7 Thuốc Chữa Viêm Sụn Sườn Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các loại thuốc chữa viêm sụn sườn mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau, chống kích ứng và hỗ trợ quá trình hít thở dễ dàng hơn. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thuốc chữa viêm sụn sườn
Thuốc chữa viêm sụn sườn được sử dụng để giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn

Viêm sụn sườn uống thuốc gì – Top 7 loại thường được bác sĩ kê đơn

Viêm sụn sườn là tình trạng kích ứng, viêm sụn gắn xương sườn và xương ức, có thể gây đau đớn khi di chuyển ở một số vị trí nhất định. Tình trạng này cũng có thể gây đau khi hít thở sâu. Nếu được chẩn đoán viêm sụn sườn, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để giảm đau, viêm, đồng thời cho phép người bệnh quay trở lại hoạt động bình thường. Dưới đây là gợi ý 7 loại thuốc chữa viêm sụn sườn thường được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tham khảo.

1. Paracetamol Stada 500 mg

  • Công dụng: Giảm đau từ nhẹ đến trung bình
  • Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Giá bán tham khảo: 500 đồng / Viên
Paracetamol Stada 500 mg
Paracetamol Stada 500 mg được sử dụng để giảm đau liên quan đến viêm sụn sườn

Paracetamol Stada 500 mg có thành phần chính là Paracetamol và một số tá dược vừa đủ. Thuốc được sử dụng để cải thiện các cơn đau do viêm sụn sườn từ nhẹ đến trùng bình, từ đó ổn định các chuyển động và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, cùng với một lượng nước vừa đủ sau bữa ăn
  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi sử dụng 2 viên mỗi 4 giờ và tối đa 8 viên trong 24 giờ.
  • Trẻ em trên 6 tuổi sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tuổi

Tác dụng phụ:

Paracetamol rất hiếm khi dẫn đến các phản ứng phụ. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Giảm tiểu cầu
  • Methemoglobin huyết
  • Mất bạch cầu hạt

Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Thận trọng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Người bệnh suy thận và suy gan chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc quá liều lượng được khuyến cáo.

Nếu các triệu chứng viêm sụn sườn không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

2. Ibuprofen Stada 400 mg

  • Công dụng: Giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm trong viêm sụn sườn, viêm khớp dạng thấp
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Giá bán tham khảo: 1.000 đồng / Viên
viêm sụn sườn uống thuốc gì
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, giúp giảm đau, chống viêm liên quan đến viêm sụn sườn

Ibuprofen Stada 400 mg được sử dụng như một loại thuốc chữa viêm sụn sườn phổ biến và có thể dùng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Thành phần chính của thuốc là Ibuprofen, thuốc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm acid propionic, có tác dụng giảm đau, chống viêm.

Thuốc cũng được sử dụng trong thời gian dài để điều trị các triệu chứng khác liên quan đến viêm sụn sườn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và các hội chứng tương tự. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng cấp tính như viêm gân cơ, đau vai gấp hoặc chấn thương, va chạm ở khu vực sụn sườn.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, cùng một lượng nước vừa đủ, sau bữa ăn
  • Nuốt cả viên thuốc, không được nhai hoặc nghiền nát trước khi nuốt
  • Liều lượng đề nghị: 200 – 400 mg / lần, mỗi 4 – 6 giờ uống một liều, tuy nhiên không vượt quá 1200 mg mỗi ngày

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng đang tiến triển
  • Suy thận, suy gan nặng
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Tác dụng phụ: 

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau dạ dày
  • Ăn không tiêu
  • Rối loạn nhu động
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Phát ban
  • Ngứa da

Ngoài ra, đôi khi thuốc có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tim mạch. Do đó, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với thuốc chữa viêm sụn sườn khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Để giảm nguy cơ biến cố và ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên dùng với liều lượng thấp nhất có thể.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

3. Propain 500 mg

  • Công dụng: Điều trị các cơn đau cấp – mãn tính, góp phần phục hồi các triệu chứng viêm xương khớp
  • Đối tượng sử dụng: Người lớn, trẻ em từ 5 tuổi trở lên
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Giá bán tham khảo: 6.500 đồng / Viên
Cách chữa viêm sụn sườn
Propain 500 mg được sử dụng để cải thiện các cơn đau cấp và mãn tính liên quan đến viêm sụn sườn

Propain 500 mg là thuốc giảm đau được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ khi các loại thuốc giảm đau khác không mang lại hiệu quả. Thành phần chính của thuốc là Naproxen, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, hoạt động bằng cách ức chế quá trình viêm trong cơ thể, từ đó giảm đau và kiểm soát các triệu chứng viêm sụn sườn, viêm khớp.

Ngoài việc được sử dụng như thuốc chữa viêm sụn sườn, Propain 500 mg cũng được chỉ định cho tình trạng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp và các dạng rối loạn cơ xương cấp.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nuốt cả viên nén cùng với một lượng nước vừa đủ, sau khi ăn no.
  • Liều lượng để nghị: 1 viên mỗi lần, 1 – 2 lần mỗi ngày.

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh có tiền sử xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa có liên quan đến việc sử dụng NSAID hoặc đang xuất huyết, loét dạ dày
  • Suy tim nặng
  • Tăng dị ứng, hen suyễn, viêm mũi khi sử dụng Aspirin và các NSAIDs khác

Tác dụng phụ:

  • Loét, chảy máu, thủng dạ dày, đôi khi có thể nghiêm trọng đến mức gây tử vong
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi
  • Tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch máu não
  • Phát ban, mề đay, phù mạch, rụng tóc, ban đỏ, tróc da
  • Các tác dụng phụ khác bao gồm ù tai, giảm khả năng nghe, chóng mặt, phản ứng sốc phản vệ

Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng.
  • Người cao tuổi cần thận trọng và theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Thuốc có chứa Lactose, vì vậy không sử dụng thuốc cho người không dung nạp Lactose.

4. Utrahealth F.C Tablet

  • Công dụng: Cải thiện cơn đau từ trung bình đến nặng
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Giá bán tham khảo: 5.500 đồng / Viên
Viêm sụn sườn có nguy hiểm không
Utrahealth F.C Tablet là thuốc giúp điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình

Utrahealth F.C Tablet có thành phần chính là Tramadol hydroclorid và Acetaminophen. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện cơn đau do viêm sụn sườn từ trung bình đến nghiêm trọng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Liều lượng được chỉ định tùy thuộc vào các triệu chứng, mức độ đau cũng như đáp ứng của người bệnh.
  • Khuyến nghị cho liều khởi đầu là 1 viên mỗi lần, 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất là 6 tiếng. Có thể dùng thêm nếu cần thiết, tuy nhiên không quá 8 viên mỗi ngày.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau hoặc thuốc hướng thần
  • Suy gan nặng
  • Động kinh không được điều trị

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Co cơ
  • Ù tai

Đôi khi người bệnh có thể bị đau đầu, mơ hồ, lo âu, hưng phấn, rối loạn giấc ngủ và nhiều tác dụng phụ khác. Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Thận trọng:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc chữa viêm sụn sườn khác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

5. Bostacet

  • Công dụng: Điều trị cơn đau từ trung bình đến nặng
  • Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Giá bán tham khảo: 3.000 đồng / Viên
Bị sưng 1 bên xương sườn
Thuốc chữa viêm sụn sườn Bostacet được chỉ định cho các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng

Bostacet là thuốc chữa viêm sụn sườn có thành phần chính là Paracetamol và Tramadol hydroclorid, được sử dụng để điều trị các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng. Thuốc này được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chỉ dùng cho các trường hợp thật sự cần thiết.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chỉ sử dụng thuốc đối với cơn đau trung bình đến nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc khác.
  • Liều lượng sử dụng cần điều chỉnh theo cường độ cơn đau và đáp ứng của người bệnh.
  • Nên sử dụng liều thấp nhất có thể để mang lại hiệu quả giảm đau và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi sử dụng liều 1 viên / lần x 2 lần / ngày, mỗi liều cách nhau ít nhất là 6 giờ. Có thể sử dụng thêm nếu cần thiết, tuy nhiên không vượt quá 8 viên mỗi ngày.
  • Cần điều chỉnh liều lượng ở người lớn tuổi.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Suy gan nặng và động kinh không được điều trị.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chóng mặt
  • Rối loạn tim
  • Đánh trống ngực, nhịp nhanh, loạn nhịp tim

Đôi khi thuốc có thể gây rối loạn tinh thần, căng thẳng, trầm cảm. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ.

Thận trọng:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc chữa viêm sụn sườn khác.
  • Thuốc có thể gây nghiện, do đó không nên lạm dụng, sử dụng trong thời gian dài hoặc với liều lượng lớn.

6. Apo-Amitriptyline 25 mg

  • Công dụng: Điều trị các cơn đau viêm sụn sườn mãn tính, đặc biệt là cơn đau nghiêm trọng về đêm, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Giá bán tham khảo: 660 đồng / Viên
viêm sụn sườn tai uống thuốc gì
Apo-Amitriptyline 25 mg được sử dụng để kiểm soát các cơn đau mãn tính, đặc biệt là cơn đau gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Apo-Amitriptyline 25 mg là thuốc chống trầm cảm ba vòng, tuy nhiên cũng được chỉ định sử dụng để điều trị các cơn đau mãn tính, đặc biệt là nếu cơn đau gây cản trở giấc ngủ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng với liều thấp, tăng dần đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Nuốt cả viên nén với một lượng nước vừa đủ.
  • Liều lượng đề nghị là 75 mg mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần. Tăng dần từng bậc 25 mg đến khi đạt 150 mg mỗi ngày.
  • Cần giảm liều ở người cao tuổi và điều chỉnh liều tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Mất phương hướng
  • Lú lẫn
  • Ảo giác
  • Chóng mặt
  • Kích ứng

Đôi khi thuốc có thể dẫn đến hôn mê, bệnh thần kinh ngoại biên, loạn vận ngôn, ù tai và nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Điều quan trọng là thông báo với bác sĩ về các tác dụng phụ để được hướng dẫn cụ thể.

Thận trọng:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, loạn tạo máu hoặc suy giảm chức năng gan, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng.

7. Gaberon 300 mg

  • Công dụng: Điều trị đau do viêm sụn sườn, viêm dây thần kinh và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng động kinh cục bộ
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Giá bán tham khảo: 7.000 đồng / Viên
viêm sụn sườn triệu chứng
Gaberon 300 mg được sử dụng để cải thiện cơn đau viêm sụn sườn mãn tính, kéo dài

Thuốc chữa viêm sụn sườn Gaberon 300 mg thuộc nhóm thuốc chống động kinh, giúp kiểm soát các cơn đau mãn tính liên quan đến viêm sụn sườn. Thuốc này được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ trong một thời gian nhất định để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, cùng với một lượng nước vừa đủ.
  • Có thể sử dụng thuốc bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào bữa ăn.
  • Liều lượng sử dụng: 1 viên mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Tác dụng phụ:

  • Mất khả năng phối hợp vận động
  • Rung giật nhãn cầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Suy giảm trí nhớ
  • Khó tiêu
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Các tác dụng phụ ít gặp chẳng hạn như mất trí nhớ, trầm cảm, cáu gắt hoặc thay đổi tâm thần, tính khí, liệt nhẹ. Theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn.

Thận trọng:

  • Người có tiền sử rối loạn tâm thần, suy giảm chức năng thận, vận hành tàu xe hoặc máy móc không được sử dụng thuốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm sụn sườn

Để việc sử dụng thuốc chữa viêm sụn sườn đạt hiệu quả cao và an toàn, người bệnh cần lưu ý:

  • Đến bệnh viện để được chẩn đoán và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gây đau và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Duy trì tư thế thích hợp trong các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ngồi, đứng, đi bộ hoặc tập luyện.
  • Thường xuyên tập thể dục, thực hiện các động tác giãn cơ vài lần mỗi tuần để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Nếu bắt đầu cảm thấy các triệu chứng viêm sụn sườn trở nên nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Các loại thuốc chữa viêm sụn sườn mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và góp phần phục hồi các chức năng vận động linh hoạt. Cải thiện các triệu chứng viêm sụn sườn cũng giảm khó chịu  ở vùng ngực và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc chữa viêm sụn sườn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ điều trị.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua