Thoái Hóa Cột Sống

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên môn: , Đau lưng, Loãng xương, Thoái hóa cột sống, Viêm đau khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính, tiến triển từ từ, thường xảy ra ở độ tuổi trung niên. Mức độ đau ngày một tăng dần khiến người bệnh bị hạn chế vận động, biến dạng cột sống. Vài năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống đang dần có xu hướng trẻ hóa và kéo theo nhiều biến chứng khó lường. Chính vì thế, người bệnh cần phát hiện và và chủ động điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng lớp sụn khớp mòn dần, các đầu xương đốt sống trực tiếp ma sát, va chạm với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm. Từ đó dẫn đến các chứng sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp do lượng dịch khớp tiết ra bị hạn chế. Ngoài ra, sự ma sát của các đầu xương với nhau cũng là nguyên nhân hình thành gai xương tại đây. Gai xương phát triển quá mức, tiếp tục cọ xát gây ảnh hưởng đến các đốt cột sống, rễ thần kinh và những mô mềm xung quanh.

Cột sống có cấu tạo gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau. Trong đó:

  • Các đốt sống L1 – L5 nằm ở khu vực thắt lưng là dễ bị thoái hóa nhất, được gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Các đốt sống C5 – C7 cũng rất dễ bị thương tổn dẫn đến thoái hóa, được gọi là thoái hóa cột sống cổ.

Ngoài ra, tuy hiếm khi xảy ra nhưng các đốt sống ngực ở vị trí T1 – T12 vẫn có nguy cơ bị thoái hóa.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống chủ yếu là hệ lụy của tuổi tác và tình trạng xương sống bị thương tổn lâu ngày. Đây cũng là nguyên nhân bệnh thường xảy ra ở những người có một số đặc điểm sau:

  • Người cao tuổi (tầm 50 – 60 trở lên)
  • Bị cong, vẹo cột sống
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, dễ xảy ra va chạm ở lưng, cổ dẫn đến chấn thương
  • Có tiền sử bị chấn thương nghiêm trọng, gãy đốt sống hoặc phẫu thuật ở lưng
  • Thoái hóa đĩa đệm cột sống: Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa, chức năng giảm xóc cũng dần mất đi. Khi đó, áp lực tác động lên cột sống tăng lên theo thời gian, dần dần gây thương tổn nặng nề và dẫn đến thoái hóa.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao gấp 5 lần người bình thường. Ngoài ra, chỉ số BMI ≥ 30 (béo phì) cũng là yếu tố gây ra chứng viêm hệ thống dạng nhẹ, góp phần hình thành bệnh thoái hóa xương sống.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cao hơn nam giới. Nồng độ estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có tác động tiêu cực tới sức khỏe xương khớp của phụ nữ. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống (spinal osteoarthritis) là một bệnh lý mãn tính do sự hao mòn của sụn với các đốt sống, dẫn đến sự thoái hóa của đĩa đệm và các khớp mặt. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh thoái hóa cột sống:

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ ở thắt lưng, kéo dài trong nhiều tuần.
  • Đau nhức vùng thắt lưng, cơn đau tăng lên khi vận động, cong người, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, đi kèm cơn đau co thắt cơ bắp.
  • Sốt, mệt mỏi, khó thở, co thắt dạ dày.
  • Yếu hoặc tê bì chân tay. Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.
  • Các cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây mất thăng bằng khi di chuyển hay tê liệt.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

  • Đau nhức, cứng cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm, vận động cổ khó khăn
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày
  • Triệu chứng đau có thể lan dần xuống một bên vai hoặc cánh tay.
  • Tê, yếu liệt bả vai, ngón tay hoặc cánh tay.
  • Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2 có thể bị nấc, ngáp, đau đầu, chóng mặt.
  • Sốt, mệt mỏi, khó thở, co thắt dạ dày.
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc đau vai.

Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách kịp thời, các đốt xương bị thoái hóa có thể kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, phổ biến nhất là các tình trạng sau:

  • Người bệnh thường mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, nguy cơ đột quỵ tăng
  • Huyết áp tăng giảm bất thường, có lúc giảm mạnh, khi lại tăng cao
  • Cản trở lưu thông máu tới não, gây ra rối loạn tiền, đau đầu, chóng mặt
  • Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh, gây đau nhức, co cơ, bại liệt
  • Gây mất kiểm soát vận động, khiến teo cơ, vận động khó khăn
  • Cấu trúc cột sống bị thay đổi ảnh hưởng tới sức khỏe toàn bộ cơ thể
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật khiến bệnh nhân mất kiểm soát đại tiểu tiện
  • Biến dạng cột sống, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt
  • Thị lực suy giảm, mắt sưng đau, sợ ánh sáng, thậm chí bị mù
  • Gây đau cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng cổ vai gáy
  • Người bệnh đối mặt với tình trạng đau nhức ngày càng tăng theo mức độ
  • Nguy cơ bại liệt, mất khả năng vận động, trở thành gánh nặng của gia đình

Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Thông thường, quy trình chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt xương sống gồm các bước như sau:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Trước tiên, bác sĩ sẽ thu thập các thông tin từ người bệnh:

  • Các triệu chứng khó chịu xảy ra khu vực nào, thời điểm bắt đầu?
  • Mức độ và tần suất diễn ra của các triệu chứng?
  • Cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Các triệu chứng trở nặng khi nào?
  • Bệnh sử của gia đình?

Sau đó, bác sĩ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể và cột sống bằng cách:

  • Kiểm tra tổng quát tư thế và quan sát vùng da xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
  • Dùng tay để kiểm tra các mô mềm, các cơ bị co thắt (nếu có)
  • Kiểm tra kỹ từng đoạn đốt sống
  • Đánh giá khả năng vận động của các khớp liên quan
  • Kiểm tra phản xạ của hệ thần kinh

Những thông tin này giúp bác sĩ thu hẹp nguyên nhân khiến gây bệnh. Tuy nhiên, để xác định chính xác một người có bị thoái hóa cột sống không, các chuyên gia có thể chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm hình ảnh và một số xét nghiệm bổ sung khác.

Chẩn đoán bằng xét nghiệm hình ảnh

Phương pháp này dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa cột sống, đồng thời loại bỏ những nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự. các biện pháp chẩn đoán bằng xét nghiệm hình ảnh có thể kể đến như:

  • Chụp X-quang: Kiểm tra khe khớp, tình trạng đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương.
  • Chụp CT: Cung cấp hình ảnh cột sống, đĩa đệm và gai xương chi tiết hơn so với phim X-quang.
  • Chụp MRI: Giúp bác sĩ quan sát các mô mềm, như: cơ bắp, đĩa đệm cột sống, dây chằng và gân.
  • Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT): Thường sử dụng đồng thời với chụp CT để xác định cụ thể vị trí đốt sống bị tổn thương.
Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng chụp X-quang
Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng chụp X-quang

Xét nghiệm chuyên sâu

Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu hay hút dịch tủy sống nhằm loại trừ các vấn đề sức khỏe liên quan như viêm đốt sống, nhiễm trùng hoặc ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Một trong những điều cần được người bệnh cần lưu ý là hiện nay không có biện pháp nào có thể chữa dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống. Thay vào đó, các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung giảm đau, cải thiện khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh dựa trên nhiều yếu tố như mức độ thoái hóa, bệnh sử,… trước khi đề xuất phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống phổ biến bao gồm:

Sử dụng thuốc kê toa

Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị thoái hóa cột sống:

  • Paracetamol hiệu quả trong điều trị đau nhức, khó chịu và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm.
  • Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (như ibuprofen, naproxen…) có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tiêu sưng. Đôi khi thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến dạ dày, thận và tim mạch.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ dạng kem, gel, miếng dán hoặc thuốc xịt có thể ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống trong. Mặc dù vậy, vẫn có một số tác dụng ngoài ý có khả năng xảy ra khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc giãn cơ giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ ở người bệnh thoái hóa cột sống. Tuy vậy, loại thuốc này chỉ mang tới hiệu quả tạm thời.
  • Thuốc giảm đau opioid thường chỉ kê đơn cho người bệnh bị đau lưng cấp tính hoặc không phù hợp với các thuốc khác do loại thuốc này có tính gây nghiện, đồng thời kèm theo một vài phản ứng phụ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hệ tiêu hóa.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc
Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc

Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp không thể thiếu trong mọi phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Chăm chỉ tập luyện đều đặn với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức mạnh và phục hồi vận động ở các cơ vùng cổ, lưng. Điều này có tác dụng duy trì chức năng của cột sống, giảm bớt áp lực lên đĩa đệm và các khớp đốt sống, qua đó giảm dần các triệu chứng khó chịu do bệnh thoái hóa cột sống.

Các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh tập với chuyên gia vật lý trị liệu chuyên nghiệp để được hỗ trợ xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp, hỗ trợ nâng cao sức bền, tăng biên độ vận động và rèn luyện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì thói quen tập luyện ở nhà sau khi chương trình tập vật lý trị liệu cùng chuyên gia kết thúc.

Phẫu thuật cột sống

Đây có thể xem như lựa chọn điều trị cuối cùng. Phương pháp phẫu thuật cột sống thường được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau ba tháng áp dụng
  • Bệnh nhân có biểu hiện bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống
  • Có dấu hiệu trượt đốt sống độ 3 – 4
  • Thương tổn nặng nề đĩa đệm, cần được thay đĩa đệm nhân tạo
  • Đau thần kinh tọa lâu ngày hoặc hẹp ống sống mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống

Các chuyên gia ít khi đề xuất phương pháp này bởi vì điều trị bệnh thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, chẳng hạn như xuất huyết nội, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh vĩnh viễn…

Phẫu thuật cột sống
Phẫu thuật cột sống

 

Bác sĩ tư vấn biện pháp khắc phục thoái hóa cột sống tại nhà

Mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi khi bệnh nhân thoái hóa cột sống thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau nhức dai dẳng. Một vài biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống:

  • Chườm ấm và chườm lạnh hàng ngày, đặc biệt là khi đau nhức
  • Chú trọng chất lượng giấc ngủ
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, vận động – nghỉ ngơi hợp lý
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Bài tập chữa thoái hóa cột sống

Tập thể dục vừa giúp cải thiện khả năng vận động, tính linh hoạt của các đốt sống vừa góp phần ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì. Các bài tập đơn giản, hỗ trợ chữa thoái hoá cột sống tại nhà có thể kể đến như:

  • Tư thế cây cầu
  • Bài tập co giãn cơ lưng
  • Tư thế rắn hổ mang
  • Bài tập xoay cổ
Hướng dẫn bài tập tư thế cây cầu
Hướng dẫn bài tập tư thế cây cầu

Chế độ ăn uống khoa học

Bệnh nhân nên cân nhắc bổ sung và hạn chế một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ đem lại lợi ích trong việc làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Các thực phẩm được khuyến khích bổ sung là những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, Canxi, ví dụ như: cá béo (cá thu, cá hồi…), ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, ớt chuông… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường, carbs tinh luyện hoặc chất béo bão hòa.

Có thể thấy, mặc dù thoái hóa cột sống không trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng con người song các đốt sống bị tổn hại sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những kéo theo những biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Tập Gym Không
Thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Các chuyên gia cho biết người bị thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng đều có thể tập gym. Tuy nhiên cần luyện tập đúng cách và lựa chọn những bài ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Mổ Thoái Hóa Cột Sống Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Chạy Xe Đạp Không
Nếu đang thắc mắc thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Tập luyện ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua