Chữa bệnh gout bằng diện chẩn và thông tin cần biết
Chữa bệnh gout bằng diện chẩn là phương pháp ứng dụng các vùng sinh huyệt trên khuôn mặt để chẩn đoán và điều trị các triệu chứng. Diện chẩn là phương pháp điều trị an toàn, có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông tin cần biết về bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn, xảy ra khi các tinh thể acid uric hình thành các khớp, thường là ngón chân cái. Các khớp khác có thể bị ảnh hưởng bởi gout bao gồm đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, cổ tay hoặc khuỷu tay.
Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, ở nam giới bệnh gout thường xảy ra sớm hơn và ở phụ nữ bệnh thường khởi phát sau thời kỳ mãn kinh. Thông thường, nguy cơ mắc bệnh gout của nam giới cao gấp 3 lần nữ giới, do nồng độ acid uric luôn duy trì ở mức cao. Trong khi đó, phụ nữ thường đạt đến nồng độ acid uric cao sau khi mãn kinh.
Ngoài ra, một số đối tượng cũng có nguy cơ phát triển bệnh gout cao hơn những người khác, bao gồm:
- Béo phì hoặc tăng cân nhanh chóng;
- Suy tim sung huyết;
- Bệnh tiểu đường;
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh gout;
- Tăng huyết áp;
- Bệnh thận.
Ngoài ra, người bệnh cũng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh gout hơn nếu:
- Có chế độ ăn uống giàu protein động vật;
- Thường xuyên uống rượu;
- Đang sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu.
Gout là một dạng viêm khớp cực kỳ đau đớn, có thể gây hạn chế khả năng vận động của người bệnh và ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường. Nguyên nhân gây bệnh được xác định như sau:
- Nguyên nhân nguyên phát thường liên quan đến đặc tính di truyền và yếu tố cơ địa, kết hợp với chế độ ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm chứa purin hoặc uống quá nhiều rượu.
- Nguyên nhân thứ phát thường là do ảnh hưởng của các bệnh lý làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh thận, thiếu máu tán huyết hoặc vẩy nến,…
- Các bất thường về enzym, chẳng hạn như thiếu hụt một phần hoặc thiếu hụt hoàn toàn enzym HGPRT, là thành phần quan trọng trong việc chuyển hóa acid dạ dày dẫn đến bệnh gout.
Hiện tại, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh gout là do nghiện rượu mãn tính, tỷ lệ này chiếm khoảng 75 – 84% các trường hợp bệnh gout.
Chữa bệnh gout bằng diện chẩn là gì?
Chữa bệnh gout bằng diện chẩn là phương pháp ứng dụng Y học cổ truyền, tác động lên các huyệt vị trên khuôn mặt để cải thiện các triệu chứng bệnh. Theo các nghiên cứu, các huyệt vị trên khuôn mặt tương ứng với một cơ quan nhất định trên cơ thể. Do đó, việc tác động lên huyệt, chẳng hạn như ấn, day, xoa có thể tác động lên các cơ quan, hỗ trợ điều trị bệnh gout và phòng ngừa các biến chứng liên quan.
Diện chẩn được thực hiện bởi bác sĩ Y học cổ truyền. Thầy thuốc sẽ sử dụng các dụng cụ chuyển môn, chẳng hạn như cây lăn, búa gõ, que dò,… để tác động lên các huyệt đã được xác định.
Theo đánh giá, chữa bệnh gout bằng diện chẩn mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, hạn chế tình trạng tích tụ các tinh thể urat và ngăn ngừa các hạt tophi hình thành.
Chữa bệnh gout bằng diện chẩn có tốt không?
Diện chẩn cho rằng khuôn mặt của người bệnh là một bản đồ kiểm soát sức khỏe và phản ánh các vấn đề trên cơ thể. Mỗi điểm trên cơ thể tương ứng với hoạt động của một cơ quan nhất định.
Thông các hoạt động dây ấn, diện chẩn điều trị bệnh gout có thể mang lại một số tác dụng, chẳng hạn như:
- Giảm sưng tấy, viêm ở các khớp;
- Ngăn ngừa việc hình thành các cơn gout cấp và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng của bệnh;
- Tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể;
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng của gan và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể;
- Hạn chế căng thẳng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn.
Bên cạnh các tác dụng phổ biến, chữa bệnh gout bằng diện chẩn được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn, không gây ảnh hưởng đến cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là không có tác dụng phụ như các loại thuốc điều trị bệnh gout. Việc điều trị bệnh gout bằng phương pháp diện chẩn cũng có thể cải thiện khả năng vận động, di chuyển và tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, diện chẩn phù hợp với mọi đối tượng bệnh, kể cả các trường hợp nghiêm trọng.
Hướng dẫn cách chữa bệnh gout bằng diện chẩn
Hiện tại, có ba cách chữa bệnh gout bằng diện chẩn, bao gồm:
- Dùng bộ trừ đàm thấp thủy;
- Áp dụng phương pháp bộ 3 tiêu, bao gồm tiêu bướu khối y, tiêu độc và tiêu viêm;
- Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Tùy theo vị trí, mức độ nghiêm trọng và tình trạng chung của người bệnh, bác sĩ y học cổ truyền có thể đề nghị các phương pháp điều trị phù hợp.
1. Day ấn lên bộ trừ đàm – thấp – thủy
Phương pháp day ấn lên bộ trừ đàm – thấp – thủy được thực hiện thông quá các huyệt vị, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và ngăn ngừa tình trạng tê ngứa tay chân.
Đôi khi, sau khi bấm huyệt người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt và nổi mẩn ngứa trên da. Đây là các phản ứng bình thường khi cơ thể bắt đầu quá trình đào thảo acid uric. Trong trường hợp này, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện các triệu chứng.
Dựa vào bản đồ huyệt vị trên cơ thể, thầy thuốc có thể tiến hành day ấn các huyệt theo thứ tự như: 103 – 01 – 290 – 1 – 34 – 64 – 63 – 53 – 222 – 236 – 22 – 127 -s 235 – 22 – 87.
2. Tác động lên các huyệt tiêu viêm, tiêu khối u bướu và tiêu độc
Thực hiện day ấn lên các huyệt tiêu viêm, tiêu độc và tiêu u bướu trên cơ thể có thể hỗ trợ giảm viêm tại các khớp tổn thương do gout. Ngoài ra, tác động lên các huyệt này có thể làm sạch các khớp, đào thải các chất độc tố, bao gồm loại bỏ nồng độ acid uric cao và giúp người bệnh cải thiện các cơn đau nhức.
Để điều trị bệnh gout, có thể day ấn lên các huyệt vị khác nhau, chẳng hạn như:
- Tiêu viêm: 61 – 37 – 38
- Tiêu độc: 26 – 5 – 17 – 3 – 50 – 60 – 29 – 104 – 10 – 10 – 59 – 85 – 235 – 87
- Tiêu u bướu: 41 – 127 – 19 – 143
Sau khi day ấn lên các huyệt tiêu viêm và tiêu độc, cơn đau gout thường được cải thiện nhanh chóng, nồng độ acid uric trong cơ thể sẽ được đào thải ra bên ngoài, các khớp sưng xẹp dần.
3. Ấn các sinh huyệt điều trị đau nhức
Day ấn các sinh huyệt có thể điều trị các cơn đau nhức một cách nhanh chóng và cải thiện tình trạng cứng khớp.
Các sinh huyệt điều trị đau nhức xương khớp bao gồm: 41 – 87 – 16 – 61 – 37 – 60 – 38 – 0 và 39 – 45 – 43 – 300 – 0.
Khi thực hiện diện chẩn chữa bệnh gout, bác sĩ y học cổ truyền có thể kết hợp sử dụng búa để gõ vào các khớp bị sưng đau. Thực hiện các bước diện chẩn trong 5 ngày các triệu chứng bệnh gout có thể được cải thiện rõ rệt. Sau khi hoàn thành quy trình chữa bệnh gout bằng diện chẩn, người bệnh được đề nghị thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Nếu nồng độ acid uric ở mức 150 – 420 mmol/l, liệu pháp điều trị được xem là thành công.
Xem Thêm: Cây nở ngày đất trị bệnh gout: Cách hay từ dân gian nên thử
Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng diện chẩn
Để quy trình chữa bệnh gout bằng diện chẩn đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Diện chẩn cần sử dụng các dụng cụ chuyên môn, chẳng hạn như búa hoa mai, để gõ vào các khớp bị tổn thương.
- Thứ tự các huyệt vị không thể thay đổi khi thực hiện diện chẩn. Mức độ nông / sâu khi day ấn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.
- Phương pháp chữa bệnh gout bằng diện chẩn là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Do đó, phương pháp diện chẩn nên được thực hiện song song với các phương pháp khác để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
- Nếu các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và có kế hoạch điều trị phù hợp.
- Kết hợp với các biện pháp điều trị khác, chẳng hạn như cứu ngải vào vị trí khớp bị tổn thương để hỗ trợ lưu thông, giảm đau và tăng cường hiệu quả của phương pháp diện chẩn
Ngoài cách chữa bệnh gout bằng diện chẩn, người bệnh có thể trao đổi với thầy thuốc về chế độ ăn uống và thay đổi lối sống khoa học để hỗ trợ điều trị các triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên, kinh nghiệm chữa bệnh hoặc các bài thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc để kháng viêm, giảm đau và điều trị các triệu chứng bệnh gout.
Bệnh gout có thể phòng ngừa được không?
Một số thay đổi nhất định trong lối sống có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout. Cụ thể, người bệnh có thể:
- Uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động của thận trong việc đào thải acid uric và phòng ngừa tình trạng mất nước;
- Thường xuyên tập thể dục để đạt được và giữa cân nặng hợp lý, cân nặng quá mức có thể làm tăng thêm nồng độ acid uric trong cơ thể và gây căng thẳng cho các khớp.
Hạn chế tối đa lượng purin trong cơ thể có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout, vì purin có thể dẫn đến tình trạng tích tụ acid uric. Các loại thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều purin bao gồm:
- Rượu;
- Thịt đỏ và thịt nội tạng (chẳng hạn như gan);
- Động vật có vỏ;
- Nước thịt;
- Đồ uống và thực phẩm có chứa nhiều fructose (đường trái cây);
- Protein từ động vật, chẳng hạn như đạm từ thịt động vật đều có thể dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.
Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, chẳng hạn như:
- Thuốc lợi tiểu;
- Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc được sử dụng để làm chậm hệ thống miễn dịch (thường được sử dụng trong các ca cấy ghép nội tạng).
Chữa bệnh gout bằng diện chẩn là phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại hiệu quả cao, an toàn và ít các tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên thực hiện diện chẩn ở các cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn để tránh các biến chứng không mong muốn.
Xem Thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!