15 cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả – Giảm đau nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Một số cách chữa bệnh gout tại nhà có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm đau, chống viêm và hỗ trợ chữa lành các tổn thương. Tuy  nhiên nếu cơn đau dữ dội hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

cách chữa bệnh gout tại nhà
Tìm hiểu cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả và giảm đau nhanh

Thông tin cần biết về bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do sự tích tụ của axit uric trong máu. Trong một thời gian, axit uric sẽ hình thành các tinh thể tích tụ ở các khớp, dẫn đến viêm nhiễm, gây khó chịu và đau đớn.

Đặc trưng của bệnh gout là dẫn đến các cơn cơn đau khớp đột ngột, dữ dội, đỏ, nóng và sưng ở các khớp bị ảnh hưởng. Thông thường, bệnh gout gây ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên các triệu chứng có thể xuất hiện ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Các cơn đau gout thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.

Các triệu chứng của bệnh gout có thể xuất hiện và biến mất. Tuy nhiên, người bệnh cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa để tránh biến chứng nghiêm trọng.

15 cách chữa bệnh gout tại nhà giảm đau hiệu quả

Bệnh gout xảy ra do có sự tích tụ các tinh thể axit uric, là một chất thải được hình thành từ sự phân hủy purin, những chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt nội tạng, măng tây, cá cơm, cá trích và nấm.

Hiện tại không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh gout, tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể điều trị bệnh gout. Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh gout tại nhà, chẳng hạn như:

1. Uống nhiều nước

Ở người bệnh gout, bệnh nhân có thể bị sưng và viêm trong cơ thể. Tăng cường tiêu thụ chất lỏng có thể thúc đẩy thận giải phóng các chất lỏng dư thừa. Điều này có thể làm giảm sưng ở những người bệnh gout.

chữa bệnh gout tại nhà
Uống nhiều nước có thể hạn chế viêm trong cơ thể và hỗ trợ giảm đau do gout

Nước là chất lỏng tốt nhất mà người bệnh nên bổ sung để cải thiện các triệu chứng gout. Nhưng các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước hầm rau củ hoặc trà thảo mộc cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gout. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh tiêu thụ rượu và nước ngọt để tránh gây gia tăng nhân purin và khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Những bệnh nhân suy tim sưng huyết hoặc bệnh thận nên trao đổi với bác sĩ trước khi tăng lượng chất lỏng trong cơ thể.

2. Tăng cường lượng vitamin C

Nhiều nghiên cứu cho biết, bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ giảm nồng độ axit uric trong máu và điều trị hoặc phòng ngừa bệnh gout. Do đó, người bệnh có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, bao gồm trái cây và rau củ, chẳng hạn như:

  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Súp lơ trắng
  • Dưa lưới
  • Bưởi
  • Cam
  • Kiwi
  • Ớt đỏ và xanh
  • Dâu tây

Tăng axit uric máu là tình trạng có quá nhiều axit uric trong cơ thể, điều này được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Tuy nhiên, các nghiên cứu không chỉ ra rằng vitamin C có thể ảnh hưởng đến nồng độ nghiêm trọng hoặc tần suất của các đợt gout bùng phát.

Người bệnh thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung vitamin C. Ngoài ra, vitamin C làm tăng hấp thụ một số loại sắt từ thực phẩm, do đó người bệnh huyết sắc tố không nên bổ sung quá nhiều vitamin C.

Trao đổi với bác sĩ trước khi tăng cường vitamin C trong cơ thể hoặc bắt đầu sử dụng một chất bổ sung nào khác.

3. Chườm lạnh vào khớp bị đau

Chườm lạnh là cách chữa bệnh gout tại nhà mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, đơn giản và có thể áp dụng nhiều lần khi cần thiết. Chườm lạnh có thể mang lại một số hiệu quả như:

Cách chữa bệnh gút tại nhà
Chườm lạnh có thể giảm lưu lượng máu đến khớp bị tổn thương và giảm đau hiệu quả
  • Giảm viêm: Chườm lạnh có thể làm co các mạch máu, giảm lưu lượng máu và hỗ trợ giảm viêm khớp.
  • Làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp: Dịch khớp cần thiết để tăng cường sức khỏe khớp, tuy nhiên có quá nhiều chất lỏng ở khớp có thể gây đau đớn, sưng khớp và khó chịu. Chườm lạnh có thể cho khớp thời gian để nghỉ ngơi, làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp và cải thiện các triệu chứng gout.
  • Làm giảm các tín hiệu thần kinh: Chườm lạnh vào khớp bị viêm có thể kích thích các thụ thể cảm giác đau trên da và làm giảm việc truyền tín hiệu đau đến não bộ.

Người bệnh có thể chườm túi đá không quá 20 phút mỗi lần để giảm đau. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể được thực hiện khoảng 8 – 10 lần trong 24 giờ để cải thiện các triệu chứng gout.

4. Nâng cao khớp bị ảnh hưởng

Bệnh gout có thể gây sưng và đau, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay, đầu gối, cổ chân và cả mắt cá chân. Nâng cao khớp bị ảnh là một cách cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả, có thể giảm áp lực lên khớp và giảm đau.

Khoảng 50% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến ngón chân cái. Trong trường hợp này, người bệnh nên đặt ngón chân cái lên một chiếc gối hoặc ghế kê chân để hỗ trợ cải thiện cơn đau.

5. Ăn nhiều anh đào

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung quả anh đào trong 2 ngày có thể làm giảm khoảng 35% các triệu chứng bệnh gout. Quả anh đào có hàm lượng anthocyanins cao, đây là một hợp chất chống viêm.

Người bệnh có thể bổ sung anh đào dưới dạng quả tươi, nước ép hoặc các chiết xuất từ anh đào.

6. Bổ sung gừng

Gừng là một loại thực phẩm chống viêm và được chứng minh là một trong những cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả. Sử dụng gừng có thể làm giảm cơn đau liên quan đến axit uric ở bệnh gout trong máu và phòng ngừa các cơn gout bùng phát.

 

gừng chữa bệnh gout
Bổ sung có thể giảm nồng độ axit uric trong máu và cải thiện các triệu chứng gout

Người bệnh có thể giã nhuyễn một củ gừng ngâm trong 2 thìa cà phê nước nóng trong 10 phút. Sử dụng nước gừng 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng gout. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng một lượng gừng lớn để tránh các rủi ro sức khỏe.

Ngoài ra, chườm gừng hoặc đắp gừng giã nhuyễn vào khớp bị tổn thương cũng có thể giảm đau và chống viêm liên quan đến bệnh gout. Thực hiện đắp gừng ít nhất một lần mỗi ngày trong vòng 15 – 30 phút mỗi lần. Tuy nhiên, đắp gừng có thể gây kích ứng da, do đó người bệnh nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên diện rộng.

7. Chữa bệnh gout với cần tây

Cần tây là một loại thực phẩm được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường tiết niệu. Đối với bệnh gout, sử dụng cần tây là một cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả và phổ biến.

Ăn cần tây mỗi ngày, đặc biệt là cần tây sống, nước ép hoặc chiết xuất hạt cần tây có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nếu sử dụng chiết xuất cần tây bổ sung, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

8. Chữa bệnh gout bằng hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt được sử dụng như một loại thực phẩm, trà và một cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng hoa dâm bụt có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm viêm và phòng ngừa các cơn gout cấp.

Người bệnh có thể sử dụng trà hoa dâm bụt dạng khô hoặc tươi hàng ngày để giảm các triệu chứng gout.

9. Táo chữa bệnh gout

Táo là một phần lành mạnh và tự nhiên trong các chế độ ăn uống giảm bệnh gout. Cụ thể, táo có chứa axit malic có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.

Ăn một quả táo mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Ăn táo cũng có hiệu quả giảm đau ở những người bệnh gout nhẹ. Tuy nhiên, táo cũng chứa đường fructose, có thể làm tăng axit uric máu, dẫn đến bùng phát bệnh gout. Do đó, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều táo mỗi ngày.

Những món ăn chữa bệnh gút
Các hoạt chất trong táo có thể giảm axit uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả

Ngoài ra, sử dụng giấm táo cũng là một cách chữa bệnh gout tại nhà có thể giảm đau hiệu quả. Giấm táo có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ bảo vệ các mô hỗ trợ khớp. Do đó, tiêu thụ giảm táo cũng có thể hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa các cơn gout cấp.

Để dùng giấm táo điều trị bệnh gout, người bệnh có thể cho 1 thìa giấm táo vào 200 ml nước ấm, dùng uống mỗi ngày 2 lần, trước bữa ăn chính 20 phút. Ngoài ra, có thể pha thêm mật ong để cải thiện hương vị.

10. Chuối chữa bệnh gout

Chuối được cho là rất tốt cho bệnh gout và có thể điều trị bệnh gout tại nhà hiệu quả. Chuối rất giàu kali, có thể bảo vệ các mô và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Ăn một quả chuối mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Tuy nhiên chuối cũng chứa đường, fructose, có thể là các tác nhân dẫn đến các cơn gout cấp. Do đó, người bệnh gout không nên tiêu thụ nhiều hơn một quả chuối mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali và ít đường hơn chuối để cải thiện các triệu chứng gout, chẳng hạn như các loại rau lá xanh đậm và bơ.

11. Chữa bệnh gout bằng lá lốt

Lá lốt có đặc tính làm ấm và có thể bổ sung tinh dầu kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên. Bổ sung lá lốt đúng cách có thể cải thiện các cơn đau nhức, giảm viêm và điều trị các triệu chứng bệnh gout hiệu quả.

Cách chữa bệnh gout tại nhà với lá lốt được thực hiện như sau:

+ Uống nước lá lốt:

  • Người bệnh có thể đun 5 – 10 gram lá lốt khô hoặc 15 – 30 g lá tươi với 3 bát nước đầy. Đun sôi nhỏ lửa đến khi còn một bát thì dùng uống sau bữa ăn 30 phút.
  • Sau khi uống nước lá lốt khoảng 10 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để tái khám và kiểm tra các vấn đề liên quan.

+ Ngâm nước lá lốt:

  • Dùng 30 g lá lốt đun sôi với 1 lít nước và một thìa cà phê muối ăn. Để nước nguội khoảng 30 – 45 phút thì ngâm khớp bị gout vào đến khi nước nguội hẳn.
  • Độ ấm và các hoạt chất có trong lá lốt có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu và phục hồi các khớp bị tổn thương.

Tham Khảo: Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

12. Giảm căng thẳng

Căng thẳng, lo lắng và stress có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc dù không thể điều trị các nguyên nhân gây bệnh gout, tuy nhiên giảm căng thẳng có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc mới điều trị bệnh gout
Hạn chế căng thẳng và stress có thể hạn chế các cơn đau gout

Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế căng thẳng chẳng hạn như:

  • Tăng cường tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ ngắn
  • Viết nhật ký về các sự việc trong ngày
  • Đọc quyển sách yêu thích
  • Nghe nhạc
  • Thiền định
  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ

13. Lá vối chữa bệnh gout

Cách chữa bệnh gout tại nhà với lá vối có thể hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và phòng ngừa các cơn gout cấp hiệu quả. Lá vối có đặc tính thanh nhiệt, giải độc và cung cấp một số chất kháng sinh tự nhiên có thể phòng ngừa tình trạng viêm khớp.

Để chữa bệnh gout bằng lá vối, người bệnh thực hiện như sau:

  • Dùng một nắm lá vối tươi, rửa sạch, vò nhẹ để lá hơi nát
  • Đun sôi nhỏ lửa cùng 2 lít nước trong 10 phút
  • Dùng nước này để dùng uống nhiều lần trong ngày
  • Sử dụng liên tục trong 1 – 2 tháng để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.

14. Lá tía tô chữa bệnh gout

Tinh dầu lá tía tô có chứa một số hợp chất có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng gout. Các hoạt chất như perilla aldehyde hay phenylpropanoid có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm sưng và kích thích quá trình chữa lành các khớp bị tổn thương.

Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Lá tía tô có thể có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và cải thiện các triệu chứng gout

Người bệnh có thể tăng cường bổ sung lá tía tô trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, có một số cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá tía tô như sau:

  • Cách 1: Giã nát một nắm lá tía tô, sao nóng sau đó bọc trong một miếng vải mỏng, chườm trực tiếp vào khớp bị ảnh hưởng để giảm đau.
  • Cách 2: Dùng 6 -12 g lá tía tô đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút, dùng nuốc nhiều lần trong ngày khi còn ấm.

Xem Ngay: Mẹo Trị Bệnh Gout Bằng Lá Tía Tô và Lưu Ý Khi Dùng

15. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu được chẩn đoán bị bệnh gout, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng.  Bác sĩ thường đề nghị sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như celecoxib, indomethacin, meloxicam, sulindac hoặc NSAID không kê đơn, như naproxen hoặc ibuprofen để giảm các cơn đau gout.

Tránh dùng aspirin và các loại thuốc khác có chứa axit acetylsalicylic để điều trị bệnh gout. Các loại thuốc này có thể dẫn đến các cơn bùng phát gout nghiêm trọng.

Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan.

Các mẹo khác để giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout

Bên cạnh các cách chữa bệnh gout tại nhà, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo quản lý các triệu chứng, chẳng hạn như:

Bệnh gút kiêng ăn gì
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gout
  • Loại bỏ các chất kích thích khỏi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống có liên quan chặt chẽ đến các cơn gout và khả năng bùng phát bệnh gout. Do đó, tránh các tác nhân gây ra bệnh gout và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, thịt đỏ, hải sản, đường và rượu là những tác nhân có thể khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó, người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại trái cây it đường, rau, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu và sữa ít béo.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Các cơn gout cấp có thể gây cản trở các hoạt động hàng ngày và làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Để tránh khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giữ tư thế phù hợp và tránh mang vác nặng hoặc sử dụng khớp quá mức để tránh các cơn đau liên quan đến bệnh gout.

Có rất cách chữa bệnh gout tại nhà mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Hầu hết các biện pháp tại nhà thường an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các biện pháp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Cách chữa bệnh Gout tại nhà có hiệu quả không?

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, hầu hết các cách chữa bệnh Gout tại nhà đều chưa được kiểm nghiệm khoa học và chỉ mang tính chất truyền miệng. Phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời trong trường hợp Gout mới khởi phát và KHÔNG THỂ THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH. 

Bệnh Gout diễn tiến phức tạp và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng do đó người bệnh cần tìm phương pháp điều trị DỨT ĐIỂM, chống tái phát. Y học cổ truyền hiện đang là phương pháp được đông đảo người bệnh Gout lựa chọn với ưu điểm trị bệnh từ căn nguyên, ngăn tái phát toàn diện, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về các cách chữa bệnh gout tại nhà. Việc lựa chọn bất cứ phương pháp nào cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Để biết chi tiết về tình trạng bệnh gout và có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Xem Ngay: 

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Rắn Không
Bệnh gút là dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu purin. Vậy, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết

Bình luận (62)

  1. Nắng Sớm Mai says: Trả lời

    Bố em năm nay 70 tuổi hễ cứ ăn mấy con tôm vào là ngày hôm sau bị sưng đỏ khớp ngón chân cái lên đau nhức không đeo dép để đi lại được, do đợt này dịch bệnh phức tạp quá em vẫn chưa đưa bố em đi khám được, liệu đây có phải dấu hiệu của bênh lí Gút không mọi người?

    1. Khôi Nguyên Lê says:

      Mình thấy bác có biểu hiện sưng đau sau ăn đồ ăn hải sản như này thì chắc chắn bị gút rồi bạn ạ, cách đây 1 năm lúc đầu mình cũng có biểu hiện tương tự xong đi khám acid u ric hẳn hơn 500 đấy.

    2. Đỗ Văn Đỡ says:

      Đau ngón cái như vậy là khả năng cao là bị rồi, bạn hướng dẫn bác kiêmg đồ ăn nhiều đạm như thịt bò, thịt chó hay hải sản đi . Trước mình bị đau mất ăn mất ngủ đấy

    3. Văn Văn says:

      Thôi thấy dấu hiệu này tốt nhất cứ đi đến bệnh việ khám bạn ạ, bác sĩ khám thì mới chẩn đoán được chứ chúng tôi làm gì có chuyên môn. Bệnh Gout là được biểu hiện bởi các chỉ số xét nghiệm đó

  2. Thắng Dimond says: Trả lời

    Tôi 45t bị bệnh Gút hành hạ cả nửa năm nay, thỉnh thoảng lại đau sưng cổ tay lên, dùng đủ thuốc tây nhưng chả làm sao mà dứt được, cũng muốn tham khảo thuốc đông y điều trị nhưng toàn là thuốc thang sắc mà lại bận kinh doanh lấy đâu thời gian đun nấu, ai biết thuốc nào có dạng viên tiện lợi không tôi uống cho dễ

    1. Trung Hiếu says:

      Thấy nhiều người bị như mình mà vẫn đang loay hay chưa biết thuốc nào, vô tình đọc được bào này thì cũng giới thiệu cho mọi người thuốc mà mình đã uống Quốc dươcj phục cốt khang, mình dùng 7 lọ 1 tháng gồm QD hoàn, QD Giải độc và QD Bổ thận , dạng viên và cao nên không cần đun sắc gì đâu cứ thế uống rất tiện, Hồi trước đau nhức phát sốt lên mà uống 3 bộ như thế khỏi cũng gần được 1 năm nay rồi, Mn tham khảo nhé

    2. Hà Thị Thu says:

      Mình cũng thấy bài thuốc này nổi tiếng và nhiều người điều trị ở đây, nghe nói toàn bác sĩ đầu ngành đã từng công tác ở bên bệnh viện y cổ truyền trung ương về khám đấy, trên này có giới thiệu về trung tâm này này

    3. Thu Thảo says:

      Để cuối tuần em đưa bố mẹ em qua, không biết trung tâm làm việc đến mấy giờ mà qua khám có phải đặt lịch không ạ

    4. Phương Tuấn says:

      Ở đây khám từ 8h-12h, chiều 13h30-17h30 cả cuổi tuần luôn nhé, nhưng phải đặt trước vì đông và dịch bệnh, đặt khung giờ nào thih qua lúc đó đỡ phải chờ đợi, trước tôi gọi SĐT này đặt lịch 02471096699 mợi người lưu lại nhé

  3. Hàn Tất Ngạn says: Trả lời

    Em muốn tham khảo thêm về chế độ ăn uống hàng ngày đối với bệnh Gút được không ạ, tại nhà em có gen bị Gút từ ông nội, Bố em nên em muốn phòng trước

    1. Bá Nhu says:

      Nếu chưa mắc nhưng nhà bạn mà có gen như thế thì cứ ăn uống lành mạnh để phòng tránh được thì tốt bạn ạ,Thấy bs hướng dẫn kiêng đồ ăn nhiều đạm như thịt bò, thịt chó, hải sản,, đồ nhiều mỡ và nội tạng động vật nữa, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, bổ sung hoa quả nhiều VTMC đó bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua