Bị bệnh gout có uống được bia, rượu, rượu vang không?

Theo dõi IHR trên goole news

Các loại thực phẩm bổ sung được cho là đóng một vai trò nhất định đối với bệnh nhân gout. Vậy bị bệnh gout có uống được bia, rượu hoặc rượu vang không? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch bổ sung phù hợp.

bệnh gout có uống được bia
Tìm hiểu thông tin bệnh gout có uống được bia, rượu và rượu vang không

Thông tin cần biết về bệnh gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp gây đau đớn dữ dội, thường ảnh hưởng đến ngón chân cái và bàn chân. Tình trạng này phát triển khi các tinh thể acid uric tích tụ trong máu, hay còn được gọi là tăng acid uric máu.

Acid uric được tạo ra như một sản phẩm phụ khi cơ thể phân hủy purin, thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt đỏ và hải sản.

Khi nồng độ acid uric trong máu cao, có thể không thể đào thải acid đúng cách và dẫn đến tích tụ các tinh thể acid. Các tinh thể này có thể hình thành xung quanh khớp, dẫn đến bệnh gout với các biểu hiện như viêm và đau đớn dữ dội.

Gout là bệnh lý phổ biến và có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Mất nước;
  • Chế độ ăn uống nhiều purin;
  • Uống nhiều đồ uống có đường hoặc đồ uống có cồn.

Vậy uống nhiều rượu có gây ra bệnh gout không và người bệnh gout có uống được bia, rượu không? Ngược lại, cắt giảm rượu bia có thể cải thiện các triệu chứng bệnh gout không?

Người bệnh có thể xác định mối liên quan giữa bia, rượu và bệnh gout để có kế hoạch sử dụng phù hợp.

Bia, rượu, rượu vang có gây bệnh gout không?

Bia và rượu là một nguồn purin. Các hợp chất này tạo thành axit uric khi bị cơ thể phân hủy. Ngoài ra, rượu cũng làm tăng khả năng chuyển hóa các nucleotide, đây cũng là một nguồn bổ sung purin và có thể chuyển hóa thành acid uric.

Bệnh gout có nên uống bia
Bia, rượu là một nguồn cung cấp rượu vang có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn

Nguồn purin trong các loại rượu là khác nhau. Theo nghiên cứu, các loại rượu mạnh có hàm lượng purin thấp nhất và bia thường có hàm lượng purin tương đối cao.

Các nghiên cứu trước đây cho biết, cả rượu và bia đều có thể làm tăng đáng kê nồng độ acid uric trong máu, trong đó bia đóng vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, uống bia thường ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu ở nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt là ở nam giới uống nhiều hơn 12 ly bia mỗi tuần.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nhiều hơn một ly rượu trong khoảng thời gian 24 giờ có thể làm tăng 36% nguy cơ bị bệnh gout. Cụ thể, số lượng rượu, bia, rượu vang tiêu thụ trong 24 giờ có thể làm tăng nguy cơ bệnh gout như sau:

  • Nhiều hơn 300 ml rượu vang mỗi ngày;
  • Nhiều hơn 350 ml bia mỗi ngày;
  • Nhiều hơn 45 ml rượu mạnh mỗi ngày.
  • Do đó, mặc dù uống rượu, bia có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu hoặc gây ra bệnh gout, tuy nhiên, nguy cơ này có thể không giống nhau các cá nhân.

Bia, rượu có gây bùng phát cơn gout không?

Theo thống kê có khoảng 14.18% các trường hợp bệnh gout cấp tính có nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng bia, rượu. Tỷ lệ này cao hơn 10% so với các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như ăn nhiều thịt đỏ hoặc mất nước.

Ngoài ra, thường xuyên uống rượu, bia có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát các triệu chứng gout ở người trong độ tuổi sau 40.

Bị bệnh gout có uống được bia, rượu, rượu vang không?

Rượu làm rối loạn việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể và có thể khiến cơn gout cấp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài rượu, các loại đồ uống có cồn khác, chẳng hạn như bia và rượu vang, cũng có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ acid uric trong khỏi máu.

Bệnh gút có được uống rượu vang
Người bệnh có thể tiêu thụ rượu với số lượng vừa phải

Khi bị bệnh gout, điều quan trọng là người  bệnh cần giữ nồng độ acid uric ở mức thấp nhất để tránh bùng phát các cơn gout. Bởi vì rượu có thể làm tăng nồng độ acid uric, do đó nhiều bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên uống rượu vừa phải hoặc cắt giảm lượng rượu tiêu thụ để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu người bệnh thích uống bia hoặc có thói quen uống rượu vang, người bệnh nên thực hiện các thay đổi thói quen tiêu thụ rượu để tránh gây bùng phát các triệu chứng gout trong tương lai. Ngay cả khi không bị bệnh gout, việc tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu bia có thể giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh gout.

Uống rượu điều độ và phù hợp thường bao gồm:

  • Tối đa 1 ly rượu mỗi ngày cho phụ nữ ở mỗi độ tuổi;
  • Tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống;
  • Tối đa 1 ly mỗi ngày cho nam giới trên 65 tuổi.

Mặc dù tác động và nguy cơ gây bệnh gout là khác nhau giữa rượu mạnh, bia và rượu vang, tuy nhiên việc hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn có thể cải thiện các cơn gout cấp hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Người bệnh vẫn có thể tiêu thụ rượu với một số lượng phù hợp. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về số lượng và loại rượu tiêu thụ mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout

Bên cạnh việc tiêu thụ rượu, bia với số lượng phù hợp, người bệnh gout cần có lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout và tránh các cơn gout bùng phát. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh gout như sau:

1. Các loại thực phẩm cần tránh

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể kiểm soát nồng độ acid uric trong cơ thể đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể. Người bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn một số loại thực phẩm như:

bệnh gout không nên ăn gì
Người bệnh gout nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm giàu acid uric, chẳng hạn như hải sản
  • Hải sản;
  • Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt nai, thịt bò, thịt cừu;
  • Đồ uống có đường;
  • Thịt nội tăng, chẳng hạn như gan, thận, tim;
  • Một số loại cá, chẳng hạn như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá cơm;
  • Động vật có vỏ, chẳng hạn như trai và sò điệp;
  • Nước ngọt hoặc các loại nước trái cây chứa nhiều đường;
  • Bia và rượu.

Tất cả các loại thực phẩm này đều có hàm lượng purin cao. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ.

Việc tiêu thụ thịt động vật để cung cấp đầy đủ protein đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống, do đó người bệnh không nên hạn chế thịt hoàn toàn. Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh có thể tiêu thụ 100 – 130 g thịt cho mỗi bữa ăn.

2. Tránh tiêu thụ sản phẩm chứa nhiều đường

Tiêu thụ nhiều đường có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể. Đường và đồ ngọt thường có nồng độ calo cao hơn và có liên quan đến bệnh béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến bệnh gout.

Ngoài ra, thường xuyên tiêu thụ các loại nước ngọt cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ nước ngọt, soda và tăng lượng nước tiêu thụ để làm tăng khả năng bài tiết acid uric trong máu.

3. Các loại thực phẩm nên tiêu thụ

Thực hiện chế độ ăn uống purin thấp có thể giúp giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gout.

bệnh gout ăn được gì
Thực hiện chế độ ăn ít purin có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gout

Thực phẩm và đồ uống người bệnh gout nên tiêu thụ mỗi ngày bao gồm:

  • Các loại đậu;
  • Sữa ít béo hoặc sữa tách béo;
  • Chất lỏng, đặc biệt là nước;
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, gạo lứt và lúa mạch;
  • Khoai lang;
  • Trái cây tươi và rau xanh.

Có nhiều yếu tố có thể làm các triệu chứng gout bùng phát, chẳng hạn như thường xuyên uống rượu hoặc bia. Tuy nhiên, việc tránh các loại thực phẩm giàu purin và thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không, Làm Gì Để Kiểm Soát?
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua