxi cacbonat (CaCO3) + Vitamin D3

Công dụng: 

  • Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, giảm đau nhức hiệu quả
  • Hạn chế trường hợp suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ
  • Ngăn ngừa tê bì chân tay, chuột rút, loãng xương ở nhiều độ tuổi
  • Hạn chế cơn tiền sản giật, bảo vệ thai kỳ cho phụ nữ đang mang thai

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 1 viên/ ngày, sau ăn 1 tiếng
  • Phụ nữ mang bầu từ 1 – 6 tháng: Uống 1 viên/ ngày, sau ăn 1 tiếng
  • Phụ nữ mang bầu 3 tháng cuối và cho con bú: Uống 2 viên sau ăn khoảng 1 tiếng

Bạn đọc vui lòng đặt mua sản phẩm ngay tại bài viết này để nhận được ưu đãi lớn nhất thị trường chỉ có tại Dr Vitamin.

Sản phẩm viên uống bổ sung canxi Ostelin & Vitamin D3

3. Thuốc Calcitonin

Thuốc Calcitonin là thuốc điều trị loãng xương được dùng phổ biến. Thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh và giảm tiêu calci trong xương. Từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh loãng xương, phòng ngừa gãy xương và một số biến chứng khác trong tương lai.

Trong điều trị loãng xương, Calcitonin kết hợp với hormone cận giáp và vitamin D để ức chế quá trình tiêu xương, chuyển hóa xương và điều hòa calci huyết. Thuốc Calcitonin phù hợp với những bệnh nhân bị loãng xương do lão suy và loãng xương thứ phát do bất động hoặc dùng corticosteroid kéo dài.

Ngoài ra thuốc Calcitonin còn được sử dụng cho những trường hợp đau xương kết hợp giảm xương hoặc hủy xương, bệnh Paget xương kèm theo biến chứng thần kinh, gãy xương không hoàn toàn, đau xương…

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Calcitonin cho những người quá mẫn cảm với Calcitonin.

Cách dùng

Thuốc Calcitonin được bào chế ở dạng dung dịch tiêm và dung dịch xịt mũi. Vì thế thuốc thường được sử dụng để tiêm bắp/ tiêm dưới da và xịt trực tiếp vào mũi.

Liều dùng thuốc Calcitonin

Liều dùng thuốc Calcitonin trong điều trị loãng xương sau mãn kinh:

Dạng tiêm

  • Liều khuyến cáo: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 50-100UI/ ngày hoặc 100UI mỗi 2 ngày.
  • Điều chỉnh liều dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Dạng xịt mũi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 100 – 200UI/ ngày hoặc 200UI mỗi 2 ngày. Dùng 1 lần hoặc chia thành nhiều lần tùy theo khả năng đáp ứng của người bệnh.

Tác dụng phụ

Tùy thuộc vào liều dùng, Calcitonin có thể gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, thường xảy ra sau liều tiêm tĩnh mạch.

  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Nóng bừng mặt
  • Chóng mặt
Thuốc Calcitonin
Thuốc Calcitonin điều trị loãng xương bằng cách làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh và giảm tiêu calci trong xương

4. Thuốc Glucosamine

Thuốc Glucosamine là nhóm thuốc tăng cường chức năng xương khớp đồng thời điều trị loãng xương phổ biến. Thuốc này chủ yếu được dùng trong phòng ngừa và điều trị loãng xương, gãy xương ở người già và những bệnh lý liên quan, điển hình như bệnh Paget, thiếu xương và một số dạng ung thư xương nhất định.

Khi được đưa vào cơ thể, Glucosamine làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình hủy xương bằng cách kích thích quá trình apoptosis (quá trình tế bào hủy xương tự tử). Đồng thời tăng sự tích lũy canxi của cơ thể và duy trì khả năng tạo xương. Từ đó làm tăng mật độ xương, phòng ngừa gãy xương do loãng xương và gãy xương ở người già hiệu quả.

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ loãng xương, thuốc Glucosamine được dùng dưới dạng viên uống. Thời gian dùng thuốc có thể ngắn hoặc kéo dài tùy vào khả năng tăng mật độ xương của mỗi cá thể.

Một số loại thuốc Glucosamine được sử dụng phổ biến:

  • Blackmores Glucosamine

Sản phẩm đến từ thương hiệu đình đám tại Úc, đứng trong top 10 các sản phẩm dành cho xương khớp được tin tưởng nhất thế giới. Với chiết xuất từ tự nhiên cùng các công dụng bảo vệ hệ xương khớp hiệu quả, Blackmores Glucosamine đã góp phần cải thiện sức khỏe của hàng triệu người trên toàn cầu, mang về doanh số hàng triệu đô la cho nhãn hàng nổi tiếng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Cách dùng: 

  • Người trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ ngày
  • Trẻ em dưới 12 tuổi, người bị dị ứng với hải sản: Sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ

Giá bán tham khảo: Sản phẩm đang có mức giá 799.000 VNĐ trên thị trường, nay chỉ còn 649.000 VNĐ tại gian hàng của siêu thị Dr Vitamin. Bạn đọc có thể tham khảo và đặt mua ngay tại bài viết này để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn nhất thị trường.

  • Kirkland Glucosamine HCL 1500mg

Viên uống Kirkland Glucosamine là sản phẩm được nhiều bệnh nhân xương khớp lựa chọn sử dụng. Bên cạnh các tác dụng trong điều trị các bệnh lý về xương, sụn, khớp, sản phẩm còn có chức năng chấm dứt các cơn đau nhức, viêm xương khớp, ngăn cọ xát tạo nên những thương tổn tại các mô sụn.

Cách dùng:

  • Uống 2 viên/ ngày, trong cùng 1 lần, nên uống sau khi ăn no

Giá bán tham khảo: Sản phẩm có mức giá 599.000 VNĐ nay chỉ còn 579.000 VNĐ và đang được phân phối chính hãng tại Dr Vitamin. 

Glucosamine Orihiro 1500mg

Một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp được người dân trên thế giới tin tưởng chính là Glucosamine Orihiro từ Nhật Bản. Với những hoạt chất bổ sung cho hệ xương khớp nói riêng và sức khỏe thể chất nói chung, đây là lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bệnh muốn tìm kiếm giải pháp toàn diện dành cho xương khớp.

Cách dùng: Sử dụng 10 viên/ ngày, chia 2 lần sau mỗi bữa ăn, cần uống với nhiều nước để tăng hiệu quả.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm được phân phối chính hãng tại Dr Vitamin – đại lý chính thức của Orihiro Việt Nam. Mức giá của sản phẩm phù hợp với đại đa số người Việt, chỉ còn 749.000 VNĐ.

5. Thuốc Ibandronate

Thuốc Ibandronate thuộc nhóm thuốc ức chế tiêu xương, Bisphosphonate. Thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị loãng xương có tất cả các đối tượng có nguy cơ. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương nặng có lún xẹp đốt sống và bệnh nhân bị ung thư di căn xương.

Thuốc Ibandronate phòng ngừa và điều trị loãng xương bằng cách làm chậm quá trình hủy xương, duy trì sức khỏe xương khớp và hạn chế nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc. Cụ thể như:

  • Tiêu chảy
  • Khó chịu dạ dày
  • Đau ở chân hoặc cánh tay
  • Triệu chứng cúm nhẹ (đau cơ, cơ thể mệt mỏi)

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Ibandronate cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với acid ibandronic hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc Ibandronate
  • Tăng calci máu không điều chỉnh được

Cách dùng

Thuốc Ibandronate được bào chế ở dạng viên uống và thuốc tiêm. Vì thế Ibandronate có thể được dùng bằng đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Ibandronate trong phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương

Dạng uống

  • Liều khuyến cáo: Uống 90 – 150mg/ tháng.

Dạng tiêm

  • Liều khuyến cáo: Tiêm tĩnh mạch 3mg trong 15 – 30 giây. Dùng 3 tháng 1 lần.
Thuốc Ibandronate
Thuốc Ibandronate được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương nặng có lún xẹp đốt sống hoặc ung thư

6. Thuốc Denosumab

Thuốc Denosumab (Prolia, Xgeva) là thuốc điều trị loãng xương thuộc nhóm kháng thể đơn dòng được dùng phổ biến. Thuốc này có tác dụng hạn chế tổn thương do tế bào hủy xương, tạo mật độ xương. Từ đó giảm nguy cơ gãy xương hông và xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, tiêu xương ở vỏ não và xương ngoài.

Ngoài ra ở những bệnh nhân có nhiều khối u di căn, Denosumab có tác dụng ức chế các biểu hiện tái hấp thu xương. Điều này giúp phòng ngừa và điều trị di căn xương.

Thuốc Denosuma được dùng ở dạng thuốc tiêm. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng, thuốc được dùng với liều lượng và thời gian khác nhau. Đối với bệnh loãng xương ở người già , Denosuma có thể được dùng 6 tháng 1 lần.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc Denosumab cho một số trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Calci huyết thấm
  • Bệnh nhân có tổn thương không lành do phẫu thuật trong miệng hoặc nha khoa

Cách dùng 

Thuốc Denosumab được dùng ở dạng tiêm dưới da.

Liều lượng

Liều dùng Denosumab (Xgeva) trong điều trị loãng xương:

  • Liều khuyến cáo: Tiêm dưới da 120mg Xgeva mỗi 4 tuần 1 lần.

Tác dụng phụ

Thuốc Denosumab (Prolia, Xgeva) mang đến hiệu quả điều trị cao hơn so với những loại kháng thể đơn dòng khác. Tuy nhiên trong thời gian điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Nổi mề đay
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Sưng mặt, môi, cổ họng, lưỡi
  • Buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón…
Thuốc Denosumab (Prolia, Xgeva)
Thuốc Denosumab (Xgeva) giúp giảm nguy cơ gãy xương hông và xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh bị loãng xương

7. Thuốc Raloxifene (Evista)

Raloxifene (Evista) là thuốc điều chỉnh Estrogen có chọn lọc. Thuốc này được dùng phổ biến cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương do nồng độ estrogen suy giảm và trường hợp ung thư vú xâm lấn.

Raloxifene (Evista) ngăn ngừa và điều trị loãng xương bằng cách duy trì mật độ xương và cải thiện độ chắc khỏe của xương. Ngoài ra dùng thuốc còn giúp hạn chế nguy cơ gãy xương bệnh lý. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý khi dùng vì Raloxifene (Evista) có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Chống chỉ định

Một số trường hợp không được chỉ định dùng thuốc Raloxifene (Evista):

  • Phụ nữ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch võng mạc, thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu)
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Bệnh nhân dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc

Cách dụng

Thuốc Raloxifene (Evista) được dùng bằng đường miệng. Có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Liều lượng 

Liều dùng thuốc Raloxifene (Evista) trong điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh:

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên 60mg/ ngày.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian dùng thuốc Raloxifene (Evista), bao gồm:

  • Đau đầu
  • Tức ngực
  • Sốt
  • Nóng bừng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Tăng cân
  • Đau khớp
  • Chóng mặt…
Thuốc Raloxifene (Evista)
Thuốc Raloxifene (Evista) phù hợp với phụ nữ mãn kinh bị loãng xương do giảm estrogen và người có ung thư vú xâm lấn

8. Thuốc Teriparatide (Forteo)

Trong quá trình điều trị loãng xương, bệnh nhân thường được yêu cầu sử dụng thuốc thúc đẩy phát triển xương để cải thiện tình trạng. Trong đó Teriparatide (Forteo) được dùng phổ biến nhất. Thuốc này là một phiên bản tổng hợp của hormone tuyến cận giáp.

Teriparatide (Forteo) có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa canxi, thúc đẩy sự phát triển của xương mới. Đồng thời làm giảm nguy cơ gãy xương hông và xương cột sống ở phụ nữ bị loãng xương.

Thông thường thuốc Teriparatide (Forteo) chỉ được dùng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương do loãng xương
  • Phụ nữ và nam giới bị loãng xương do glucocorticoid
  • Nam giới bị loãng xương nguyên phát
  • Nam giới hạ đường huyết có nguy cơ cao bị gãy xương

Chống chỉ định

Không được dùng Teriparatide (Forteo) khi thuộc một trong những nhóm đối tượng sau:

  • Quá mẫn cảm với Teriparatide
  • Trẻ em hoặc người trẻ tuổi có hệ xương khớp đang phát triển

Thận trọng

Thận trọng khi dùng Teriparatide (Forteo) cho các trường hợp:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Sỏi thận
  • Ung thư xương
  • Nồng độ kiềm phosphatase hoặc canxi trong máu cao
  • Bệnh Paget và những bệnh lý không phải loãng xương
  • Đang điều trị với thuốc Digoxin, Digitalis

Cách dùng

Thuốc Teriparatide (Forteo) được dùng bằng cách tiêm dưới da.

Liều lượng

Liều dùng Teriparatide (Forteo) trong điều trị loãng xương:

  • Liều khuyến cáo: Tiêm dưới da 20mcg/ lần/ ngày vào bụng hoặc đùi.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng Teriparatide (Forteo) gồm:

  • Đau tại chỗ tiêm
  • Chuột rút ở chân
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Bệnh nhân cần ngừng sử dụng Teriparatide sau 2 năm điều trị. Sau đó dùng thuốc chống nôn để duy trì mật độ khoáng của xương.

Thuốc Teriparatide (Forteo)
Thuốc Teriparatide có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa canxi, thúc đẩy sự phát triển của xương mới và chữa loãng xương

Địa chỉ mua sản phẩm hỗ trợ điều trị loãng xương chính hãng nhất 

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam luôn tràn ngập các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho xương khớp, đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, với mức giá đa dạng. Vì vậy, người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi tìm kiếm sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, việc mua hàng theo cảm tính, không thông qua sự tư vấn từ bác sĩ khiến nhiều khách hàng mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, không đúng nhu cầu và tốn kém tiền của. 

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị loãng xương

Thuốc điều trị loãng xương cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần sử dụng đúng loại thuốc, tuân thủ liều dùng và cách sử dụng để đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra trước khi dùng thuốc điều trị loãng xương, người bệnh cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị loãng xương khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý ngừng điều trị, thay đổi loại thuốc hoặc tăng/ giảm liều dùng thuốc.
  • Đọc kỹ mục chống chỉ định và tác dụng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh và loại thuốc đang dùng để hạn chế rủi ro và tương tác thuốc.
  • Thăm khám kỹ lưỡng và đánh giá nguy cơ gãy xương để được chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
  • Hầu hết các thuốc điều trị loãng xương đều không được dùng cho người dưới 18 tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vì thế cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng.
  • Thận trọng khi dùng thuốc điều trị loãng xương cho những bệnh nhân bị sỏi thận, ung thư xương, calci huyết cao.
  • Nên uống thuốc điều trị loãng xương với nhiều nước và tiêm tĩnh mạch chậm để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ lên dạ dày.
  • Một số tác dụng có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc chữa loãng xương. Tuy nhiên những tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ thoáng qua. Trong trường hợp tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng, người bệnh cần ngưng sử dụng loại thuốc đang dùng và thông báo với bác sĩ chuyên khoa.
  • Cân nhắc đổi thuốc điều trị khi có tác dụng phụ hoặc thuốc không mang đến hiệu quả sau vài tuần sử dụng.
  • Cần sử dụng thuốc điều trị loãng xương kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà (chế độ dinh dưỡng, tập luyện…) để sớm kiểm soát bệnh loãng xương, tăng tính an toàn và giảm nguy cơ lệ thuộc thuốc.
  •  Khám sức khỏe định kỳ 1 – 3 tháng 1 lần để theo dõi diễn tiến của bệnh, đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị loãng xương và dự phòng gãy xương bệnh lý. Nếu có bất thường, người bệnh cần điều chỉnh phác đồ điều trị đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là thông tin cơ bản về các thuốc điều trị loãng xương và những điều cần lưu ý. Nhìn chung những loại thuốc này mang đến hiệu quả điều trị cao, có khả kiểm soát loãng xương và phòng ngừa gãy xương tốt. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tăng mức độ an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không
Bệnh loãng xương có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bệnh lý này thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi, không có thuốc đặc trị. Bệnh diễn tiến âm ...
Xem chi tiết
Khám Loãng Xương Ở Bệnh Viện Nào
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện E... có thể giúp giải đáp khám loãng xương ở bệnh viện nào tốt và uy tín. Những bệnh viện này tập trung đội ngũ y ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua