Gout Sưng Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout sưng mắt cá chân xảy ra khi các tinh thể urat trong khớp gây viêm và đau đớn dữ dội. Tình trạng này cần được chăm sóc phù hợp để phục hồi sức khỏe khớp và ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như suy nhược cơ thể hoặc mất khả năng di chuyển.

Gout sưng mắt cá chân
Bệnh gout sưng mắt cá chân cần được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp để đảm bảo chức năng vận động

Bệnh gout sưng mắt chân là gì?

Bệnh gút cổ chân hay gout cổ chân là một loại viêm khớp gây đau đớn, sưng đỏ ở cổ chân. Khớp phổ biến nhất thường bị ảnh hưởng bởi bệnh gút là ngón chân cái, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở đầu gối, bàn tay, mắt cá chân và cổ tay.

Bệnh gút ở mắt cá chân có thể gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, điều này làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, cứng cơ, cứng khớp. Do đó, điều quan trọng là xác định các triệu chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây gút mắt cá chân

Sự tích tụ axit uric dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Thông thường, cơ thể tạo ra axit uric một cách tự nhiên khi phá vỡ các hóa chất gọi là purin trong một số loại thực phẩm và đồ uống. Purin thường được lọc qua thận, sau đó đi ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Trong trường hợp cơ thể sản xuất ra quá nhiều axit uric hoặc khi thận không thể loại bỏ đầy đủ lượng axit uric ra khỏi cơ thể, có thể dẫn đến tăng axit uric máu và khiến các tinh thể axit uric lắng đọng ở các khớp, mô. Các tinh thể sắc nhọn kết tụ lại với nhau dẫn đến các cơn đau đớn, sưng tấy đột ngột.

Các tinh thể axit uric có xu hướng hình thành ở nhiệt độ lạnh hơn. Đây là lý do vì sao bệnh gút thường ảnh hưởng đến chân, khớp ngón chân và mắt cá chân, so với các phần còn lại của cơ thể.

gút mắt cá chân
Uống rượu, bia và các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân phổ biên gây sưng mắt cá chân ở người bệnh gout

Tuy nhiên, có nồng độ axit uric cao không có nghĩa là chắc chắn bị bệnh gút. Một số người có nồng độ axit uric cao không phát triển các triệu chứng gút. Theo các chuyên gia, bệnh gút, bao gồm gút ở mắt cá chân thường liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ chẳng hạn như:

  • Uống quá nhiều rượu: Axit uric là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy các hợp chất hóa học được gọi là purin. Mặc dù rượu không chứa nhiều purin, tuy nhiên rượu làm tăng nguy cơ sản xuất purin trong cơ thể.
  • Tổn thương thận: Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc và chất thải trong máu, chẳng hạn như axit uric. Các tổn thương thận khiến cơ thể không thể loại bỏ các tinh thể axit uric và dẫn đến sự hình thành vô số các tinh thể sắc nhọn xung quanh khớp, dẫn đến bệnh gút.
  • Chế độ ăn giàu protein: Việc tiêu thụ một lượng lớn các loại thịt, hải sản, nội tạng có thể dẫn đến sự tích tụ axit uric xung quanh khớp và dẫn đến các triệu chứng bệnh gút.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì, huyết áp cao và bệnh tiểu đường có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển gout sưng mắt cá chân. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng gout.
  • Di truyền: Có một số bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gút ở mắt cá chân. Mặc dù các yếu tố di truyền thường khó xác định, tuy nhiên người bệnh nên thông báo với bác sĩ để giúp việc chẩn đoán dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, bị gout sưng mắt cá chân có thể xảy ra khi mất nước, sử dụng quá nhiều đường, chế độ ăn chay và ăn kiêng không phù hợp. Nếu nhận thấy các dấu hiệu gút, người bệnh cần đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Dấu hiệu bệnh gout sưng mắt cá chân

Các dấu hiệu và triệu chứng gút sưng mắt cá chân thường bị nhầm lẫn với các trường hợp tương tự, chẳng hạn như bong gân mắt cá chân, viêm mô tế bào, viêm gân hoặc các trường hợp tổn thương cổ chân khác. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh gút ở một cấp độ hoàn toàn khác, thường đau đớn và nghiêm trọng hơn nhiều.

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ và có kế hoạch kiểm soát cơn đau càng sớm càng tốt. Ngoài ra, không được tự chẩn đoán các triệu chứng và điều trị tại nhà. Luôn luôn đến bệnh viện hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy một trong các triệu chứng sau:

1. Đau cổ chân

Tình trạng gout sưng mắt cá chân có thể dẫn đến đau đớn dữ dội. Một số người bệnh mô tả cơn đau giống như có những con dao nhỏ, sắc và nóng đang kẹt ở cổ chân.

Khi axit uric tích tụ và phân hủy, các tinh thể axit uric nhỏ hơn sẽ hình thành các đầu kim sắc nhọn lắng đọng vào khớp. Điều này là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dữ dội và đột ngột.

2. Thay đổi bề mặt da và nhạy cảm

Trong các đợt bùng phát cơn gút cấp, vùng da trên khớp mắt cá chân thường có màu đỏ tươi hoặc tím. Đôi khi bệnh có thể dẫn đến làn da sáng bóng xung quanh khớp và rất ấm khi chạm vào.

Những người bị gout sưng mắt cá chân thường cho biết vùng mắt cá chân rất đau và cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào. Ngay cả một loại vải mềm và nhẹ trên da cũng có thể gây khó chịu, đau đớn. Do đó, người bệnh thường có xu hướng tránh tạo bất cứ áp lực lên mắt cá chân trong giai đoạn cấp tính đau đớn nhất.

3. Sưng và cứng cổ chân

Ở người bệnh gút mắt cá chân, axit uric tạo ra kích ứng và viêm, dẫn đến mắt cá chân sưng to, cứng và khó cử động. Nếu không được điều trị, các triệu chứng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc hình thành các hạt tophi dưới da. Đây là sự lắng đọng của axit uric mãn tính ở bệnh nhân mắc bệnh gút nghiêm trọng.

bị gout sưng mắt cá chân
Bệnh gout có thể khiến tình trạng sưng và cứng khớp mắt cá chân trở nên nghiêm trọng hơn

Tình trạng sưng tấy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần trong cơn gút cấp tính. Đối với trường hợp gút mãn tính, các triệu chứng sưng, cứng khớp và ảnh hưởng của hạt tophi có thể kéo dài hơn.

4. Đau đớn đột ngột và dữ dội

Những người bị gout sưng mắt cá chân thường xuất hiện các cơn đau dữ dội, đột ngột và không cần lý do. Một người bệnh gút có thể hoàn toàn khỏe mạnh trước khi cơn gút xuất hiện. Các triệu chứng thường xuất hiện khá đột ngột và xấu đi rất nhanh.

Cơn đau thường nghiêm trọng nhất trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ lúc xuất hiện. Người bệnh có thể sử dụng thuốc, chẳng hạn như NSAID, để giảm đau.

5. Suy giảm khả năng vận động

Đau đớn, nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động và hoạt động linh hoạt ở các khớp. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại, cử động và dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.

Một số người bệnh cho biết, các triệu chứng nghiêm trọng đến mức không thể đặt trọng lượng lên bàn chân bị ảnh hưởng. Thông thường, nghỉ ngơi đầy đủ có thể góp phần giảm đau, chống sưng và cải thiện các triệu chứng gút ở chân khác.

Các triệu chứng gout sưng mắt cá chân có xu hướng tái phát thường xuyên trong vòng 2 năm kể từ đợt bùng phát đầu tiên. Trong đó có khoảng 60% các trường hợp, người bệnh tái phát các triệu chứng gút trong vòng một năm.

Giải pháp hiệu quả cho tình trạng gout sưng mắt cá chân

Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh gút ở mắt cá chân, tuy nhiên có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà, sử dụng thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đau mắt cá chân cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn gút cấp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng gout sưng mắt cá chân, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Có một số biện pháp tự điều trị và chăm sóc bệnh gút sưng mắt cá chân tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn và không gây tác dụng phụ. Các biện pháp kiểm soát cơn đau  và sưng do bệnh gút ở mắt cá chân bao gồm:

gout mắt cá chân
Chườm lạnh có thể làm dịu cơn đau, cải thiện tình trạng viêm khớp và phục hồi chức năng vận động
  • Chườm đá: Chườm một túi nước đá hoặc các vật lạnh khác được bọc trong một chiếc khăn hoặc vải mỏng, có thể giúp cải thiện cơn đau, chống sưng và phục hồi chức năng vận động của người bệnh.
  • Nâng cao mắt cá chân: Điều này có thể hạn chế lượng máu lưu thông đến cổ chân, từ đó giảm sưng, viêm và đau khớp.
  • Giảm stress: Căng thẳng và stress là một trong những nguyên nhân chính khiến các triệu chứng gout mắt cá chân trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc dù kiểm soát căng thẳng không thể điều trị bệnh gút, tuy nhiên có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như ngăn ngừa các cơn gút bùng phát. Để giảm căng thẳng, người bệnh có thể tập kỹ thuật hít thở, thiền định, yoga, viết nhật ký hoặc đọc sách.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Các đợt bùng phát của cơn gút cấp có thể rất đau đớn và kéo dài, đặc biệt là khi người bệnh có các yếu tố căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, người bệnh nên cân nhắc dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa cơn gút trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Thuốc điều trị gút mắt cá chân

Nếu các biện pháp tự chăm sóc và kiểm soát tình trạng gout mắt cá chân không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau và sưng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như Naproxen và Ibuprofen để giúp giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên những người bị bệnh thận cần hạn chế sử dụng các loại thuốc này để tránh khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Paracetamol góp phần giảm viêm, giảm đau.
  • Corticosteroid có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm, góp phần giảm viêm, giảm đau và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn gút cấp.
  • Colchicine là thuốc giảm đau và sưng do bệnh gút. Thuốc này cũng giúp ngăn ngừa các cơn gút cấp.
  • Allopurinol được sử dụng để hạn chế quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể và giảm số lượng tinh thể hình thành trong khớp, từ đó ngăn ngừa cơn gút tái phát.
  • Uricosurics có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng axit uric dư thừa, từ đó ngăn ngừa bệnh gút tái phát.

Sử dụng thuốc điều trị gout sưng mắt cá chân theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

3. Thay đổi phong cách sống

Đôi khi thay đổi phong cách sống có thể góp phần giảm đau và cải thiện các triệu chứng gout sưng mắt cá chân. Các lưu ý về lối sống bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng và thời gian phục hồi của các cơn gút cấp. Do đó, người bệnh được khuyến khích thực hiện chế độ ăn uống ít purin, tránh sử dụng các loại thịt đỏ, thịt nội tạng, một số loại hải sản, rượu và đồ uống có cồn.
  • Uống nhiều nước: Việc tiêu thụ đủ nước có thể giúp cơ thể đào thải lượng purin dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng gút mắt cá chân. Uống nhiều nước cũng ngăn ngừa nguy cơ mất nước và giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, dẻo dai, linh hoạt hơn.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục và vận động phù hợp có thể góp phần giảm sưng, viêm và cải thiện các triệu chứng gút mắt cá chân. Nhẹ nhàng kéo căng khớp mắt cá chân cũng giúp làm giảm độ cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động và tăng chuyển động ở mắt cá chân. Thực hiện các bài tập nhiều lần mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cổ chân.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Gậy hoặc đai cổ chân là các dụng cụ hỗ trợ phổ biến, giúp giảm áp lực lên mắt cá chân, góp phần giảm sưng, viêm cũng như phục hồi khả năng vận động bình thường. Giảm áp lực lên khớp cũng giúp giảm đau, chống sưng và ngăn ngừa các đợt bùng phát của cơn gút cấp.

Phòng ngừa tình trạng gout sưng mắt cá chân

Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị gout sưng mắt cá chân là giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa cơn gút cấp bùng phát. Ngay cả khi sử dụng thuốc đúng chỉ định và chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa các đợt gút cấp.

bệnh gút mắt cá chân
Tránh sử dụng các loại thực phẩm cóc chứa Purin có thể hỗ trợ cải thiện bẹnh gout sưng mắt cá chân

Để giảm tần suất các cơn gút cấp, người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh một số loại thực phẩm bao gồm thịt đỏ, nội tạng (như gan), một số loại hải sản (chẳng hạn như cá mòi, cá cơm, động vật có vỏ) và đồ uống có đường.
  • Ăn thực phẩm có hàm lượng purine thấp chẳng hạn như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa và dầu thực vật.
  • Không uống rượu và các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là bia.
  • Uống nhiều nước góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển các cơn gút cấp. Uống càng nhiều nước lượng axit uric được đào thải ra khỏi cơ thể càng nhiều và làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn gút cấp.
  • Duy trì hoạt động thể chất, thường xuyên vận động và tập thể dục là có thể góp phần giảm đau đớn và cứng khớp. Nếu cơn đau liên quan đến cơn gút cấp, người bệnh được khuyến cáo sử dụng gậy hoặc đai để giảm áp lực lên mắt cá chân bị ảnh hưởng và cố gắng di chuyển, đi bộ, ngay cả đối với một đoạn đường ngắn.

Bệnh gout sưng mắt cá chân cần được điều trị đúng cách và đúng thời điểm để tránh gây khó khăn cho việc đi lại, chuyển động, lên xuống cầu thang cũng như nhiều hoạt động hàng ngày khác. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh gút, tuy nhiên sử dụng thuốc phù hợp, thay đổi lối sống cũng như có kế hoạch phòng ngừa phù hợp có thể giúp kiểm soát các cơn gút. Nếu thường xuyên xuất hiện các cơn gút cấp ở mắt cá chân, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Rắn Không
Bệnh gút là dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu purin. Vậy, ...
Xem chi tiết
Bị Gout Ăn Cá Lóc Được Không
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Vậy, những người đang bị gout ăn cá lóc được không? Bài viết này sẽ phân tích giá trị dinh dưỡng của ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua