Mẹo chữa gai cột sống bằng ngải cứu – Giảm đau nhanh
Để giảm đau nhanh, người bệnh có thể áp dụng cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, xoa dịu đau nhức do chèn ép dây thần kinh, giảm cảm giác co cứng. Ngoài ra chườm đắp với ngải cứu còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ xương và tăng khả năng chữa lành tổn thương xương cột sống.
Mẹo chữa gai cột sống bằng ngải cứu có hiệu quả không?
Ngải cứu (Folium Artemisiae Argyi) là loại thảo dược quen thuộc được sử dụng phổ biến trong điều trị gai cột sống, đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ – lưng và nhiều bệnh xương khớp khác.
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu chứa các thành phần hóa học gồm Thujone, Sitosterol, Cineol, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose, Dehydromatricaria ester… Những thành phần này có tác dụng giảm đau, sưng, cải thiện nóng đỏ do tổn thương xương khớp. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng kháng khuẩn, cầm máu, thư giãn cơ và hỗ trợ kiểm soát bệnh gai cột sống.
Ngoài ra dầu ngải cứu có tác dụng an thần, giảm nguy cơ phát sinh phản ứng viêm, duy trì chức năng xương, góp phần hạn chế thoái hóa xương khớp tiến triển (nguyên nhân gây gai cột sống).
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng. Dùng nước sắc ngải cứu có tác dụng làm ấm kinh, ôn trung, trừ hàn thấp, điều trị tâm bụng lạnh đau, chuyển gân, phong thấp, nôn máu, kinh nguyệt không đều, tiết tả, tiêu chảy có máu. Ngoài ra nước sắc dược liệu còn giúp tránh phong hàn, lợi phong khí, sinh cơ nhục, ngừng đau bụng an thai.
Chườm ấm với ngải cứu (độc vị hoặc dùng kết hợp) giúp thư giãn gân cốt, đả thông kinh mạch, giảm đau, tăng khả năng phục hồi khớp xương hư tổn, kích thích tăng tiết dịch và giảm co cứng. Từ đó giúp tăng khả năng vận động cho người bệnh, thư giãn dây thần kinh và mô mềm quanh cột sống.
Sử dụng ngải cứu giúp hỗ trợ điều trị bệnh và mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả điều trị của dược liệu còn tùy thuộc vào tình trạng, khả năng đáp ứng và yếu tố cơ địa. Đối với những trường hợp nhẹ và có đáp ứng tốt, cơn đau và các triệu chứng đi kèm thường có xu hướng thuyên giảm sau 1 tuần áp dụng (đặc biệt là biện pháp chườm đắp).
Đối với những trường hợp nặng, có hẹp ống sống và chèn ép rễ thần kinh, việc sử dụng ngải cứu thường không đạt hiệu quả. Vì thế người bệnh cần tiến hành kiểm tra, chẩn đoán xác định và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp.
Hướng dẫn chữa gai cột sống bằng ngải cứu đúng cách
Để điều trị gai cột sống, người bệnh có thể sử dụng ngải cứu bằng nhiều cách. Dưới đây là các cách thông dụng, có khả năng cải thiện cơn đau và kiểm soát bệnh lý:
1. Chữa gai cột sống bằng cách chườm nóng với lá ngải cứu
Cách chườm nóng với lá ngải cứu chữa gai cột sống có thể mang đến công dụng và nhiều lợi ích dưới đây:
- Kích thích lưu thông máu, tăng quá trình trao đổi chất quanh cột sống
- Tăng khả năng chữa lành khớp xương tổn thương, hạn chế gai xương gia tăng kích thước
- Giảm đau và giảm mức độ nhạy cảm của cột sống
- Hạn chế co cứng, tăng khả năng vận động cho người bệnh
- Giảm viêm, sưng
- Thư giãn cơ, cột sống và mô mềm bao quanh
- Thư giãn dây thần kinh, hỗ trợ giải nén.
Hướng dẫn chữa gai cột sống bằng cách chườm nóng với lá ngải cứu
Nguyên liệu:
- 100 gram ngải cứu
- 1 bát giấm nuôi.
Cách thực hiện:
- Mang lá ngải cứu rửa sạch và để ráo
- Cho ngải cứu vào cối, giã nhuyễn và trộn cùng với một ít giấm nuôpi
- Cho hỗn hợp vào chảo, xào nóng trong 2 phút
- Lót 1 miếng vải mỏng lên lưng, đợi hỗn hợp nguội bớt, đổ chồng hỗn hợp lên miếng vải
- Thư giãn trong 30 phút để các nguyên kiệu nguội hẳn
- Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày. Nên chườm đắp liên tục 5 ngày để cải thiện các triệu chứng.
2. Cách dùng ngải cứu kết hợp lá lốt và muối hạt chữa gai cột sống
Các hoạt chất trong lá lốt có khả năng kháng viêm, giảm sưng đỏ và kích thích chữa lành tổn thương. Ngoài ra lá lốt có tính ấm, dùng nước sắc có tác dụng trừ phong hàn, tê thấp, hỗ trợ mài mòn mỏm xương dư thừa. Chườm nóng với lá lốt có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, tăng lưu thông máu về đốt sống hư tổn, giảm nguy cơ thoái hóa cột sống và gai cột sống tiến triển.
Muối hạt có khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm đau và chống viêm mạnh. Dùng kết hợp với lá lốt và ngải cứu có tác dụng kích thích tăng dịch nhày, giảm co cứng, làm dịu sưng đau và cải thiện chức năng xương khớp.
Hướng dẫn cách dùng ngải cứu kết hợp lá lốt và muối hạt chữa gai cột sống
Nguyên liệu:
- 50 gram lá ngải cứu
- 50 gram lá lốt
- Nửa chén muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và ngải cứu, để ráo
- Cho lá lốt, ngải cứu và muối hạt vào chảo, xào nóng
- Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch, chườm đắp lên khu vực có gai xương
- Xào nóng và chườm lại sao khi nguyên liệu nguội hẳn
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Kiên trì đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
3. Cách điều trị gai cột sống bằng nước lá ngải cứu
Tác dụng:
- Duy trì sức khỏe, độ bền và chức năng xương khớp
- Giảm tê bì tay chân, đau nhức xương khớp
- Giảm đau lưng, tăng cường chức năng vận động cho người bệnh
- Phòng ngừa và giảm viêm
- Thư giãn và tăng cường sức cơ
- Hỗ trợ điều trị gai cột sống, thoái hóa cột sống cổ – lưng, phòng ngừa tê bại
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Kích thích tiêu hóa, kiểm soát căng thẳng.
Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu.
Thực hiện cách 1: Dùng ngải cứu khô
- Rửa sạch ngải cứu, phơi khô
- Mỗi lần lấy 15 gram ngải cứu khô nấu với 500ml nước lọc
- Đợi nước thuốc cạn còn 300ml, lọc lấy nước, uống như trà
- Hoặc cho ngải cứu khô vào ấm
- Thêm 500ml nước đun sôi, đậy kín nắp và hãm trong 20 phút
- Uống hết nước thuốc khi còn ấm nóng
- Mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 10 ngày.
Thực hiện cách 2: Dùng ngải cứu tươi
- Rửa sạch 30 gram ngải cứu tươi
- Cho ngải cứu vào cối, giã nát và vắt lấy nước cốt
- Uống hết một lần
- Hoặc đun sôi ngải cứu với 600ml nước lọc
- Sau 20 phút, lọc lấy nước
- Uống hết thuốc khi còn ấm nóng
- Uống thuốc mỗi ngày 1 lần, liên tục 10 ngày để cải thiện tình trạng.
4. Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu, chanh và vỏ bưởi
Chanh giàu vitamin C, có tác dụng kháng viêm, giảm nhiễm khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Vì thế thường xuyên uống nước cốt chanh có thể giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cột sống khỏi tổn thương bởi gốc tự do. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng hỗ trợ mài mòm mỏm xương dư thừa, giảm chèn ép dây thần kinh, hạn chế thoái hóa thần kinh và gai cột sống tiến triển.
Vỏ bưởi có vị đắng, cay, tính bình, mùi thơm, có tác dụng hóa đờm, trừ phong, tiêu phù thũng, tiêu báng tích. Ngoài ra vỏ bưởi chứa vitamin A, vitamin C, các men peroxydaza, amylaza, pectin, naringin, hesperidin… có tác dụng tăng đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể, làm đẹp da, chữa ho có đờm, giảm đau và tăng độ bền xương khớp.
Do đó, nếu gai cột sống gây đau nhức, kèm viêm và nhiều triệu chứng khó chịu khác, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu, chanh và vỏ bưởi để giảm triệu chứng và tăng khả năng kiểm soát bệnh.
Hướng dẫn cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu, chanh và vỏ bưởi
Nguyên liệu:
- 200 gram ngải cứu
- 1 kg chanh phơi khô bỏ hạt
- 2 quả bưởi
- 1 lít rượu trắng
- 200 gram đường phèn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo
- Rửa sạch, gọt lấy vỏ bưởi, cắt nhỏ
- Lần lượt sao vàng chanh, vỏ bưởi và ngải cứu, sao đó phơi nắng một ngày
- Đựng nguyên liệu trong lọ thủy tinh, thêm đường phèn và rượu trắng. Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát
- Mỗi ngày lấy 20ml rượu thuốc để uống. Nên uống sau bữa ăn để giảm kích thích dạ dày
- Để sớm cải thiện triệu chứng, người bệnh nên kiên trì trong 20 ngày.
5. Cách dùng ngải cứu và mật ong điều trị gai cột sống
Khi bị gai xương do thoái hóa cột sống, đau nhức kèm theo tê bì, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu và mật ong để kiểm soát tình trạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật ong nguyên chất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những thành phần này có khả năng làm chậm tiến độ thoái hóa cột sống, hạn chế gai xương phát triển nhanh và tăng kích thước, hỗ trợ xoa dịu và giải nén dây thần kinh tổn thương.
Ngoài ra thường xuyên sử dụng mật ong còn giúp người bệnh giảm đau, duy trì chức năng hệ xương khớp, giảm viêm, nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hướng dẫn cách dùng ngải cứu và mật ong điều trị gai cột sống
Nguyên liệu:
- 200 gram ngải cứu
- 2 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch ngải cứu
- Cho ngải cứu vào cối, giã nát và vắt lấy nước cốt
- Thêm mật ong nguyên chất vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều
- Uống hết một lần. Nên uống ngay sau khi thực hiện, tránh để lâu
- Mỗi ngày uống ngải cứu – mật ong 1 lần, kiên trì trong 10 ngày để sớm kiểm soát tình trạng.
6. Cách kiểm soát bệnh gai cột sống bằng ngải cứu và củ thạch xương bồ
Trong Y học cổ truyền, ngải cứu thường được sử dụng kết hợp với củ thạch xương bồ để giảm triệu chứng, ngăn gai cột sống tiến triển. Thạch xương bồ (Rhizome Acori graminei.) có tính ôn, vị cay, quy vào ba kinh Tâm, Tỳ và Bàng quang. Loại thảo dược này có tác dụng hóa thấp hòa vị, khai khiếu ninh thần, bổ ngũ tạng, điều trị phong hànbg thấp tý, ù tai, đau.
Khi sử dụng kết hợp, ngải cứu và củ thạch xương bồ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, kiểm soát tâm trạng, ổn định tinh thần, thư giãn cột sống và mô mềm tổn thương. Đồng thời tăng lưu lượng máu, nâng cao độ bền và duy trì sức khỏe xương khớp.
Hướng dẫn cách kiểm soát bệnh gai cột sống bằng ngải cứu và củ thạch xương bồ
Nguyên liệu:
- 50 gram lá ngải cứu
- 50 gram củ thạch xương bồ.
Cách thực hiện:
- Lần lượt rửa sạch ngải cứu và củ thạch xương bồ
- Cắt nhỏ nguyên liệu vào sao vàng trong chảo nóng
- Đựng nguyên liệu trong túi vải, buộc lại
- Dùng túi vải chườm nóng lên những khu vực bị đau do gai xương
- Khi nguyên liệu nguội, sao nóng và xào thêm 1 lần nữa
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. Người bệnh cần kiên trì áp dụng trong 10 ngày để giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác.
Lưu ý an toàn:
- Không nên sử dụng thạch xương bồ cho những trường hợp hoạt tinh, huyết hư kém, âm hư và ra nhiều mồ hôi.
7. Cách chữa gai cột sống bằng món ăn từ ngải cứu
Bệnh nhân bị gai cột sống có thể thêm ngải cứu vào thực đơn ăn uống để cải thiện tình trạng. Bởi thường xuyên ăn ngải cứu có thể mang đến nhiều lợi ích sau:
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng
- Duy trì sức khỏe xương khớp, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương
- Hạn chế gai xương tăng kích thước, làm chậm thoái hóa cột sống
- Làm dịu dây thân kinh và mô mềm quanh cột sống tổn thương
- Giảm đau nhức, tê bì, viêm
- Duy trì độ linh hoạt, tăng khả năng vận động.
Hướng dẫn cách chữa gai cột sống bằng món ăn từ ngải cứu
Nguyên liệu:
- Một nắm lá ngải cứu
- 2 quả trứng gà ta.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu, cắt khúc khoảng 1cm và để ráo nước
- Đập trứng vào tô lớn, thêm ngải cứu, gia vị và khuấy đều tay
- Chiên chín hoặc mang hỗn hợp hấp cách thủy trong 20 phút
- Ăn nóng với cơm trắng
- Người bệnh nên ăn món trứng – ngải cứu hấp cách thủy 2 lần/ tuần. Kiên trì trong nhiều tuần để tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh gai cột sống.
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu cần lưu ý những gì?
Trước khi chữa gai cột sống bằng ngải cứu, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe và tham vấn y khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng hiệu quả, các phương pháp điều trị hỗ trợ (nếu có).
Một số lưu ý khác:
- Chỉ nên sử dụng ngải cứu khi có triệu chứng nhẹ, bệnh mới phát, không có chèn ép thần kinh tủy sống. Đối với trường hợp nặng, người bệnh nên dùng thuốc kết hợp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.
- Để tránh gây ngộ độc, người bệnh không nên lạm dụng ngải cứu, không tự ý kết hợp ngải cứu với các loại thuốc tây.
- Nên thận trọng khi dùng ngải cứu (dạng thuốc uống) cho phụ nữ có thai, bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan nặng, rối loạn đường ruột, phụ nữ cho con bú, những người có sức khỏe suy yếu.
- Rửa sạch lá ngải cứu với nước muối trước khi dùng áp dụng bài thuốc uống.
- Thận trọng khi dùng bài thuốc đắp để tránh gây bỏng da.
- Ngải cứu tương đối an toàn và thương không gây bất thường trong quá trình điều trị. Tuy nhiên nếu có rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến thần kinh, người bệnh nên ngừng sử dụng ngải cứu và áp dụng các cách xử lý thích hợp.
- Không dùng thêm ngải cứu nếu không cảm nhận hiệu quả sau 10 ngày áp dụng. Đối với trường hợp này, người bệnh nên hỏi bác sĩ về cách chữa bệnh thích hợp hơn.
- Các bài thuốc uống cần được sử dụng ngay để đảm bảo tính hiệu quả. Không nên để thuốc quá lâu hoặc để qua đêm.
- Nên uống nhiều nước khi sử dụng ngải cứu điều trị gai cột sống.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được hỗ trợ nếu có vấn đề xảy ra.
Chườm đắp và uống nước sắc/ nước cốt ngải cứu có thể giúp người bệnh giảm đau, hạn chế viêm, sưng, co cứng và cải thiện vấn đề liên quan đến gai cột sống. Mặt khác thảo dược này tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên để đảm bảo tối đa mức độ an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên tham vấn y khoa trước khi dùng.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!