Viêm Sụn Sườn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm sụn sườn là tình trạng gây đau ngực tương tự như một cơn đau tim. Các triệu chứng có thể tự nhẹ đến nghiêm trọng và đôi khi dẫn đến các cơn đau dữ dội không thuyên giảm nếu không được điều trị phù hợp.

Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn có thể dẫn đến các cơn đau tương tự như đau tim

Viêm sụn sườn là gì?

Viêm sụn sườn là tình trạng viêm của sụn và xương ở lồng ngực, dẫn đến đau đớn. Cơn đau do viêm sụn sườn có thể là kết quả của tình trạng viêm ở phần tiếp giáp giữa xương sườnxương ức. Tại điểm nối này, sụn nối các xương thường rất dễ bị kích thích và viêm.

Tùy thuộc vào mức độ viêm, các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Viêm nhẹ có thể được biểu hiện bằng các cơn đau tức ngực khi chạm vào. Trong khi viêm sụn sườn nghiêm trọng có thể dẫn đến các cơn đau như điện giật, kéo dài từ ngực lan xuống cánh tay và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt bình thường.

Đôi khi đau do viêm sụn sườn có thể giống như các cơn đau tim hoặc các tình trạng tim mạch khác. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sưng tấy ở thành ngực, dẫn đến các cơn đau dữ dội.

Hầu hết các trường hợp viêm sụn sườn đều không có nguyên nhân rõ ràng và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh có thể cần được điều trị y tế. Điều trị thường tập trung vào việc làm dịu các cơn đau và hỗ trợ quá trình hồi phục, có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm sụn sườn

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết viêm sụn sườn có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:

1. Dấu hiệu phổ biến

Đau đớn ở vùng ngực và xương sườn trên hoặc ở giữa hai xương ức là dấu hiệu viêm sụn sườn phổ biến nhất. Cơn đau đôi khi có thể lan ra vùng lưng hoặc bụng. Di chuyển, vươn vai, hít thở sâu hoặc thực hiện một số hoạt động nhất định khác, có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Ấn vào xương ức thấy đau
Đau ngực là dấu hiệu viêm sụn sườn phổ biến

Hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau ở phía trước ngực và xung quanh xương ức. Cụ thể, cơn đau thường được mô tả với các đặc trưng như:

  • Thường xảy ra ở bên trái của xương ức;
  • Cơn đau thường được mô tả là đau buốt, tê nhức hoặc có áp lực như ấn xuống ngực;
  • Thường ảnh hưởng đến nhiều hơn một xương sườn và dẫn đến các cơn đau lan tỏa;
  • Có cảm giác khó chịu khi hít thở sâu, ho, tập thể dục, vươn vai hoặc thực hiện một số hoạt động nhất định.

Ngoài ra, ở khu vực sụn sườn, có nhiều nhánh thần kinh kéo dài từ ngực đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, cơn đau do viêm sụn sườn có thể lan sang vai, cánh tay, lưng, bụng, đặc biệt là cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi ho.

Đôi khi các triệu chứng viêm sụn sườn có thể tương tự như các triệu chứng của một cơn đau tim hoặc các tình trạng tim khác.

2. Hội chứng Tietze

Hội chứng Tietze là tình trạng gây đau ở một bên xương sườn và thường là xương sườn thứ hai. Các triệu chứng kèm theo thường bao gồm đỏ và sưng tấy ở ngực. Cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần và lan đến cánh tay, vai, gáy. Cơn đau cũng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh hoạt động thể chất, ho hoặc hắt hơi.

Hội chứng Tietze nghiêm trọng hơn tình trạng viêm sụn sườn, do tình trạng sưng tấy nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơn đau do Hội chứng Tietze có thể tự khỏi mà không cần điều trị, mặc dù tình trạng sưng tấy có thể kéo dài trong nhiều tuần.

3. Các dấu hiệu nghiêm trọng

Các dấu hiệu viêm sụn sườn đôi khi có thể liên quan đến một cơn đau tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng, chẳng hạn như:

Hội chứng Tietze
Đôi khi viêm sụn sườn có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim
  • Có cảm giác khó chịu, căng, đầy, áp lực, đau ở trung tâm hoặc bên trái ngực kéo dài hơn một vài phút sau đó được cải thiện và quay trở lại;
  • Đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng;
  • Đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay và vai;
  • Khó thở;
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Đổ mồ hôi lạnh.

Các triệu chứng này có thể liên quan đến một cơn đau tim và các tình trạng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán cụ thể.

Nguyên nhân gây viêm sụn sườn

Hiện tại các bác sĩ không xác định được tất cả nguyên nhân có thể dẫn đến viêm sụn sườn, tuy nhiên có khoảng 10% các trường hợp người bị bị đau ngực liên quan đến tình trạng viêm sụn sườn. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn.

Ở người lớn,viêm sụn sườn là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau ngực cấp tính và đau thành ngực. Thông thường rất khó để xác định nguyên nhân duy nhất gây đau ngực và thành ngực.

Một số tình trạng có thể liên quan đến viêm sụn sườn bao gồm:

1. Chấn thương ngực

Chấn thương ngực có thể là tổn thương xuyên thấu (chẳng hạn như bị đâm, gãy xương, vết thương do súng bắn hoặc trầy xước ở ngực) và các chấn thương không gây tổn thương bề mặt da. Một lực tác động mạnh có thể không làm rách da nhưng có thể làm vỡ các mô bên dưới da và dẫn đến các triệu chứng viêm sụn sườn.

Ấn vào sụn sườn
Chấn thương ngực, chẳng hạn như gãy xương sườn có thể gây viêm sụn sườn

Các chấn thương ngực phổ biến bao gồm:

  • Gãy xương sườn;
  • Mảng sườn di động (Flail Chest);
  • Tràn khí màng phổi;
  • Các tổn thương do va chạm, tai nạn hoặc bị tấn công.

Chấn thương ngực là nguyên nhân phổ biến nhất có liên quan đến viêm sụn sườn và gây đau ngực. Các chấn thương nhẹ có thể được điều trị tại nhà trong khi các chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn và cần được điều trị y tế ngay lập tức.

2. Tập thể dục nặng

Tập thể dục thường xuyên tốt cho sức khỏe, hệ thống tim mạch và tăng cường chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, đôi khi luyện tập quá sức hoặc thực hiện các bài tập không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tổn thương sụn sườn và gây viêm.

Có hơn 50% các trường hợp tập thể dục quá sức dẫn đến căng cơ ngực và dẫn đến đau thành ngực. Cơn đau thường được mô tả là đau nhói, đau khi thở, khó di chuyển và kèm theo tình trạng sưng tấy hoặc bầm tím hoặc ngực.

Đau ngực và viêm liên quan đến việc tập luyện quá mức thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau một thời gian. Người bệnh nên hạn chế các hoạt động nặng nhọc hoặc lặp lại thường xuyên và dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình hồi phục.

3. Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp, thường là nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây tổn thương ở khu vực phổi, ngực, xoang, cổ họng hoặc mũi, có thể dẫn đến viêm sụn sườn. Cụ thể các nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm sụn sườn bao gồm:

  • Cảm cúm;
  • Viêm xoang;
  • Viêm amidan;
  • Viêm thanh quản;
  • Viêm mũi (sổ mũi);
  • Viêm họng (đau họng, viêm họng do liên cầu khuẩn).

4. Nhiễm trùng do vi khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn là tình trạng phổ biến. Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ có thể xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh. Thông thường các loại vi khuẩn này kích thích hệ thống miễn dịch, dẫn đến các phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể.

Nhiễm trùng ở khu vực sụn sườn có thể dẫn đến viêm sụn sườn. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm gây đau, sưng, đỏ và rối loạn chức năng cục bộ ở sụn sườn. Cơn đau đôi khi có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh thở, ho, hắt hơi hoặc thực hiện một số hoạt động nhất định.

Thông thường các triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh theo toa. Mặc dù hiếm gặp, tuy nhiên đôi khi nhiễm trùng có thể kéo dài và dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng.

5. Viêm khớp

Viêm khớp sụn sườn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau ngực và đau thành ngực. Ngoài ra, các bệnh về khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến và viêm xương khớp (OA) đều có thể gây tổn thương sụn sườn và gây viêm.

viêm khớp sụn sườn
Đôi khi đau sụn sườn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý viêm khớp

Đôi khi các triệu chứng viêm khớp ở ngực có thể giống như một cơn đau tim. Tuy nhiên cơn đau thường chỉ khu trú ở một bộ phận nhất định, thường là bên trái của xương ức. Trong trường hợp này người bệnh có thể ức chế cơn đau bằng cách chườm nóng và kéo căng cơ ở ngực. Nếu cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

6. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau đớn dẫn đến đau cơ và xương mãn tính. Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên mệt mỏi và đau nhức khắp cơ thể. Mặc dù các triệu chứng đau cơ xơ hóa thường không giống nhau ở mỗi người, tuy nhiên hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau đớn kéo dài đến ngực, xung quanh xương ngực và khung xương sườn.

Đau cơ xoa hóa có thể gây tổn thương sụn sườn, gây viêm và dẫn đến đau ngực hoặc đau thành ngực. Mức độ nghiêm trọng của cơ đau thường phụ thuộc vào hoạt động của người bệnh.

Đau cơ xơ hóa dẫn đến viêm sụn sườn thường được điều trị bằng cách tập trung vào việc giảm đau, hạn chế các triệu chứng và kết hợp nhiều kỹ thuật tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

7. Các khối u

Đôi khi viêm sụn sườn có thể là dấu hiệu của các khối u lành tính hoặc ác tính ở lồng ngực. Ung thư có thể phát triển ở sụn sườn hoặc các cơ quan khác, chẳng hạn như tuyến vú, tuyến giáp hoặc phổi, và gây ảnh hưởng đến sụn sườn.

Ngoài gây đau thành ngực, các khối u có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đổ mồ hôi vào ban đêm;
  • Mệt mỏi;
  • Giảm cân đột ngột;
  • Sưng hạch ở nách, cổ, bẹn, nhưng không gây đau đớn;
  • Sốt.

Ngoài ra, các khối u ác tính có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Sưng ở cổ, cánh tay và mặt;
  • Đau ngực, lưng hoặc cổ;
  • Khó thở;
  • Ho khan;
  • Thay đổi giọng nói.

Thông thường các triệu chứng viêm sụn sườn không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và có dấu hiệu của các khối u, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm sụn sườn:

Viêm sụn sườn thường phổ biến ở phụ nữ và những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên người bệnh cũng có thể mắc tình trạng này nếu:

  • Tham gia vào các hoạt động thể chất tác động cao;
  • Lao động tay chân;
  • Bị dị ứng và thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng;
  • Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn nếu người bệnh thuộc các nhóm đối tượng như:
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Viêm khớp phản ứng.

Mang vật nặng không đúng cách cũng có thể làm căng cơ ngực và gây viêm sụn sườn. Do đó, người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi, nên thực hiện các hoạt động tay chân một cách thận trọng.

Các triệu chứng viêm sụn sườn thường có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng viêm và sức khỏe tim mạch. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ nếu bị đau ngực hoặc đau thành ngực kéo dài.

Viêm sụn sườn có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp viêm sụn sườn không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cơn đau kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể hoặc suy giảm chức năng sụn sườn nếu không được điều trị phù hợp. Thông thường, việc điều trị thường nhằm mục đích giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tổn thương.

viêm sụn sườn có nguy hiểm không
Đôi khi viêm sụn sườn có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác

Nếu bị viêm sụn sườn mãn tính, cơn đau có thể tái phát thường xuyên, ngay cả khi được điều trị. Thông thường, cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh tập thể dục hoặc tham gia một số hoạt động nhất định. Trong các trường hợp này, người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế lâu dài để đảm bảo các triệu chứng không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm và sưng tấy do viêm sụn sườn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như các vấn đề về tim. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các cơn đau ngực.

Ngoài ra, đau ngực liên quan đến đau cơ xơ hóa là một tình trạng cần được điều trị để tránh gây suy nhược cơ thể. Đau cơ xơ hóa thường dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đau khắp cơ thể;
  • Mệt mỏi và không thể nghỉ ngơi do đau;
  • Khó tập trung;
  • Có cảm giác chán nản;
  • Đau đầu.

Nếu cảm thấy đau ngực kèm theo các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được xét nghiệm phù hợp.

Chẩn đoán viêm sụn sườn như thế nào?

Viêm sụn sườn thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng, tiền sử y tế gia đình cũng như bệnh lý của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau bằng cách ấn vào khung sườn và xác định các dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng khác.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X- quang hoặc xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác có thể dẫn đến các triệu chứng. Nếu có các dấu hiệu về tim hoặc triệu chứng hô hấp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện điện tâm đồ hoặc chụp X – quang phổi để xác định các nguy cơ bệnh tim hoặc nhiễm trùng phổi.

Biện pháp điều trị viêm sụn sườn

Hầu hết các trường hợp viêm sụn sườn đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng ở một số người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh nên có biện pháp xử lý, chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

1. Tự chăm sóc tại nhà

Các triệu chứng viêm sụn sườn thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách phương pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như:

điều trị gãy xương sườn
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ phục hồi tổn thương ở sụn sườn
  • Nghỉ ngơi: Để giảm tình trạng viêm khớp, người bệnh cần tránh các hoạt động gây đau và khiến các triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Tập thể dục, hít thở sâu hoặc các hoạt động gây căng thẳng ở cơ ngực có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm chậm quá trình hồi phục. Do đó, theo nguyên tắc chung, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh hoặc hạn chế các hoạt động làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
  • Chườm nóng: Chườm nóng  lên ngực có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm sụn sườn. Người bệnh có thể chườm nóng nhiều lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi thực hiện các hoạt động. Mặc dù chườm đá có thể giúp điều trị hầu hết các tình trạng viêm nhiễm, tuy nhiên chườm đá lên ngực có thể gây khó chịu. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh được đề nghị chườm nóng để hỗ trợ giảm đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen và các loại thuốc giảm đau khác có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau tại nhà. Mặc dù là thuốc không kê đơn, tuy nhiên người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Thuốc điều trị

Nếu cơn đau kéo dài, nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp tự điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:

thuốc chữa viêm sụn sườn
Sử dụng thuốc chữa viêm sụn sườn theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nếu các loại thuốc chống viêm không kê đơn không mang lại hiệu quả giảm đau, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm theo toa. Thuốc chống viêm không steroid thường rất an toàn, nhưng người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc gây nghiện có chứa codeine, chẳng hạn như hydrocodone / acetaminophen hoặc oxycodone / acetaminophen để cải thiện cơn đau. Thuốc giảm đau gây nghiện cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ lạm dụng thuốc.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline, có thể được sử dụng để kiểm soát các cơn đau mãn tính, đặc biệt là các cơn đau vào ban đêm.
  • Thuốc chống động kinh: Các loại thuốc chống động kinh, chẳng hạn như gabapentin, có thể được chỉ định để kiểm soát các cơn đau mãn tính.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng. Ban đầu, kháng sinh thường được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch, sau đó là sử dụng đường uống trong 2 – 3 tuần. Ngoài ra người bệnh có thể cần tái khám thường xuyên để tránh các nguy cơ liên quan.

3. Vật lý trị liệu

Đôi khi người bệnh có thể được đề nghị thực hiện vật lý trị liệu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm sụn sườn. Vật lý trị liệu thường bao gồm:

  • Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng có thể hỗ trợ làm căng cơ ngực và cải thiện các cơn đau do viêm sụn sườn.
  • Kích thích thần kinh có thể được thực hiện để làm gián đoạn các tín hiệu đau và giảm cảm giác đau. Quy trình này được thực hiện bằng cách sử dụng một miếng dán trên da và tiến hành gửi một dòng điện đến khu vực bị đau.

Ngoài ra, nếu các triệu chứng không được cải thiện với các biện pháp điều trị bảo tồn, người bệnh có thể cần phẫu thuật. Phẫu thuật thường là loại sụn sườn bị tổn thương để ngăn ngừa các nguy cơ liên quan.

Viêm sụn sườn thường không phải là tình trạng mãn tính và có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Các trường hợp, bệnh có thể tự cải thiện sau vài ngày. Các trường hợp mãn tính có thể kéo dài trong vài tuần hoặc hơn, tuy nhiên hầu hết các trường hợp không bệnh kéo dài đến một năm.

Viêm sụn sườn thường không có nguyên nhân xác định, do đó thường rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên người bệnh nên thực hiện các kỹ thuật nâng đúng cách, thường xuyên tập thể dục đúng kỹ thuật và tránh các hoạt động tay chân quá mức. Ngoài ra, người bệnh nên gọi cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các cơn đau ngực.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua