Bệnh Gút Có Uống Được Mật Ong Không? Thông Tin Hữu Ích

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Mật ong chứa nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thắc mắc “Bệnh gút có uống được mật ong không?”. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mật ong không chứa purin nên không gây ảnh hưởng đến bệnh lý. Tuy nhiên, cần dùng đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Bệnh gút có uống được mật ong không?

Gout (gút) là một dạng viêm khớp phổ biến, bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, người bị thừa cân – béo phì, chấn thương, lao động nặng nhọc,… Trong đó, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do rối loạn chuyển hóa nhân purin. Khi đó, acid uric là sản phẩm được chuyển hóa sẽ tăng cao hơn so với bình thường.

bệnh gút có uống được mật ong không
Người bị gút có thể dùng mật ong vì hàm lượng purin trong mật ong ở mức thấp

Lâu dần, sẽ hình thành những tinh thể muối urat ở các khớp và gây đau nhức, sưng viêm, nóng đỏ khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp kéo dài sẽ xuất hiện các hạt tophi biến dạng khớp, tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Bệnh bùng phát theo từng đợt gút cấp và có xu hướng tiến triển nặng theo thời gian nên việc khám và điều trị sớm là rất cần thiết.

Bên cạnh sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống cho người bị gút cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Đối với người có chế độ ăn khoa học, hạn chế những thực phẩm giàu purin, đạm thì sẽ hạn chế các cơn đau nhức, viêm đỏ khớp do gout gây ra. Ngược lại, người ăn uống kém khoa học, thường xuyên bỏ bữa, sử dụng bia rượu,… sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.

Được biết, mật ong cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa nhiều khoáng chất, hoạt chất có tác dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy tác dụng chống viêm, giảm đau của mật ong tốt cho người bị bệnh gout. Hàm lượng purin có trong mật ong ở mức thấp nên cũng không ảnh hưởng đến lượng acid uric trong máu.

Một số vitamin và khoáng chất có trong mật ong như vitamin B1, B6, B5, B3, B2, canxi, kali, kẽm, magie, sắt,… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tốt tình trạng suy nhược, mệt mỏi, ăn ngủ kém do bệnh lý gây ra. Vì là sản phẩm từ tự nhiên nên mật ong lành tính, không chứa độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Về vấn đề “Bệnh gút có uống được mật ong không?” có thể thấy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng mật ong. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt cần dùng mật ong đúng cách. Tránh kết hợp với những nguyên liệu gây kích thích các triệu chứng bệnh gout và khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hướng dẫn 3 cách dùng mật ong cho người bị gút

Bên cạnh sử dụng mật ong đơn lẻ thì người mắc bệnh gout có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng tác dụng giảm đau, chống viêm, đồng thời giúp xương khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ở thận. Từ đó ổn định lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa lắng đọng tinh thể urat ở các khớp.

Việc kết hợp một số nguyên liệu với mật ong còn giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nâng cao miễn dịch, khả năng chống lại những tác nhân gây viêm, nhiễm,… Những nguyên liệu được sử dụng đa số đều có nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa nhiều purin hoặc các chất gây bất lợi cho người bị gout.

Dưới đây là một số cách dùng mật ong cho người mắc bệnh gout:

1. Mật ong với gừng

Gừng là một trong những thảo dược có công dụng điều trị viêm khớp nói chung và bệnh gout nói riêng. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy gingerols và shogaols trong củ gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, đồng thời ngăn ngừa hình thành tinh thể urat lắng đọng tại khớp.

mật ong và gừng
Kết hợp gừng với mật ong đắp ngoài có thể cải thiện một số triệu chứng do gút gây ra

Bên cạnh đó, một số vitamin và khoáng chất có trong gừng còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi do ảnh hưởng của bệnh lý. Áp dụng công thức mật ong với gừng thường xuyên còn cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa tác nhân gây viêm đau khớp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và cắt thành lát mỏng
  • Dùng vải mùng bọc gừng lại rồi cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút
  • Sau đó lấy gừng ra và giã nát
  • Kế đến trội đều với một ít mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt
  • Thoa đều hỗn hợp lên vùng bị đau nhức
  • Áp dụng đều đặn từ 3 – 4 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất

2. Mật ong kết hợp với quế

Uống mật ong với bột quế là một trong những cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout tái phát được nhiều người áp dụng. Theo đó, các thành phần hóa học trong bột quế có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Từ đó kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong bột quế còn giúp chống viêm, giảm đau, làm giảm các triệu chứng bệnh gout mãn tính và cấp tính gây ra. Mật ong pha với bột quế có mùi thơm, dễ uống nên phù hợp với nhiều người. Theo các chuyên gia, người bị gout nên uống bột quế và mật ong vào buổi sáng sớm để đạt được kết quả tốt nhất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 cốc nước ấm
  • Sau đó cho nửa muỗng bột quế và 1 muỗng mật ong vào khuấy đều
  • Dùng đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh lý tốt nhất

3. Mật ong, chanh và bạc hà

Pha mật ong, chanh cùng với bạc hà uống mỗi ngày cũng là một trong những cách cải thiện bệnh gout an toàn và hiệu quả. Theo đó, thành phần trong chanh có tác dụng tốt trong việc làm giảm acid uric trong máu. Điều này tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh gout. Bên cạnh đó, vitamin C có trong chanh còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.

Có thể bạn quan tâm: Bị Gout Có Nên Uống Vitamin C? Có Giúp Điều Trị Bệnh?

bệnh gút có uống được mật ong không
Mỗi ngày uống một tách trà mật ong, chanh và bạc hà để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh

Khi kết hợp với bạc hà sẽ tăng tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả nhờ vào các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nhờ vào tính mát mà bạc hà còn mang lại công dụng lợi tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải acid uric trong máu, hạn chế lắng đọng tinh thể urat ở các khớp.

Có thể nhận thấy, việc kết hợp mật ong, chanh cùng với bạc hà không chỉ giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra mà còn giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi thể trạng, tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chất lượng giấc ngủ và hấp thu tốt các dưỡng chất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Mật ong, trà xanh 50g, lá bạc hà 10g, nửa quả chanh
  • Đun sôi 200ml nước lọc
  • Đến khi sôi thì cho trà và lá bạc hà vào
  • Đun sôi 10 phút thì tắt bếp rồi lọc lấy nước trà
  • Sau đó cho nước cốt chanh và mật ong vào
  • Khuấy đều và uống khi còn ấm hoặc cho thêm đá vào uống lạnh
  • Có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Một số lưu ý khi sử dụng mật ong cho người bệnh gout

Không thể phủ nhận tác dụng của mật ong đối với người bị gout. Việc bổ sung mật ong vào chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao miễn dịch, làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Từ đó, làm giảm bùng phát cơn gout cấp gây đau nhức, sưng viêm.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng mật ong, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mặc dù mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe tổng thể nói chung cũng như quá trình điều trị bệnh gout nói riêng nhưng tránh sử dụng mật ong đặc. Bởi lượng đường trong mật ong có thể ảnh hưởng việc kiểm soát bệnh lý.
  • Acetylcholine trong mật ong có thể làm giảm huyết áp nên tránh dùng mật ong cho người bị huyết áp cũng như đường huyết thấp.
  • Tránh sử dụng mật ong với người bị dị ứng với phấn hoa, rối loạn tiêu hóa, vừa phẫu thuật,…
  • Cần lựa chọn mật ong chất lượng, không pha tạp chất để tránh phát sinh tác dụng phụ, ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người dùng cần bảo quản đúng cách để không ảnh hưởng đến các dưỡng chất có trong mật ong.
  • Sử dụng quá nhiều mật ong trong ngày có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây nóng trong. Chính vì vậy, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2 – 3 thìa mật ong pha với nước ấm.
  • Đối với những mẹo dùng ngoài, không sử dụng trên vùng da bị tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Trong quá trình dùng mật ong cho người bị gout có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần ngưng áp dụng và cân nhắc thay thế thực phẩm khác phù hợp.
  • Dùng mật ong không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng các loại thuốc để điều trị bệnh gút. Đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh gút có uống được mật ong không?” và một số cách dùng mật ong để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đang bùng phát đợt gout cấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong để được tư vấn cụ thể về liều dùng cũng như cách dùng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua