Chia Sẻ 8 Cách Phòng Ngừa Bệnh Gout Hiệu Quả Từ Bác Sĩ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà phổ biến thường bao gồm thay đổi phong cách sống và chế độ ăn uống để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh. Tuy nhiên, trong các trường hợp các biện pháp tại nhà không thể phòng ngừa các cơn gout, bác sĩ có thể kê các loại thuốc phòng ngừa bệnh gout để tránh các rủi ro bùng phát bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh gout
Cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà thường bao gồm thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà hiệu quả

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp, có thể dẫn đến các cơn đau đớn nghiêm trọng, sưng đỏ, đột ngột và dữ dội ở các khớp. Gout thường gây ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào trên cơ thể, bao gồm đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, ngón tay cái hoặc các ngón tay.

Các cơn đau gout có thể xuất hiện đột ngột và gây đau đớn dữ dội. Nếu được điều trị kịp thời, cơn đau và viêm có thể được cải thiện trong vài ngày, tuy nhiên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, người bệnh gout nên có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc tại nhà để hạn chế nguy cơ bùng phát cơn gout. Dưới đây, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình Truyền hình sức khỏe của VTV2, VTC2) hướng dẫn người bệnh một số cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà đơn giản, hiệu quả bao gồm:

1. Tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu

Rượu là một nguồn purin. Do đó khi cơ thể phân hủy rượu sẽ tạo ra axit uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.  Rượu cũng làm tăng chuyển hóa các nucleotide, đây là một nguồn bổ sung của purin có thể được chuyển thành axit uric.

Cách phòng tránh bệnh gout
Hạn chế sử dụng rượu bia có thể làm giảm nồng độ axit uric và phòng ngừa bệnh gout

Ngoài ra, tiêu thụ rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn có thể gây ức chế khả năng bài tiết axit uric của cơ thể. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến cơn đau gout. Thậm chí đôi khi chỉ cần một hoặc hai ly rượu nhỏ cũng có thể dẫn đến cơn gout cấp và gây đau đớn dữ dội.

Khi bị bệnh gout, người bệnh cần giữ nồng độ axit uric ở mức thấp nhất có thể để tránh các cơn gout bùng phát. Vì rượu làm tăng nồng độ axit uric, do đó người bệnh nên tránh tiêu thụ hoặc uống rượu với số lượng vừa đủ.

Nếu thích rượu, người bệnh cần thay đổi thói quen uống rượu để phòng ngừa các cơn gout cấp. Cụ thể, thói quen uống rượu phù hợp bao gồm:

  • Tối đa một ly mỗi ngày cho phụ nữ ở mọi độ tuổi;
  • Tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống;
  • Tối đa một ly mỗi ngày cho nam giới trên 65 tuổi.

2. Uống nhiều nước

Tăng cường lượng nước trong cơ thể có thể có thể giúp thận khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Mục tiêu chất lỏng mỗi ngày là 8 ly để đảm bảo sức khỏe ở mọi người. Tuy nhiên, lượng chất lỏng được khuyến nghị hàng ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính và các yếu tố liên quan của mỗi người bệnh.

Theo một số nghiên cứu, uống hơn 8 cốc nước mỗi ngày có thể giảm khoảng 48% nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng có thể giảm sưng và viêm trong cơ thể bằng cách kích thích thận giải phóng các chất lỏng dư thừa. Thận hoạt động tốt có thể làm giảm sự tích tụ axit uric trong máu, các khớp và phòng ngừa các cơn gout hiệu quả.

Đảm bảo tiêu thụ đủ nước và uống nhiều nước có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh suy tim sung huyết hoặc có bệnh về thận nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tăng lượng chất lỏng tiêu thụ.

3. Uống nước chanh

Một trong những cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà đơn giản là thường xuyên tiêu thụ nước chanh. Nước chanh đã được chứng minh là có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ sỏi thận và giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh gout cấp.

Nguyên nhân gây bệnh gout
Nước chanh có thể hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric và hỗ trợ ngăn ngừa các cơn gout

Nước chanh và chiết xuất chanh có thể giúp cân bằng nồng độ axit uric bằng cách tăng nồng độ kiềm trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nhẹ nồng độ pH của máu và các chất lỏng khác. Nước chanh cũng khiến nước tiểu có tính kiềm. Ngoài ra, nước chanh cũng có thể kích thích cơ thể giải phóng nhiều canxi cacbonat. Khoáng chất này có thể liên kết với axit uric, phân hủy axit thành nước và các hợp chất khác an toàn hơn. Điều này khiến máu có ít axit uric hơn và có thể phòng ngừa nguy cơ bùng phát bệnh gout.

Người bệnh có thể uống nước chanh hàng ngày như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều nước chanh có thể gây hao mòn men răng, kích ứng miệng, cổ họng và dạ dày. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh nên pha loãng nước chanh khi uống và súc miệng ngay sau khi uống nước chanh.

4. Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Đạt được và duy trì cân nặng hợp lý là một cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà đơn giản, hiệu quả. Người bệnh có thể duy trì một chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên để giảm cân an toàn.

Giảm cân giúp giảm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể. Theo nghiên cứu, chất béo có thể làm chậm khả năng loại bỏ axit uric ra khỏi hệ thống của thận. Ngoài ra, nếu có quá nhiều chất béo xung quanh bụng có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh gout.

Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh hoặc đột ngột, chẳng hạn như sau khi phẫu thuật, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout trong một thời gian ngắn. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch giảm cân dần dần để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Một số mẹo giảm cân an toàn, chẳng hạn như:

  • Thay đổi loại đĩa sử dụng: Người bệnh nên sử dụng đĩa ăn nhỏ hơn để giúp giảm khẩu phần ăn và lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn. Ngoài ra, sử dụng đĩa ăn khác màu với thực phẩm cũng có thể giúp người bệnh tiêu thụ ít thức ăn hơn.
  • Uống nước: Uống nước trước bữa ăn có thể loại bỏ một số calo trong các loại thực phẩm tiêu thụ và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, uống nhiều nước có thể giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài và ngăn ngừa các cơn gout cấp.
  • Tập trung vào bữa ăn: Người bệnh không nên xem TV hoặc điện thoại di động khi ăn. Điều này có thể khiến người bệnh bỏ lỡ các tín hiệu no từ não bộ và ăn nhiều hơn cần thiết.

5. Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Những người bị  ngưng thở khi ngủ có nguy cơ phát triển bệnh gút cao hơn những người có chất lượng giấc ngủ cao. Có khoảng 42% người bệnh ngưng thở khi ngủ phát triển các triệu chứng gout cấp.

Mặc dù các nghiên cứu không chỉ ra chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể tác động đáng kể đến tần suất bùng phát các cơn gout.

Các biện pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ thường bao gồm thay đổi lối sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc. Nếu người bệnh bị dị ứng mũi, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị dị ứng. Tuy nhiên nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chuyên môn, chẳng hạn như sử dụng máy thở hoặc các thiết bị mở đường thở, trong trường hợp đường thở bị tắc.

Các mục tiêu chính của việc điều trị ngưng thở khi ngủ bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tim mạch và phòng ngừa bệnh gout.

6. Tránh các loại thực phẩm gây bệnh gout

Một trong những cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà đơn giản và hiệu quả là kiểm soát lượng purin tiêu thụ.

Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc điều tị và phòng ngừa bệnh gout. Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào có thể ngăn ngừa toàn bộ các cơn gout cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống phù hợp có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Đạt được trọng lượng khỏe mạnh;
  • Thay đổi và thiết lập được thói quen ăn uống phù hợp cho người bệnh gout;
  • Nhận biết và hạn chế các loại thực phẩm giàu purin;
  • Bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
Cách hạn chế bệnh Gout
Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin để phòng ngừa bệnh gout

Các loại thực phẩm chứa nhiều purin cần tránh trong chế độ ăn uống của người bệnh gout bao gồm:

  • Bia, rượu và cả rượu ngũ cốc (chẳng hạn như vodka và whisky);
  • Thịt đỏ, như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn;
  • Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận và các loại thịt có tuyến (chẳng hạn như tuyến ức hoặc tuyến tụy);
  • Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ chẳng hạn như tôm, tôm hùm, trai, cá cơm, cá mòi và cá hồi;
  • Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như soda và một số loại nước trái cây, ngũ cốc, kem, kẹo và các loại đồ ăn nhanh.

7. Tránh các loại thuốc gây ra bệnh gout

Một số loại thuốc có thể góp phần gây ra các triệu chứng bệnh gout. Đôi khi ngay cả một lượng thuốc nhỏ cũng có thể gây ra bệnh gout hoặc khiến các triệu chứng gout cấp bùng phát. Do đó, đôi khi người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh các loại thuốc đang sử dụng như một cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà.

Một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh gout bao gồm:

  • Aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau phổ biến và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Ngay cả ở liều lượng thấp nhất của Aspirin cũng có thể gây bùng phát các triệu chứng gout, đặc biệt là ở phụ nữ.
  • Thuốc lợi tiểu: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách loại bỏ nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như làm tăng axit uric và gây ra các cơn gout cấp.

Các loại thuốc khác bao gồm: Chất gây ức chế ACE, thuốc chẹn beta, cyclosporine và một số loại thuốc hóa trị.

8. Sử dụng thuốc phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ

Ở người bệnh gout, đặc biệt là những người bệnh thường xuyên bùng phát các cơn gout cấp (nhiều hơn 2 lần mỗi năm), bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị gout cấp và làm giảm lượng axit uric do cơ thể sản xuất.

thuốc phòng chống bệnh gút
Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê các loại thuốc phòng ngừa theo toa

Các loại thuốc này cũng được khuyến khích sử dụng ở một số đối tượng, chẳng hạn như:

  • Trải qua hơn 2 cơn gout cấp mỗi năm;
  • Bệnh gout và có tiền sử phát triển các hạt tophi hoặc sỏi thận;
  • Bệnh gout và có bệnh thận mãn tính.

Các loại thuốc thường được kê đơn để phòng ngừa các cơn gout bùng phát bao gồm allopurinol và febuxostat. Tuy nhiên tùy theo các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể thay đổi hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Thực hiện các cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà có thể ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc nam chữa bệnh gout cấp và mãn tính được rất nhiều người sử dụng bởi độ lành tính, an toàn và hiệu quả cao. Hãy liên hệ đến các chuyên gia YHCT uy tín để được tư vấn.

Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh gout

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cũng là một cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà đơn giản, hiệu quả. Tiêu thụ một số thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nồng độ axit uric và làm bùng phát bệnh gout. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khác có thể hạn chế khả năng bùng phát bệnh.

Theo các chuyên gia ước tính, chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh gout phù hợp có thể làm giảm nồng độ axit uric lên đến 15%. Cụ thể, chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gout bao gồm:

1. Thực phẩm có thể kích hoạt cơn gout

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể dẫn đến cơn gout, chẳng hạn như:

  • Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia;
  • Thực phẩm và đồ uống có đường, đặc biệt là các loại đồ uống có chứa siro ngô hoặc hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như nước ngọt hoặc soda;
  • Thịt, đặc biệt là các loại thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, tim, thận, phổi;
  • Hải sản, đặc biệt là sò điệp, cá cơm và các trích;
  • Rượu bia làm tăng lượng axit uric trong máu và hạn chế khả năng xử lý và đào thải axit uric của cơ thể. Do đó, tránh uống rượu là điều quan trọng trong các cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà.

2. Thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa cơn gout

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout thường bao gôm nhiều rau xanh, trái cây và  carbohydrate phức hợp, bao gồm ngũ cốc và đậu. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thường xuyên tiêu thụ các loại sữa ít béo và quả anh đào để phòng ngừa các cơn gout.

Cụ thể, các loại thực phẩm người bệnh gout nên bổ sung bao gồm:

  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa tách béo và sữa chua có thể làm giảm nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa bệnh gout.
  • Quả anh đào có thể phòng ngừa bệnh gout và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quả anh đào có thể giúp giảm nồng độ acid uric, giảm viêm và phòng ngừa các cơn gout trong tương lai. Người bệnh có thể sử dụng anh đào dưới dạng tươi hoặc nước ép hàng ngày để phòng ngừa bệnh gout.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật và thực hiện các cách phòng ngừa khác, chẳng hạn như uống nhiều nước, tránh uống rượu và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể có ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả. Ngoài ra, xây dựng lối sống lành mạnh cũng có thể phòng ngừa các bệnh viêm khớp khác, bảo vệ hệ thống tim mạch và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Rắn Không
Bệnh gút là dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu purin. Vậy, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua