6 Cách Chữa Gai Gót Chân Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bệnh có thể áp dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, ngăn bệnh tiến triển theo thời gian. Bởi những thành phần trong loại thảo dược này là các hoạt chất kháng viêm và giảm đau, có tác dụng thư giãn, xoa dịu cảm giác đau nhức, sưng và viêm ở gót và vòm chân. Tuy nhiên cần thực hiện đúng cách và kiên trì để sớm đạt hiệu quả tối đa.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt
Hướng dẫn cách chữa gai gót chân bằng lá lốt, công dụng và một số lưu ý

Lá lốt có chữa gai gót chân được không?

Gai gót chân là bệnh lý thường gặp, thể hiện cho tình trạng lắng tụ canxi ở gót chân hoặc/ và vòm bàn chân. Khi hình thành, gai xương xuất hiện ở mặt dưới hoặc phía sau của gót chân. Sau khi gia tăng kích thước, nó có thể làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác thuộc bàn chân. Từ đó gây đau nhức âm ỉ, viêm, sưng, gót chân nhô ra kèm theo cảm giác nóng rát xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

Để giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển, người bệnh có thể áp dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt. Với những hoạt chất và đặc tính có lợi, lá lốt có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị.

Theo Y học cổ truyền, toàn cây lá lốt có tính ấm, vị cay và mùi thơm. Chườm đắp có thể giúp giảm sưng và viêm, giãn mạch, tăng lưu thông máu và thư giãn các dây thần kinh. Từ đó giúp làm dịu cơn đau và cải thiện khả năng vận động. Khi dùng trong, lá lốt có tác dụng hạ khí, ôn trung tán hàn và chỉ thống.

Chính vì thế lá lốt thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh gai gót chân (sưng, đau, viêm, đỏ…) và một số bệnh cơ xương khớp khác. Cụ thể như: Tay chân lạnh, tê bại, phong hàn thấp, bàn chân tê buốt, đau lưng sưng khớp gối, đau nhức xương, phong thấp, nhức mỏi cơ khớp.

Ngoài ra lá lốt còn được dùng để điều trị các rối loạn ở hệ tiêu hóa, thận và bàng quang lạnh, đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, đau răng, phù thũng, ra nhiều mồ hôi ở tay và chân…

Lá lốt khá lành tính, việc sử dụng có thể mang đến độ an toàn cao, giúp cải thiện tốt các triệu chứng. Tuy nhiên loại thảo dược này không phù hợp với những người có cơ địa nóng trong, thường xuyên bị nhiệt miệng, táo bón.

Xem thêm: 7 cách trị gai gót chân tại nhà hiệu quả nên áp dụng

Lá lốt có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh gai gót chân
Lá lốt có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gai gót chân như sưng, đau nhức, viêm, đỏ…

Hướng dẫn cách chữa gai gót chân bằng lá lốt

Với độ an toàn và những lợi ích nêu trên, người bệnh có thể yên tâm áp dụng các cách trị gai gót chân bằng lá lốt để giảm nhẹ các triệu chứng. Dưới đây là những lựa chọn thích hợp và cách thực hiện:

1. Cách ngâm chân với lá lốt chữa gai gót chân

Ngâm chân với nước lá lốt ấm giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn máu, thư giãn khớp xương và các dây thần kinh. Từ đó làm dịu nhanh cảm giác đau nhức và tê bì chân tay, giúp người bệnh thư giãn và dễ ngủ.

Ngoài ra cách ngâm chân với lá lốt chữa gai gót chân còn có tác dụng giảm sưng, viêm tại những vị trí bị ảnh hưởng. Điều này giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm lá lốt với nước muối trong 10 phút
  • Cho lá lốt vào nồi chứa 2 lít nước (có thể thêm vào một ít muối hạt)
  • Đun sôi trong 10 phút
  • Cho nước ra chậu và đợi nước thuốc nguội bớt
  • Ngâm chân trong nước lá lốt ấm từ 15 – 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Có thể bạn quan tâm: Cách dùng xương rồng trị gai gót chân hiệu quả, lành tính

Cách ngâm chân với lá lốt chữa gai gót chân
Cách ngâm chân với lá lốt chữa gai gót chân giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau, thư giãn khớp xương và các dây thần kinh

2. Chữa gai gót chân bằng cách chườm nóng với lá lốt

Đây là cách chữa gai gót chân bằng lá lốt được nhiều người áp dụng. Trong khi chườm ấm, nhiệt độ cao có thể giúp kích thích lưu thông máu, nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp tổn thương, giảm tê bì và đau nhức.

Ngoài ra thường xuyên chườm ấm với lá lốt còn giúp cải thiện triệu chứng sưng, viêm ở gót chân và vòm chân. Đồng thời tăng khả năng vận động, giúp đi lại dễ dàng.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
  • Cho lá lốt và muối hạt vào chảo, sao nóng trong 2 phút
  • Để hỗn hợp nguội bớt và bọc trong khăn mềm
  • Dùng khăn này chườm lên vị trí đang bị đau nhức
  • Khi lá lốt nguội, có thể sao nóng và chườm thêm một lần nữa
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần. Sau 7 ngày có thể nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

3. Cách chữa gai gót chân bằng nước sắc lá lốt

Cách chữa gai gót chân bằng nước sắc lá lốt rất đơn giản và dễ thực hiện. Khi dùng cách này, các hoạt chất trong lá lốt có thể dễ dàng thấm sâu và và phát huy tác dụng, hỗ trợ loại bỏ căn nguyên và ngăn gai xương gót chân tiếp tục phát triển. Ngoài ra thường xuyên uống nước sắc lá lốt cũng giúp cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá lốt non.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Cho lá lốt vào nồi, thêm 400ml nước lọc
  • Sắc trong 20 phút
  • Lọc lấy nước sắc lá lốt, bỏ bã
  • Uống hết nước sắc lá lốt khi còn ấm nóng hoặc chia thành 2 lần uống trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 lần, kiên trì trong 20 ngày sẽ nhận thấy gai gót chân và các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa gai gót chân bằng nước sắc lá lốt
Cách chữa gai gót chân bằng nước sắc lá lốt giúp hỗ trợ loại bỏ căn nguyên và giảm nhẹ triệu chứng

4. Cách chữa bệnh gai gót chân bằng lá lốt và hạt đu đủ

Để điều trị gai gót chân và những triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể sử dụng lá lốt kết hợp với hạt đu đủ. Cách chữa bệnh này có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng sưng, viêm, xoa dịu và hạn chế đau nhức khi đi lại hoặc vận động.

Ngoài ra những hoạt chất có trong hạt đu đu cùng với hoạt chất kháng viêm và giảm đau của lá lốt có thể giúp ngăn bệnh gai gót chân tiến triển. Đồng thời làm dịu phản ứng viêm và ngăn các bất thường xảy ra trong tương lai.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi
  • Một muỗng hạt đu đủ già (đã bỏ lớp màng ngoài)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và đu đủ, ngâm trong nước muối khoảng 15 phút
  • Cho lá lốt và đu đủ vào chảo, sao khô trong 15 phút
  • Dùng túi vải bọc gọn hỗn hợp và chườm lên vị trí bị gai gót chân. Khi nguội, có thể sao lại và chườm thêm một lần nữa
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày
  • Kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

5. Cách trị gai gót chân bằng lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, khi chườm nóng có tác dụng giãn mạch, thư giãn dây thần kinh và khớp xương, tăng lưu thông khí huyết. Đồng thời giảm viêm, sưng, tê bì và đau nhức xương khớp.

Cây cứt lớn có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng, trừ sỏi, cầm máu và giảm nhẹ các tình trạng viêm. Vì thế dùng kết hợp lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn có thể giúp bệnh nhân bị gai gót chân giảm nhẹ triệu chứng và góp phần đẩy lùi bệnh.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt
  • Một nắm ngải cứu
  • Một nắm cây cứt lợn

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn. Ngâm thảo dược trong nước muối từ 10 – 15 phút
  • Thái nhỏ và giã nát các dược liệu, trộn đều
  • Dùng vải mỏng bọc hỗn hợp và đắp lên gót chân đang bị sưng đau
  • Sau 30 phút, rửa sạch chân với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
  • Hoặc cho hỗn hợp vào 2 lít nước ấm nóng. Dùng nước này để ngâm chân trong 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách trị gai gót chân bằng lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn
Điều trị gai gót chân và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu bằng lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn

6. Cách chữa gai gót chân bằng món ăn từ lá lốt

Để sớm khắc phục tình trạng, người bệnh có thể áp dụng cách chữa gai gót chân bằng món ăn từ lá lốt. Việc đa dạng các món ăn chứa lá lốt có thể giúp bạn tăng cường bổ sung những thành phần thiết yếu cho quá trình điều trị như canxi, vitamin D, vitamin C… Từ đó cung cấp dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng hệ xương chắc khỏe, kháng viêm và giảm đau.

Ngoài ra những món ăn từ lá lốt còn cung cấp các thành phần cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Đồng thời kiểm soát căn nguyên gây gai xương gót chân và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe khác.

Một số món ăn giúp hỗ trợ điều trị gai gót chân hiệu quả:

Trứng chiên lá lốt

Nguyên liệu:

  • 5 – 7 lá lốt
  • 2 quả trứng gà

Cách thực hiện:

  • Rửa lá lốt thật sạch, để ráo nước và thái nhỏ
  • Cho trứng ra tô, nêm nếm gia vị, thêm lá lốt
  • Đánh đều tay để lòng đỏ trứng tan ra
  • Chiên trứng với một lượng dầu vừa đủ đến khi hai mặt trứng chín vàng đều
  • Ăn nóng trứng chiên lá lốt với cơm
  • Ăn 1 – 2 lần mỗi tuần để cung cấp dinh dưỡng, sớm cải thiện tình trạng.

Bò cuộn lá lốt

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi
  • Thịt bò

Cách thực hiện:

  • Sơ chế thịt bò, băm nhuyễn ướp gia vị trong 20 phút
  • Rửa sạch lá lốt và để ráo
  • Trụng nhanh lá lốt qua nước sôi (từ 1 – 2 giây) để lá lốt mềm ra
  • Cho một lượng vừa đủ thịt bò vào phần giữa của lá lốt và cuộn tròn. Sau đó mang đi nướng hoặc chiên
  • Ăn nóng. Mỗi tuần 2 lần.
Bò cuộn lá lốt
Bò cuộn lá lốt chứa đầy đủ dinh dưỡng giúp cải thiện hệ xương khớp, tăng độ chắc khỏe, kháng viêm và giảm đau

Lưu ý khi chữa gai gót chân bằng lá lốt

Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt:

  • Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt cần được thực hiện đều đặn và đúng cách để sớm cảm nhận được hiệu quả điều trị.
  • Tương tự như những cách chữa bệnh theo dân gian, hiệu quả chữa gai gót chân của lá lốt còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và yếu tố cơ địa. Ngoài ra hiệu quả chữa bệnh thường đến chậm. Vì thế việc kiên trì áp dụng các cách chữa bệnh là điều cần thiết. Nên thực hiện tối thiểu 10 ngày.
  • Nếu các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày áp dụng cách chữa bệnh từ lá lốt hoặc đau, viêm hoặc sưng tăng dần theo thời gian, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn hướng điều trị thích hợp hơn.
  • Những cách chữa gai gót chân bằng lá lốt chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ và vừa. Những trường hợp nặng nên áp dụng phương pháp chuyên sâu hơn.
  • Lá lốt là một loại thảo dược lành tính. Tuy nhiên không lạm dụng các cách chữa bệnh từ loại thảo dược này để tránh phát sinh tác dụng phụ trong thời gian điều trị.
  • Lá lốt có tính ấm. Vì thế những người bị nóng trong, thường xuyên bị nhiệt miệng, táo bón không nên ăn hoặc uống nước lá lốt.
  • Nên ngừng áp dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt nếu có những dấu hiệu bất thường như đau quặn bụng, buồn nôn, táo bón, rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu…
  • Trong thời gian sử dụng lá lốt điều trị gai gót chân, người bệnh nên vận động đúng cách, đi dép phù hợp, ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để góp phần điều trị bệnh lý.

Nhìn chung những cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đều mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị, giúp giảm đau, sưng và viêm, cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên lá lốt cần được sử dụng đúng cách và kiên trì áp dụng để sớm đạt hiệu quả điều trị tối đa.

Tham khảo thêm: Bị gai gót chân nên đi dép như thế nào? Các mẫu tốt

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua