Bị Gút Có Nên Ngâm Chân? Gợi Ý 8 Cách Ngâm Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong cơ thể và là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout được áp dụng phổ biến hiện nay. Tùy vào tình trạng bệnh, có thể lựa chọn cách ngâm chân phù hợp.

Người bị gout có nên ngâm chân không?

Gout là căn bệnh khiến người bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” bởi các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức tại các khớp bị ảnh thưởng, phổ biến nhất là khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, cột sống,… Bệnh gout thuộc nhóm viêm khớp có tính chất kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi.

bị gút có nên ngâm chân
Người bị gút có nên ngâm chân không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Khi nhân purin trong thận bị rối loạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải acid uric trong máu. Lúc này thận không thể thực hiện nhiệm vụ đào thải lượng acid uric ra ngoài thông qua nước tiểu và phân. Lâu ngày sẽ khiến các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp và gây ra gout. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ hình thành các hạt tophi và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Nguyên tắc điều trị bệnh gout là kiểm soát các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn cấp, dự phòng tái phát, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, các phương pháp điều trị thường được áp dụng là sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, sinh hoạt và ăn uống khoa học.

“Bị gout có nên ngâm chân?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trong tài liệu Y học cổ truyền, bàn chân chứa nhiều huyệt đạo liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Người bị gout có thể ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra, đồng thời giúp thư giãn, hỗ trợ quá trình đào thải acid uric, điều hòa khí huyết,…

Để tăng tác dụng chữa bệnh, người bệnh có thể kết hợp với muối hoặc các thảo dược tự nhiên. Dược tính trong những vị thuốc tác động đến các triệu chứng sưng đỏ, viêm, đau nhức tại các khớp bị ảnh hưởng. Biện pháp này phù hợp với người bị gout ở cổ chân, ngón chân, cổ tay và ngón tay. Nên áp dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.

Hướng dẫn 8 cách ngâm chân cải thiện gout

Nhiều kết quả lâm sàng nhận thấy các triệu chứng của bệnh gout ở người trẻ và cao tuổi thuyên giảm đáng kể sau khi áp dụng các mẹo ngâm tay, chân. Theo đó, người bệnh nên dùng nước ấm để ngâm thay vì nước lạnh. Ngoài ra, với những trường hợp bị lở loét, xuất hiện vết thương hở, nhiễm trùng không áp dụng cách chữa này vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Dưới đây là một số cách ngâm chân tốt cho người bệnh gout:

Ngâm chân với nước muối ấm

Ngâm chân với nước muối ấm là một trong những cách chữa bệnh gout đơn giản, độ an toàn cao và mang lại kết quả tích cực. Cách này có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau nhức tại các khớp bị ảnh hưởng do bệnh lý gây ra. Hàm lượng magie có trong muối còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi, trong đó có acid uric dư thừa. Từ đó giúp dự phòng các đợt gout cấp.

Việc áp dụng mẹo này thường xuyên còn giúp thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, chống viêm và giúp thư giãn tinh thần, người bệnh ngủ ngon hơn. Ngoài chữa gout, ngâm chân với nước muối ấm còn hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đau xương khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

ngâm chân với nước muối
Nước muối ấm dùng ngâm chân giúp điều hòa khí huyết, giảm đau, chống viêm hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị chậu nước ấm khoảng 50 độ C
  • Sau đó cho một ít muối hạt vào khuấy đến khi tan đều
  • Tiến hành ngâm các khớp bị sưng nóng, đau nhức do bệnh gút gây ra
  • Đến khi nước nguội thì dùng khăn bông lau khô tay, chân
  • Mỗi tuần thực hiện từ 3 – 4 lần vào buổi tối trước khi ngủ để đạt được kết quả tốt nhất

Cách ngâm chân với than hoạt tính chữa bệnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, lâu ngày sẽ lắng đọng thành tinh thể urat và gây ra các triệu chứng ở những khớp bị ảnh hưởng. Để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, người bệnh có thể sử dụng than hoạt tính.

Nhờ vào tác dụng hút độc và thanh lọc, than hoạt tính giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra như sưng đỏ, đau nhức, cứng khớp, gặp khó khăn trong vận động khớp, sinh hoạt hàng ngày. Để tăng tác dụng chữa bệnh, người bệnh nên ngâm các khớp bị tổn thương với nước than hoạt tính.

Mẹo chữa này được đánh giá có độ an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng ngoại ý. Bên cạnh đó, độ ấm của nước ngâm còn giúp máu huyết lưu thông, thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa chén than hoạt tính
  • Sau đó cho vào chậu nước ấm rồi khuấy đều
  • Dùng nước này ngâm tay, chân có các khớp bị sưng viêm
  • Thực hiện thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất

Ngâm chân chữa gout bằng nước ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều bệnh xương khớp và được nhiều người bệnh áp dụng. Đối với người mắc bệnh gút có thể sử dụng ngải cứu nấu nước ngâm để cải thiện các triệu chứng sưng nóng khớp, đau nhức gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống kém, suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Trong Y học cổ truyền, vị thuốc ngải cứu có mùi thơm, tính ấm, vị đắng, quy vào kinh Tỳ, Thận và Can có tác dụng chỉ thống, chống viêm, điều hòa khí huyết, tán hàn. Do đó, người ta thường dùng vị thuốc này trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp, gout, cầm máu, đau bụng kinh, đau lạnh bụng,…

bị gút có nên ngâm chân
Người bị bệnh gout có thể ngâm chân với nước lá ngải cứu để cải thiện

Tác dụng chữa bệnh gout của ngải cứu còn được nghiên cứu trên cơ sở y học hiện đại. Theo đó, một số thành phần có trong thảo dược này có tác dụng ngăn chặn xanthine oxydase – hoạt chất tổng hợp acid uric trong máu, tạo điều kiện cho các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp gây đau nhức, sưng viêm và biến dạng khớp.

Một trong những cách chữa bệnh gout bằng ngải cứu được áp dụng phổ biến hiện nay là nấu nước ngâm. Nhờ nhiệt độ ấm của nước cùng dược tính của thảo dược giúp cải thiện cơn đau nhức hiệu quả, tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể và thư giãn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, ngâm rửa sạch với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho ngải cứu vào đun hêm 5 – 7 phút nữa thì tắt bếp
  • Sau đó cho một ít muối hạt vào khuấy đều đến khi tan hết là được
  • Đợi nước nguội bớt thì tiến hành ngâm tay, chân có các khớp bị sưng viêm
  • Mỗi tuần thực hiện từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất

Nước lá trầu không ngâm chân chữa bệnh

Ngâm chân với nước lá trầu không cũng là một trong những cách chữa bệnh gút an toàn và hiệu quả cao. Trong Y học cổ truyền, lá trầu không có mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng, tính cấm, đi vào kinh Tỳ, Phế. Vị thuốc này có công dụng tiêu viêm, trị phong tê thấp, sát trùng, chỉ thống nên được dùng trong điều trị bệnh gout và nhiều bệnh lý khác.

Bên cạnh đó, trong Y học hiện đại cũng nhận thấy được các hoạt chất của lá trầu không có tác dụng giảm đau, công dụng chống nấm, khử trùng nhờ vào các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, thảo dược này còn có tính kiềm, đặc tính này hỗ trợ trung hòa acid uric trong cơ thể. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời dự phòng cơn gout cấp.

Cách ngâm chân với lá trầu không giúp giảm viêm đau khớp do gút gây ra, điều hòa khí huyết, trung hòa acid ruric, đồng thời góp phần vào quá trình đào thải tinh thể muối urat, giúp thận hoạt động tốt hơn. Những tổn thương do bệnh gây ra cũng sẽ phục hồi nhanh chóng. Nên áp dụng cách chữa này đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 7 – 10 lá trầu không bánh tẻ, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì vò nát
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho thảo dược vào
  • Đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì cho thêm 1 ít muối vào và tiến hành ngâm chân
  • Đối với người bị gout ở tay cũng có thể ngâm tay để cải thiện.

Ngâm chân với lá lốt cải thiện gout

Lá lốt ngoài là loại rau ăn thì còn được biết đến là vị thuốc nam chữa bệnh nhờ vào dược tính và công năng đa dạng. Ngâm chân với nước lá lốt là một trong những cách cải thiện các triệu chứng bệnh gout ở mức độ nhẹ, đồng thời ngăn ngừa đợt gút cấp bùng phát gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nhờ vào tính ấm, vị cay nồng mà thảo dược có tác dụng thông kinh mạch, trừ phong hàn, giảm đau nhức, mạnh gân cốt. Các mẹo chữa từ lá lốt có tác dụng tốt với những trường hợp bị đau nhức xương khớp, viêm khớp, gút ngón chân, cổ chân, ngón tay, cổ tay, cột sống,…

ngâm chân với lá lốt
Ngâm chân với nước lá lốt cải thiện cơn đau nhức, sưng nề do bệnh gout gây ra

Bên cạnh đó, khả năng giảm đau, chống viêm có trong lá trầu không còn được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Hàm lượng tinh dầu cùng flavonoid, alcaloid có trong lá lốt giúp tiêu viêm, giảm sưng đau do bệnh lý gây ra. Việc áp dụng cách này thường xuyên còn hỗ trợ quá trình đào thải lượng acid uric dư thừa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, ngâm với nước muối rồi xả lại với nước sạch
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá lốt vào đun thêm 7 phút nữa là được
  • Cho một ít muối vào để tăng tác dụng chữa trị
  • Có thể pha với một ít nước mát để có độ ấm vừa phải
  • Dùng nước này để ngâm tay, ngâm chân
  • Thực hiện liên tục trong 1 tuần để cảm nhận các triệu chứng thuyên giảm

Bài thuốc ngâm chân từ gừng tươi cho người bị gout

Gừng tươi (sinh khương) là một trong những vị thuốc trong Đông y được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các chứng bệnh xương khớp. Thảo dược này có tính ấm, vị cay, mùi thơm. Công dụng tán hàn, phát biểu, giải độc, chỉ thống giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm khớp do gút và nhiều nguyên nhân khác, cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ăn uống không tiêu,…

Theo Y học hiện đại, công dụng chữa bệnh gout của gừng tươi nhờ vào chất zingiber có tác dụng chống viêm, ngăn chặn các phản ứng viêm tại khớp nói riêng và cơ thể nói chung. Bên cạnh đó, Gingerol có trong vị thuốc này còn có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả thông qua khả năng ức chế dẫn truyền cảm giác đau đến hệ thần kinh trung ương.

Hướng dẫn nấu nước gừng ngâm tay, chân chữa gout:

  • Chọn 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và đập dập
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho gừng vào
  • Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu ngâm và đợi đến khi nguội bớt thì ngâm chân, tay có các khớp bị sưng đau
  • Mỗi tuần áp dụng từ 3 – 4 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh tốt nhất

Nấu nước lá chè xanh ngâm chân chữa bệnh

Lá chè xanh được biết đến là một trong những vị thuốc chữa bệnh gout lành tính, có độ an toàn cao. Ngoài các mẹo chữa như uống nước nước lá chè xanh, chườm đắp thì người bệnh có thể dùng thảo dược này nấu nước để ngâm tay, chân có các khớp bị sưng viêm để cải thiện.

Theo ghi chép Y học cổ truyền, lá chè xanh có tính mát, vị đắng, chát và hơi ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, tăng cường sức khỏe tổng thể. Người bị gout có thể sử dụng lá chè xanh để ngâm tay, chân giúp cải thiện các triệu chứng sưng đau tại khớp, đồng thời giúp thư giãn tinh thần, điều hòa khí huyết.

lá chè xanh chữa gút
Các hoạt chất trong lá chè xanh có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm đau, sưng nóng khớp do gút gây ra

Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn nhận thấy trong lá chè xanh có chứa chất phenol, tác động tích cực đến quá trình điều trị gút. Chất này có công dụng giảm đau nhức, sưng viêm, hỗ trợ phục hồi khớp bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Để tăng tác dụng chữa bệnh, bạn nên kết hợp uống nước lá chè xanh và ngâm tay chân.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá chè xanh vào đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu đựng, đợi đến khi nguội bớt thì ngâm tay chân
  • Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần để đạt được kết quả tốt nhất

Nước lá tía tô ngâm chân cải thiện bệnh

Ngoài những cách ngâm chân, tay chữa gout trên, người bệnh cũng có thể tận dụng lá tía tô nấu nước ngâm để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời dự phòng tái phát. Công dụng chữa bệnh của lá tía tô không chỉ được ghi nhận trên tài liệu Y học cổ truyền mà còn được nghiên cứu trên cơ sở khoa học.

Theo đó, các chất chống oxy hóa, chống viêm, dị ứng, sưng đau có trong lá tía tô giúp cải thiện các biểu hiện lâm sàng do bệnh gout gây ra hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất trong thảo dược này còn giúp ức chế enzyme hình thành acid uric dư thừa trong cơ thể. Đồng thời hỗ trợ quá trình thảo đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa gout từ lá tía tô như sắc nước uống, chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, chườm đắp,… Bên cạnh đó, ngâm chân, tay bằng nước lá tía tô cũng là biện pháp chữa bệnh đơn giản, dễ thực hiện và không phát sinh tác dụng nguy hiểm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì để ráo
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá tía tô vào đun thêm 5 – 7 phút để các hoạt chất hòa tan vào nước
  • Tắt bếp và đổ nước ra chậu ngâm
  • Sau đó cho thêm 1 ít muối vào khuấy đều
  • Đợi đến khi nước nguội bớt ngâm tay, chân để cải thiện các biểu hiện bệnh
  • Áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi ngâm chân chữa bệnh gút

Về vấn đề “Bị gút có nên ngâm chân?” có thể nhận thấy việc ngâm chân đúng cách có thể cải thiện một số triệu chứng do gout gây ra, đồng thời dự phòng các cơn gút cấp tái phát. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu nên tránh phụ thuộc.

bị gout có nên ngâm chân
Biện pháp ngâm chân hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh gout gây ra ở mức độ nhẹ

Bên cạnh đó, khi ngâm chân chữa gout người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi thực hiện các cách ngâm chân chữa gout, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể, tránh phát sinh tác dụng ngoại ý.
  • Không áp dụng cách ngâm chân với những trường hợp bị chấn thương ở chân, có vết thương hở, nhiễm trùng, bị nóng, lạnh, tắc tĩnh mạch, động mạch,…
  • Dùng nước ấm ngâm chân thay vì nước lạnh hoặc nước có nhiệt độ quá cao. Theo đó, nhiệt độ nước thích hợp nhất để ngâm chân là từ 45 – 50 độ C
  • Đối với các thảo dược cần rửa sạch với nước muối và nấu trước khi ngâm để mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất
  • Thời gian ngâm chân thích hợp vào buổi tối trước khi ngủ vì không chỉ giúp phòng ngừa tình trạng đau nhức khi ngủ mà còn thư giãn tinh thần.
  • Chỉ nên ngâm chân từ 20 – 30 phút và cần lau khô sau khi ngâm để tránh nhiễm lạnh khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Trong quá trình áp dụng cách chữa này nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần ngưng thực hiện và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
  • Song song với ngâm chân, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Hiệu quả của cách chữa này phụ thuộc nhiều vào cơ địa nên người bệnh không nên quá phụ thuộc. Nếu sau một thời gian áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả thì nên cân nhắc thay đổi phương pháp khác.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị gút có nên ngâm chân?” và một số cách ngâm chân hiệu quả, có độ an toàn cao. Ngâm chân thường xuyên góp phần vào quá trình điều trị bệnh gout đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần kiên trì và thực hiện đúng cách để tránh phát sinh tác dụng phụ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua