Bệnh Gout Ăn Đậu Bắp Được Không? Cách Dùng Tốt Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout ăn đậu bắp được không? Ăn đậu bắp như thế nào tốt nhất cho sức khỏe và tránh các rủi ro có thể phát sinh? Tham khảo các chia sẻ trong bài viết bên dưới và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút.

Bệnh gout ăn đậu bắp được không
Bệnh gout ăn đậu bắp được không và ăn như thế nào để nâng cao sức khỏe tổng thể?

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Đậu bắp là một loài thực vật có hoa với quả có hạt ăn được, phổ biến ở những nơi có khí hậu ấm áp. Đậu bắp thường được sử dụng như một loại rau ăn quả, được chế biến thành nhiều món, chẳng hạn như luộc, chiên xào hoặc thêm vào các món canh, món hầm.

Đậu bắp ít calo nhưng chứa đầy chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch hoặc các chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Cụ thể, đậu bắp cũng cung cấp một nguồn chất dinh dưỡng như:

  • Magie
  • Folate
  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin K
  • Vitamin B6

Trong một chén đậu bắp luộc cung cấp:

  • 35 calo
  • 3 gram chất đạm
  • 7 gram carbohydrate
  • 4 gram đường

Những người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng đậu bắp, đặc biệt là thường xuyên hoặc với số lượng lớn. Mặc dù đậu bắp có thể giúp mọi người kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc metformin, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Vậy bệnh gout ăn đậu bắp được không?

Đậu bắp có tốt cho sức khỏe không?

Để giải đáp thắc mắc bệnh gout ăn đậu bắp được không, người bệnh nên tìm hiểu các lợi ích sức khỏe của đậu bắp. Loại rau ăn quả này chứa một lượng lớn chất xơ cao, ít calo, giàu kali, chứa một lượng lớn vitamin B và C, axit folic và canxi. Do đó, đậu bắp có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và chống ung thư.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu bắp mang lại một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Giày chất chống oxy, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có thể gây ra bệnh tim và ung thư
  • Kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin, giảm hấp thu glucose trong ruột, tái tạo các tế bào sản xuất insulin bị hư hỏng và tăng cường tiết insulin
  • Tốt cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ giảm nguy cơ bất thường ống thần kinh ở thai nhi
  • Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, phòng ngừa đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh gút
  • Kiểm soát tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể liên quan đến bệnh gút
  • Giảm huyết áp, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, từ đó giảm áp lực lên hệ thống tim mạch
  • Hỗ trợ giảm cân lành mạnh

Bệnh gout ăn đậu bắp được không?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp, xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu cao. Acid uric là sản phẩm phụ được sản xuất khi cơ thể phân hủy purin, một chất tự nhiên có trong cơ thể và một số loại thực phẩm.

Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe, góp phần cung cấp các dưỡng chất cần thiết, từ đó ổn định chức năng xương khớp và phòng ngừa các rối loạn xương khớp liên quan. Vậy bệnh gout ăn đậu bắp được không?

bệnh gút có ăn được đậu bắp không
Đậu bắp có hàm lượng purin thấp, do đó người bệnh gút có thể sử dụng

Các chuyên gia cho biết, đậu bắp không có chứa acid uric nhưng có chứa nhân purin, purin sẽ được phân hủy thành acid uric khi được hấp thụ trong ruột. Tuy nhiên hàm lượng purin trong đậu bắp rất thấp, không đáng kể và không thể gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút. Do đó, người bệnh gút có thể tiêu thụ đậu bắp, không cần kiêng hoặc hạn chế, trừ khi nhận được sự đề nghị của bác sĩ.

Ngoài ra, tác động tổng thể của purin trong chế độ ăn uống đối với nồng độ axit uric có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như quá trình trao đổi chất của từng cá nhân cũng như các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống khác. Do đó, để xác định chính xác vấn đề bệnh gout ăn đậu bắp được không, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các món ăn ngon từ đậu bắp cho người bệnh gút

Đậu bắp là loại rau dễ sử dụng, thường được dùng trong các món súp và canh. Tuy nhiên, chất nhầy của đậu bắp có thể gây khó chịu cho một số người dùng, do đó có thể ngâm đậu bắp trong nước để làm giảm bớt độ nhớt. Dưới đây là một số cách chế biến đậu bắp tốt nhất cho người bệnh gút:

1. Đậu bắp luộc

Đậu bắp luộc là món ăn phổ biến, có thể sử dụng kèm cơm hoặc dùng như món ăn vặt. Sau khi luộc chín, đậu bắp có màu xanh mát, khi ăn có độ mềm vừa phải, vị ngọt đặc trưng.

Sử dụng đậu bắp có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường chức năng gan và kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Ăn đậu bắp cũng giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

đậu bắp trị bệnh gì
Đậu bắp luộc là món ăn phổ biến, dễ thực hiện và tốt cho người bệnh gút

Cần chuẩn bị:

  • 300 gram đậu bắp
  • Muối

Cách thực hiện:

  • Đậu bắp chọn quả có kích thước nhỏ và vừa, bên ngoài màu xanh nhạt, vỏ bóng, đẹp, có lớp lông tơ nhỏ, không có vết đen hoặc biến chất
  • Đậu bắp rửa sạch, cắt phần đầu và một ít ở đuôi, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút, rửa lại với nước sạch, để ráo
  • Đun sôi một lượng nước vừa đủ, thêm vào một ít muối
  • Cho đậu bắp vào nước luộc trong 3 phút, không cần đậy vung
  • Vớt ra đĩa, để ráo nước

Không nên luộc đậu bắp quá lâu, điều này có thể dẫn đến đậu bắp bị dai, không giòn và ra nhiều nhớt. Đậu bắp luộc có thể chấm với nước sốt tỏi ớt chua ngọt, nước tương hoặc nước mắm.

2. Đậu bắp xào tôm

Đậu bắp xào tôm là món ăn đơn giản, dễ thực hiện, cung cấp đa dạng các khoáng chất và hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa bệnh gút hiệu quả. Thịt tôm dai, ngọt, kết hợp cùng đậu bắp sẽ giúp tăng cường hương vị, cải thiện khả năng tiêu hóa và giúp người dùng có vị giác tốt hơn.

Chuẩn bị:

  • 300 gram đậu bắp
  • 200 gram tôm sú
  • 1 muỗng canh tỏi băm
  • Hành lá và ngờ
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Tôm rửa sạch, lấy chất bẩn ở đầu và kéo chỉ đen ở lưng tôm ra ngoài
  • Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ 2 phần đầu, cắt thành các lát vừa ăn
  • Chần sơ đậu bắp với nước sôi và 1 thìa giấm gạo
  • Luộc tôm với một muỗng cà phê muối, đợi tôm nguội thì bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi tôm
  • Ướp tôm với ¼ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm, trộn đều
  • Đun nóng chảo dầu, cho tỏi băm nhuyễn vào phi đến khi thơm và tỏi chuyển sang màu vàng thì cho tôm vào xào nhanh
  • Cho một muỗng canh dầu mè, một 1 muỗng canh dầu hào và 1 muỗng canh xì dầu, trộn đều, sau đó cho đậu bắp vào trộn đều trong 1 – 2 phút
  • Tắt bếp và cho thêm hành và ngò

3. Đậu bắp hấp xì dầu

Đậu bắp hấp xì dầu là món ăn rất dễ thực hiện, mùi thơm, vị ngon, được sử dụng kèm cơm trắng để tăng cường hương vị. Món ăn này có thể giúp giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa và góp phần nâng cao sức khỏe xương khớp.

Chuẩn bị:

  • 100 gram đậu bắp
  • Ớt, hành tím, tỏi, xì dầu, tương ớt, dầu hào, dầu ăn, gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Đậu bắp rửa sạch, để ráo nước, cắt đầu, đuôi
  • Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ
  • Hành lá rửa sạch, loại bỏ lá héo, cắt thành các đoạn nhỏ
  • Cho nồi hấp lên bếp cùng 200 ml nước, xếp xửng hấp vào nồi sau đó cho khay đậu bắp lên trên, đậy nắp, hấp với lửa vừa trong 5 phút
  • Đun nóng chảo, cho một lượng dầu vừa đủ, đến khi dầu nóng thì cho hành và ớt đã thái nhỏ vào, xào nhanh đến khi cho mùi thơm thì cho ra chén
  • Lại đun nóng chảo, cho thêm 3 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm trong 1 phút, sau đó cho thêm 1 muỗng canh đường, ½ muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh xì dầu, ½ muỗng cà phê bột ngọt và một muỗng canh tương ớt, đun nhỏ lửa đến khi sốt sệt lại
  • Sau khi hấp chín đậu bắp thì cho phần sốt đã chuẩn bị lên bề mặt đậu bắp, hấp thêm 1 phút để gia vị thấm đều thì tắt bếp, cho thêm mỡ hành đã chuẩn bị

4. Đậu bắp nhồi thịt

Đậu bắp nhồi thịt là món ăn đơn giản, dễ thực hiện, có mùi thơm và phù hợp cho người bệnh gút. Người bệnh nên chọn các loại thịt trắng, chẳng hạn như thịt heo, lấy phần nạc, tránh mỡ để đảm bảo sức khỏe.

đậu bắp có tác dụng gì
Người bệnh gút có thể sử dụng đậu bắp nhồi thịt kèm cơm trắng để nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng xương khớp

Chuẩn bị:

  • 300 gram thịt xay
  • 400 gram đậu bắp
  • Hành tím, tỏi, hành lá, tương cà, tương ớt, đường, bột ngọt, hạt nêm và tiêu xay

Cách thực hiện:

  • Hành tím và tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
  • Hành lá rửa sạch, loại bỏ các lá hư hỏng, thái nhỏ, chia thành 2 phần
  • Cho 1 phần hành, tỏi băm cũng ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít đường, tiêu xay và nước mắm vào thịt xay, trộn đều, ướp trong ít nhất 15 phút
  • Đậu bắp rửa sạch, dùng dao rạch một đường dọc theo thân đậu bắp, có thể bỏ hạt nếu muốn, để ráo nước
  • Cho phần thịt đã ướp vào bên trong thân đậu bắp
  • Cho đậu bắp đã nhồi thịt vào nồi hấp, hấp cách thủy trong 15 – 20 phút, sau đó cho ra đĩa để ráo nước
  • Làm nóng chảo, cho một muỗng canh dầu ăn, đến khi dầu nóng thì cho hành tỏi còn lại vào phi thơm, cho thêm 2 muỗng canh tương cà, 1 muỗng canh tương ớt, nửa muỗng cà, nửa muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, một ít tiêu, khuấy đều đến khi sệt lại là được
  • Cho nước sốt chua ngọt lên đĩa đậu bắp nhồi đã hấp chín hoặc sử dụng như nước chấm, ăn kèm cơm

5. Đậu bắp xào tỏi

Đậu bắp xào tỏi là món ăn đơn giản, giàu chất dinh dưỡng, có thể giúp nâng cao hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Món ăn này cũng hỗ trợ chống viêm, giảm đau và giảm sưng ở các khớp.

Cần chuẩn bị:

  • 200 gram đậu bắp
  • 3 tép tỏi
  • 2 muỗng canh dầu ăn
  • Gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

  • Đậu bắp bỏ đầu, cắt một phần đuôi, rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt thành các đoạn nhỏ vừa ăn
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ
  • Đun sôi một lượng nước vừa phải, đến khi nước sôi thì cho đậu bắp vào, luộc trong 3 phút đến khi đậu bắp chín
  • Làm nóng chảo, cho thêm 2 muỗng canh dầu ăn, đến khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi đến khi tỏi vàng đều và thơm thì cho đậu bắp đã luộc, xào trong 3 phút
  • Thêm gia vị vừa ăn, bao gồm 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, đảo đều tay trong 2 phút để gia vị thấm đều là được
  • Cho ra đĩa, rắc thêm một ít tiêu xay, dùng kèm cơm trắng

Đậu bắp có hại cho sức khỏe không?

Đậu bắp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đậu bắp có thể gây tác dụng phụ ở một số người.

Các tác dụng phụ của đậu bắp bao gồm:

  • Các vấn đề dạ dày, chẳng hạn như rối loạn đường ruột hoặc tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
  • Đậu bắp có chứa một lượng lớn oxalat và canxi oxalate, có thể dẫn đến sỏi thận, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc tình trạng này
  • Đậu bắp cũng chứa nhiều vitamin K có thể tương tác với một số loại thuốc chống đông máu như Warfarin
  • Một số người có thể dị ứng với đậu bắp, mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra, các dấu hiệu bao gồm phát ban, ngứa da, khó thở hoặc nghẹt mũi

Một số lưu ý khi sử dụng đậu bắp cho người bệnh gout

Trao đổi với bác sĩ về thắc mắc về vấn đề bệnh gout ăn đậu bắp được không. Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Không tiêu thụ quá nhiều đậu bắp cùng một lúc và tránh lạm dụng món ăn. Tiêu thụ quá nhiều đậu bắp có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Người có vấn đề về đường ruột, sỏi thận hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ món ăn này.
  • Nên chọn đậu bắp non, tươi, tránh sử dụng quả héo, úng, kém chất lượng.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề bệnh gout ăn đậu bắp được không. Hy vọng người bệnh đã nắm rõ các thông tin cần thiết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua