Bệnh Gout Có Di Truyền Không? Hướng Dẫn Cách Phòng Ngừa

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

“Bệnh gout có di truyền không?” là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan đến bệnh gout, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả dựa trên những nghiên cứu khoa học mới nhất.

Bác sĩ giải đáp bệnh gout có di truyền không?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn và khó chịu, xảy ra khi axit uric tích tụ quá mức trong máu. Trước băn khoăn bệnh gút có di truyền không, chuyên gia Xương khớp khẳng định là CÓ, bệnh gout có yếu tố di truyền.

Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Các nghiên cứu cho thấy bố mẹ bị viêm khớp do tinh thể urat (một biểu hiện của bệnh gout), con cái có nguy cơ mắc bệnh lên đến 20%.

Điều này là do các gene liên quan đến quá trình chuyển hóa purine – một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có thể được thừa hưởng từ bố mẹ. Những biến đổi trong các gene này dẫn đến sự tăng nồng độ purin. Khi purin được chuyển hóa, nó tạo ra lượng lớn axit uric tích tụ và gây ra các cơn đau gout cấp tính.

Chuyên gia cho biết bệnh gout có tính di truyền
Chuyên gia cho biết bệnh gout có tính di truyền

Các gen di truyền liên quan đến bệnh gout

Sau nhiều nghiên cứu chuyên sâu về đề tài “bệnh gout có di truyền không?”, các nhà khoa học đã xác định được một số gen có liên quan đến sự phát triển của bệnh như sau:

  • Gen SLC2A9: Một trong những gen quan trọng nhất liên quan đến bệnh gout là gen SLC2A9. Gen này chịu trách nhiệm mã hóa một protein giúp vận chuyển axit uric ra khỏi thận và vào nước tiểu. Nếu gen SLC2A9 bị đột biến, nó làm giảm khả năng đào thải axit uric của cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Gen ABCG2: Một gen khác cũng có liên quan đến bệnh gout là ABCG2. Gen này mã hóa một protein giúp vận chuyển axit uric ra khỏi tế bào. Nếu gen ABCG2 bị đột biến, nó cũng làm giảm khả năng đào thải axit uric của cơ thể.
  • Gen SLC22A12: Gene này đóng vai trò trong việc tái hấp thu acid uric tại thận. Biến thể trong gene này dẫn đến tăng tái hấp thu acid uric, làm tăng nguy cơ tích tụ urat và phát triển bệnh gout​.

Cần lưu ý, không phải ai mang biến thể gene này cũng đều mắc bệnh gout. Bởi bệnh lý này còn khởi phát do nhiều nguyên nhân khác như sinh hoạt hoặc dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa bệnh gout do di truyền

Bệnh gout có yếu tố di truyền, nhưng với sự điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

  • Tăng cường rau xanh và trái cây: Chọn các loại rau củ ít purine như dưa leo, bí đỏ, bí xanh và các trái cây giàu vitamin C như cam, kiwi, dâu tây giúp giảm nồng độ acid uric.
  • Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp thận bài tiết acid uric hiệu quả hơn.
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Chọn các bài tập như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm viêm.
  • Kiểm soát bệnh mạn tính: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận… cần được quản lý tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra nồng độ acid uric trong máu để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, đặc biệt trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh gout.

  • Lưu ý khác: Kiểm soát cân nặng, thận trọng khi dùng thuốc, kiểm soát căng thẳng,…

Tăng cường chất xơ, vitamin để phòng ngừa bệnh gout do di truyền
Tăng cường chất xơ, vitamin để phòng ngừa bệnh gout do di truyền

Trên đây là giải đáp cho vấn đề “bệnh gout có di truyền không?”. Bệnh gout có thể di truyền qua các yếu tố gene, nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Việc kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh gout ngay cả khi có yếu tố di truyền. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Rắn Không
Bệnh gút là dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu purin. Vậy, ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua