Thuốc Giảm Đau Giãn Cơ Là Gì? Khi Nào Cần Sử Dụng?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc giảm đau giãn cơ thường được sử dụng cho những bệnh nhân có các cơn đau từ nhẹ đến vừa liên quan đến tình trạng co thắt cơ và cứng cơ. Thuốc giúp xoa dịu nhanh các cơ căng thẳng, đồng thời gián đoạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Từ đó giảm đau hiệu quả.

Thuốc giảm đau giãn cơ
Thông tin cơ bản về thuốc giảm đau giãn cơ, công dụng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi dùng

Thuốc giảm đau giãn cơ là thuốc gì?

Thuốc giảm đau giãn cơ là một loại thuốc gây liệt cơ có hồi phục. Thuốc có tác dụng thư giãn cơ, cải thiện tình trạng co thắt cơ, cứng cơ và các chứng đau liên quan. Ngoài ra thuốc làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

Thuốc phù hợp với những bệnh nhân có các cơn đau từ nhẹ đến vừa, liên quan đến tình trạng cứng/ co thắt cơ. Cụ thể như đau lưng, đau cơ… Phần lớn các thuốc giảm đau giãn cơ là thuốc kê đơn. Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng ngoại ý.

Dược lý học của thuốc giảm đau giãn cơ

Thuốc giảm đau giãn cơ chứa những chất đối kháng của AchR. Thông thường loại thuốc này sẽ được chia thành hai dạng, bao gồm: Thuốc giãn cơ khử cực và thuốc giãn cơ không khử cực.

Cơ chế hoạt động của thuốc giãn cơ khử cực

Các thuốc giãn cơ khử cực có tác dụng tương tự như chất dẫn truyền thần kinh Ach. Cụ thể sau khi được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ nhanh chóng liên kết và hoạt hóa AChR. Quá trình này xảy ra trên tế bào cơ dẫn đến khử cực màng tế bào.

Khi tế bào khử cực, chúng không có khả năng đáp ứng với sự tác động tiếp theo của acetylcholine. Điều này dẫn đến giãn cơ.

Cơ chế hoạt động của thuốc giãn cơ không khử cực

Tại thụ thể Ach, chất đối kháng cạnh tranh với Ach (có hồi phục). Khi sử dụng với nồng độ cao, thuốc giãn cơ không khử cực ngăn cản hoạt động kết nối bản vận động (của tế bào cơ) của acetylcholine. Điều này gây ức chế dẫn truyền thần kinh dẫn đến giãn cơ.

Thuốc giảm đau giãn cơ có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng của các thuốc giảm đau giãn cơ:

  • Giảm sự co thắt có nguồn gốc trung ương
  • Điều trị co cứng và co thắt cơ
  • Giảm đau
Thuốc giảm đau giãn cơ có tác dụng giảm đau
Thuốc giảm đau giãn cơ có tác dụng giảm đau, giảm co thắt có nguồn gốc trung ương, trị co cứng và co thắt cơ

Ai có thể dùng thuốc giảm đau giãn cơ?

Thuốc giảm đau giãn cơ thường được chỉ định để điều trị hỗ trợ các đợt co thắt làm phát sinh triệu chứng đau. Cụ thể:

  • Các rối loạn tư thế cột sống và các bệnh lý thoái hóa đốt sống
  • Chấn thương và các bệnh lý thần kinh kèm theo tình trạng co cứng
  • Dùng trong phục hồi chức năng
  • Đau bụng kinh

Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây không được khuyên dùng thuốc giảm đau giãn cơ:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Rối loạn di truyền men pseudocholinesterase huyết tương
  • Tiền sử gia đình hoặc bản thân bị sốt cao ác tính
  • Glocom góc đóng cấp
  • Tổn thương thủng mắt
  • Bệnh lý cơ phối hợp với men creatinin phosphokinase tăng cao
  • Bị bỏng nặng
Không sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Không sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Cách dùng thuốc giảm đau giãn cơ

Phần lớn thuốc giảm đau giãn cơ được điều chế ở dạng viên uống. Người bệnh nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn. Thuốc nên được uống với sữa hoặc nhiều nước lọc. Khi uống, cần nuốt trọn một viên thuốc, không nhai hoặc nghiền nát.

Liều dùng thuốc

Dùng thuốc giảm đau giãn cơ với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể, tình trạng sức khỏe, mức độ đau và căng cơ, người bệnh sẽ được dùng thuốc với liều lượng thích hợp.

Cách bảo quản

Các thuốc giảm đau giãn cơ cần được giữ nguyên trong lọ hoặc vỉ,  chỉ lấy thuốc khi cần sử dụng. Ngoài ra nên đặt thuốc ở nơi có nhiệt độ thích hợp (từ 15 – 30 độ C), thoáng mát và khô ráo. Không bảo quản thuốc ở những nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc ẩm ướt.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau giãn cơ

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ:

1. Khuyến cáo khi dùng

Thuốc giảm đau giãn cơ cần được sử dụng đúng mục đích và tình trạng. Vì thế người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra thuốc cần được dùng đúng cách và đúng liều để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đạt được.

Một số khuyến cáo khác:

  • Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau giãn cơ cho phụ nữ mang thai.
  • Không nên sử dụng thuốc khi đang nuôi con bú. Bởi một số hoạt chất có trong thuốc giảm đau giãn cơ có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
  • Nếu bị tiêu chảy khi điều trị với thuốc giảm đau giãn cơ, người bệnh cần giảm liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và loại thuốc đang dùng. Điều này giúp hạn chế một số phản ứng và vấn đề trong cơ thể.
  • Không dùng thuốc nếu nằm trong nhóm chống chỉ định.
  • Thông báo với bác sĩ nếu thuốc giảm đau giãn cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc một số bất thường khác trong thời gian sử dụng.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau giãn cơ phối hợp với một số loại thuốc điều trị khác. Vì điều này có thể dẫn đến hiện tượng tương tác thuốc và gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng.
Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, dùng đúng cách, đúng liều để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả

2. Tác dụng phụ

Nếu dùng với liều điều trị, thuốc giảm đau giãn cơ khá an toàn, thường chỉ gây tác dụng phụ nhẹ, biến mất trong thời gian ngắn hoặc khi giảm liều. Tuy nhiên một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể khởi phát do dùng thuốc quá liều và dài ngày.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Nổi sần da
  • Tăng nguy cơ sốt cao ác tính
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiểu nhiều lần

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Đầy bụng
  • Tăng áp lực trong dạ dày
  • Tăng thoáng qua áp lực nội nhãn
  • Tăng kali máu
  • Loạn nhịp tim (nhịp nhanh chậm bất thường)
  • Tăng nhẹ và thoáng qua áp lực nội sọ và dòng máu não
  • Co thắt phế quản
  • Tiểu nhiều lần
  • Phản ứng dị ứng
  • Nổi ban, mày đay
  • Ức chế hô hấp
  • Tăng tiết miệng, họng, phế quản

Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nêu trên, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

3. Quá liều và cách xử lý

Thuốc giảm đau giãn cơ cần được sử dụng đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tăng liều dùng thuốc để tránh phát sinh các phản ứng nghiêm trọng. Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng nguy hiểm, sốc, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và cần điều trị  y tế ngay lập tức.

Triệu chứng

  • Phản ứng dị ứng, phản vệ
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đau quặn bụng
  • Tiêu chảy nghiêm trọng
  • Ức chế hô hấp
  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Yếu ớt
  • Chóng mặt
  • Đau đầu

Cách xử lý

Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau giãn cơ quá liều cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc xử lý đúng cách có thể hạn chế những vấn đề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số cách xử lý thường được áp dụng cho bệnh nhân dùng thuốc quá liều:

  • Duy trì hô hấp đầy đủ
  • Điều trị triệu chứng
  • Dùng thuốc đối kháng với thuốc giảm đau giãn cơ để giải độc
  • Rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt giảm sự hấp thu thuốc của cơ thể
Dùng thuốc giảm đau giãn cơ quá liều có thể gây phản ứng nghiêm trọng
Dùng thuốc giảm đau giãn cơ quá liều có thể gây phản ứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Thuốc giảm đau giãn cơ thường được chỉ định cho những bệnh nhân có các chứng đau do co thắt, cứng cơ. Thuốc thường mang đến hiệu quả sau 2 – 3 ngày sử dụng. Tuy nhiên loại thuốc này có khả năng gây tác dụng phụ. Do đó người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và cần đảm bảo dùng thuốc đúng liều.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Đa Xơ Cứng Có Chết Không
Người bệnh đa xơ cứng có chết không, có di truyền không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là một bệnh tự miễn, không có cách chữa khỏi. Bệnh làm khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng, gây ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua