Cách Dùng Cây Lá Cẩm Trị Gai Cột Sống Và Lưu Ý Cần Biết
Dùng cây lá cẩm trị gai cột sống là bài thuốc dân gian phổ biến, có cách thực hiện đơn giản và nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về phương pháp này, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Công dụng của cây lá cẩm
Cây lá cẩm hay còn gọi là lá nếp cẩm, là cây thân thảo, thường được sử dụng để tạo màu tím cho các món xôi, chè. Bên cạnh đó, cây lá cẩm cũng được sử dụng trong Đông y và các mẹo dân gian với công dụng chính là thanh nhiệt, chỉ huyết, giải độc, giảm đau, tiêu thũng, thường dùng trong các bài thuốc viêm cột sống, bong gân, căng cơ, viêm phế quản, ly, nôn ra máu hoặc hình thành các ổ tụ máu trong cơ thể.
Ngoài ra, ở Trung Quốc, cây lá cẩm được sử dụng để kiểm soát chứng kinh phong ở trẻ em, lao hạch, thấp khớp, viêm họng, mụn nhọt và viêm đường tiết niệu.
Cây lá cẩm có chứa pyrano peonidin và pelargonidin, lá tươi có vị ngọt nhạt, dạng dược liệu có vị đắng, tính bình. Dược liệu có thể dùng đắp ngoài ra, sắc thành thuốc để uống, tán bột hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác chế biến thành món ăn nâng cao sức khỏe.
Tuy nhiên, cây lá cẩm có độc tố, do đó không nên dùng nhiều và nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh các rủi ro phát sinh.
Cây lá cẩm trị gai cột sống có hiệu quả không?
Theo các nghiên cứu, cây lá cẩm có chứa nhiều hợp chất Anthocyanin, một chất hữu cơ quan trọng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Do đó, cây lá cẩm thường được dùng trong các bài thuốc điều trị viêm, đau nhức do gai cột sống, thoái hóa cột sống hoặc nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh.
Công dụng chính của cây lá cẩm trong việc điều trị gai cột sống bao gồm:
- Chống viêm
- Kháng khuẩn
- Giảm đau
- Bảo vệ các tế bào và cột sống khỏi các tác nhân gây hại
- Giúp người bệnh hoàn thành các chương trình tập thể dục, vận động, phục hồi chức năng
Việc dùng cây lá cẩm trị gai cột sống là mẹo dân gian và chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh phương pháp này. Do đó, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Y học cổ truyền và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Cách dùng cây lá cẩm trị gai cột sống hiệu quả và an toàn
Để dùng cây lá cẩm trị gai cột sống, người bệnh có thể tham khảo 2 cách đơn giản mà hiệu quả như:
1. Chườm cây lá cẩm lên vùng đau
Cây lá cẩm có thể dùng ngoài da, chườm lên các vị trí đau để kích thích tăng cường tuần hoàn máu, các chất dinh dưỡng, từ đó kiểm soát các triệu chứng gai cột sống. Ngoài ra, chườm lá cẩm cũng mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn tinh thần, giảm stress và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Dùng 3 – 4 lá cẩm tươi, mang đi rửa sạch và để ráo nước
- Giã nát lá cẩm cùng một lượng muối vừa đủ, sau đó đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi lá khô và ráo hết nước là được
- Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng, chườm lên khu vực cột sống bị đau nhức
- Có thể thực hiện phương pháp này nhiều lần mỗi ngày, kiên trì đến khi các triệu chứng được cải thiện.
2. Bài thuốc từ lá cẩm và trứng gà ta
Lá cẩm kết hợp với trứng gà ta là bài thuốc điều trị gai cột sống phổ biến, hiệu quả cao và được nhiều người bệnh tin tưởng, áp dụng. Bài thuốc này có thể giúp kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh cũng như giúp người bệnh chuyển động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích, lá cẩm có độc tố, do đó người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn để tránh các tác dụng phụ phát sinh.
Bài thuốc kết hợp trứng gà và cây lá cẩm trị gai cột sống được thực hiện như sau:
- Dùng một nắm lá cẩm, rửa sạch, để ráo nước và chia thành ba phần bằng nhau, dùng trong ngày
- Luộc ba quả trứng gà ta trong khoảng 5 – 6 phút, sao cho lòng đỏ vừa chín tới, khi luộc cần đảo đều để lòng đỏ nằm gọn bên trong lòng trắng
- Dùng ăn trứng lòng đào kết hợp với một phần lá cẩm đã chuẩn bị, dùng trước mỗi bữa ăn chính 1 giờ đồng hồ để đạt hiệu quả tốt nhất
- Thực hiện bài thuốc 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, chiều (hoặc tối)
- Kiên trì thực hiện bài thuốc liên tục trong một tháng hoặc lâu hơn để kiểm soát các triệu chứng
Bài thuốc này giúp kiểm soát các triệu chứng gai cột sống hiện tại, ngăn ngừa các gai mới hình thành, làm chậm quá trình lão hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi dùng lá cẩm trị gai cột sống
Cách dùng cây lá cẩm trị gai cột sống là phương pháp dân gian, chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả và độ an toàn, do đó người bệnh cần thận trọng khi áp dụng. Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần chú ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Thực hiện bài thuốc theo đúng hướng dẫn, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc vị thuốc để tránh các tác dụng phụ
- Kiên trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày đến khi các triệu thuyên giảm hoặc theo chỉ định của thầy thuốc
- Nên chọn các lá cẩm tươi, không quá già, không quá non, tránh các lá úa, úng hoặc biến chất
- Nên chọn trứng gà ta với bài thuốc kết hợp, điều này giúp nâng cao hiệu quả giảm đau, chống viêm cũng như hỗ trợ bồi bổ sức khỏe tổng thể
- Cách dùng cây lá cẩm trị gai cột sống chỉ phù hợp với các trường hợp gai cột sống nhẹ, không có dấu hiệu biến chứng và không gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động linh hoạt của người bệnh
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất, nghỉ ngơi phù hợp và tập thể dục thường xuyên để nâng cao hiệu quả điều trị, cũng như ngăn ngừa các triệu chứng gai cột sống tái phát
- Theo dõi phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình sử dụng bài thuốc và thông báo với thầy thuốc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn
Cách dùng cây lá cẩm trị gai cột sống tương đối phổ biến, hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như sử dụng bài thuốc đúng công thức để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, hãy hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!