Tìm hiểu cách điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser dựa trên nền tảng Y học cổ truyền và kết hợp với kỹ thuật Y học hiện đại, nhằm đả thông kinh lạc, giảm đau, chống viêm và phục hồi khả năng vận động linh hoạt của người bệnh. Điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser
Trị gai cột sống bằng châm laser là sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả

Châm laser là gì?

Châm laser là phương pháp kết hợp, sử dụng các tia laser công suất thấp (dưới 250 milliwatt) tác động vào các huyệt theo hệ thống kinh lạc trong Đông y. Điều này giúp tăng cường khí huyết, hỗ trợ cân bằng năng lượng, khó trong cơ thể, từ đó kiểm soát các triệu chứng đau đớn, khó chịu cũng như phòng ngừa các triệu chứng tái phát.

Hiện tại châm laser là phương pháp phổ biến, thường được sử dụng kết hợp với điện châm tại nhiều vị trí khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. Thông thường châm laser được chỉ định cho các chứng đau, chẳng hạn như đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng, thoái hóa khớp, gai cột sống, đau thần kinh tọa và nhiều chứng đau đơn thuần khác. Trong một số trường hợp, châm laser được chỉ định để kiểm soát các chứng liệt nửa người do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như liệt do gai cột sống gây tổn thương các dây thần kinh.

Châm laser là phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, hiệu quả cao, nhanh chóng, ít tác dụng phụ. Phương pháp này cũng giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp này để tránh các rủi ro phát sinh.

Điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser có tác dụng gì?

Châm laser giúp đưa ánh sáng xuyên qua da, đi vào các mô, từ đó làm nóng các mạch máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cơ bắp thư giãn. Ngoài ra, châm laser cũng giúp kiểm soát tình trạng căng cơ, đau cột sống, cứng khớp và mệt mỏi tổng thể ở người gai cột sống.

điều trị gai cột sống bằng laser
Điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser giúp kiểm soát cơn đau, chống viêm và nâng cao sức khỏe tổng thể

Trong biện pháp này, chùm tia laser sẽ xâm nhập vào da với nhiều bước sóng khác nhau, tập trung kích thích lên các huyệt vị, từ đó điều chỉnh các rối loạn sức khỏe. Khi ở mức độ tế bào, chùm sáng laser sẽ được hấp thụ bởi các chuỗi hô hấp ở trong ti thể. Điều này giúp kích thích cơ thể sản xuất ATP và ổn định màng tế bào, từ đó cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát cơn đau ở cột sống và chữa lành các tổn thương.

Một số lợi ích và công dụng của phương pháp châm laser trị gai cột sống như sau:

  • Giảm đau nhanh chóng, hiệu quả mà không gây tổn thương da như châm cứu truyền thống hoặc điện châm.
  • Không gây đau đớn, chảy máu và các tổn thương ngoài da.
  • Phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người chịu đau kém.
  • Có thể tác động lên nhiều vị trí cơ thể khác nhau, giúp kiểm soát cơn đau, nâng cao sức khỏe tổng thể và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Quy trình điều trị gai cột sống bằng laser như thế nào?

Để phương pháp chữa gai cột sống bằng châm laser đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo quy trình thực hiện như sau:

1. Chuẩn bị

Người châm laser:

  • Bác sĩ, Y sĩ, người có đào tạo chuyên sâu về ngành Y học cổ truyền và có chứng chỉ thăm khám, điều trị bằng Y học cổ truyền

Thiết bị:

  • Máy laser công suất thấp phù hợp
  • Kính chắn bảo vệ mắt cho người thực hiện và bệnh nhân

Người bệnh:

  • Thăm khám, lập hồ sơ, xác định mức độ nghiêm trọng của gai cột sống theo quy định.
  • Có thể nằm ngửa, nằm sấp hoặc ngồi để bộc lộ tốt nhất các huyệt cần tác động

2. Tiến hành châm laser

Trong mỗi liệu trình châm laser điều trị gai cột sống, chỉ có 4 – 10 huyệt cần được tác động. Thầy thuốc sẽ tiến hành kiểm tra cơn đau, các dấu hiệu, tác động các huyệt và và xây dựng phác đồ phù hợp. Sau khi xác định các huyệt, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chiếu điểm (tức là chiếu tia thẳng hàng với huyệt) và giữ yên trong một thời gian để kiểm soát cơn đau và viêm.

Các huyệt và liều lượng điều trị được xác định vào từng loại huyệt, tình trạng bệnh lý, sức khỏe tổng thể của người bệnh. Liều lượng được tính bằng đơn vị J/cm2. Các huyệt và liều lượng phổ biến bao gồm:

  • A thị huyệt: 1 – 2  J/cm2
  • Giáp tích: 2 – 4  J/cm2
  • Các huyệt ở người lớn: 1 – 3  J/cm2
  • Các huyệt ở trẻ em: 0.5 – 1.5  J/cm2

Thông thường, điều trị gai cột sống bằng laser thường mất khoảng 15 – 30 phút mỗi lần, mỗi ngày một lần. Tùy thuộc vào tình trạng cấp tính hay mãn tính, liệu trình có thể kéo dài 5 – 10 ngày hoặc 1 – tuần. Ngoài ra, người bệnh có thể cần điều trị nhiều liều trình để nâng cao hiệu quả điều trị.

3. Theo dõi sau điều trị

Sau khi thực hiện châm laser, người bệnh được yêu cầu nghỉ tại phòng chờ. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ quan sát, đánh giá toàn trạng của người bệnh và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Phương pháp này một số tai biến, chẳng hạn như xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, ngứa da, thường xảy ra do cơ địa quá mẫn cảm với ánh sáng. Để kiểm soát tình trạng này, cần tắt máy laser, tạm ngừng điều trị trong 1 – 3 ngày, cho đến khi vùng da hết nóng rát và tấy đỏ.

Tại các vùng huyệt tác động bằng laser không được thoa dầu, mỡ, các loại gel, kem, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, khó chịu hoặc đau đớn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp, kịp thời.

Lưu ý điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser

Điều trị gai cột sống bằng châm laser phù hợp với mọi hầu hết các đối tượng bệnh, bao gồm trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phù hợp với một số đối tượng, chẳng hạn như:

  • Người bệnh động kinh
  • Bệnh nhân suy tim mất bù, rối loạn nhịp tim, suy động mạch vành
  • Người bệnh cường giáp

Ngoài ra, không được chiếu tia laser vào vùng thóp, đầu các xương dài ở trẻ vị thành niên, cạnh các tuyến nội tiết, tuyến giáp, tinh hoàn, tuyến vú, để tránh các tổn thương phát sinh.

Để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:

  • Thực hiện phương pháp châm laser tại cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ các thiết bị để đảm bảo hiệu quả cũng như xử lý kịp thời và rủi ro phát sinh
  • Không tự hiện liệu pháp tại cơ sở y tế kém chất lượng hoặc bởi các bác sĩ không được đào tạo chuyên môn
  • Thông báo với bác sĩ về các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe tổng thể và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất
  • Tránh ăn trước khi thực hiện phương pháp ít nhất là 4 giờ
  • Tránh các hoạt động nặng, lao động quá sức khỏe tạo áp lực lên các gai cột sống
  • Không sử dụng các chất kích thích, chẳng hạn như caffeine, rượu, bia, đồ uống có cồn, thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ sau khi châm laser
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Duy trì hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, đi dạo trong công viên, đạp xe hoặc tập thể dục dưới nước, điều này giúp nâng cao hiệu quả giảm đau và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại

Điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser được đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua