Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là dấu hiệu của bệnh gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, bao gồm các nguyên nhân cần điều trị y tế. Thông thường cơn đau có thể được chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu viêm khớp hoặc các vấn đề sức khỏe khác

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức thường xảy ra do viêm hoặc tích tụ chất lỏng ở các ngón tay. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế khác nhau, chẳng hạn như:

1. Nhiễm trùng ngón tay

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến da, sụn, xương, khớp và tủy xương ở ngón tay. Điều này có thể tạo ra các túi chất lỏng chứa đầy mủ ở vị trí bị tổn thương.

Nhiễm trùng thường gây ảnh hưởng đến ngón tay cái và ngón tay trỏ. Tình trạng này thường xảy ra sau một vết thương đâm thủng xuyên qua ngón tay.

Nhiễm trùng ngón tay là tình trạng cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Thông thường, nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh và chăm sóc y tế. Đôi khi bác sĩ có thể cần dẫn lưu vết thương để loại bỏ mủ hoặc chất lỏng bên trong khớp.

2. Viêm khớp

Có nhiều loại viêm khớp có thể khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Viêm khớp vẩy nến là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% các trường hợp. Cơn đau do viêm khớp ở ngón tay có thể trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn trong việc cử động hoặc sử dụng ngón tay.

Ngón tay trẻ bị sưng đỏ
Viêm khớp vẩy nến là nguyên nhân phổ biến có thể gây sưng đỏ, đau nhức ở ngón tay

Viêm khớp ngón tay nhẹ thường được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen. Tình trạng viêm khớp vẩy nến có thể được điều trị bằng thuốc sinh học. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phục hồi tính linh hoạt ở ngón tay.

3. Chấn thương ngón tay

Sau các chấn thương tác động lên các ngón tay, cơ thể sẽ tăng lưu lượng máu và chất lỏng đến khu vực bị tổn thương để hỗ trợ quá trình chữa lành. Tuy nhiên, quá nhiều chất lỏng ở khớp có thể dẫn đến sưng tấy, hạn chế cử động khớp, cứng khớp, đau nhói hoặc có áp lực ở ngón tay.

Các chấn thương phổ biến bao gồm kẹt ngón tay, dập nát, bong gân hoặc trật khớp, đều có thể khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Hầu hết các trường hợp này được điều trị bằng cách nâng cao ngón tay cao hơn tim và hạn chế các chuyển động. Các chấn thương nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể cần được chăm sóc y tế.

4. Bệnh gout

Bệnh gout là bệnh viêm khớp hình thành khi các tinh thể acid uric tích tụ ở các khớp. Thông thường bệnh gây ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên các tinh thể acid có thể lắng đọng ở xung quanh các khớp ngón tay.

Ngón tay bị sưng và ngứa
Bệnh gout có thể gây tích tụ axit uric ở ngón tay và dẫn đến sưng đau

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do bệnh gout được điều trị bằng thuốc. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh gout, ngăn ngừa các cơn gout cấp bùng phát và giảm các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh việc hình thành các hạt tophi hoặc sỏi thận.

Nếu không được điều trị, cơn đau gout có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là sau 12 – 24 giờ kể từ lúc bắt đầu. Ngoài ra các cơn gout cũng có thể tự phục hồi sau 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong thời gian này ngón tay có thể bị sưng đỏ đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Bệnh xơ cứng bì

Xơ cứng bì là một bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến các mô liên kết. Tình trạng này có thể khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức, dạ dày, viêm và một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Lắng đọng canxi ở các mô liên kết;
  • Thu hẹp các mạch máu ở bàn tay và bàn chân, thường được gọi là hiện tượng Raynaud;
  • Có các vấn đề về thực quản và dạ dạ;
  • Xuất hiện đốm đỏ ở mặt hoặc tay.

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh xơ cứng bì. Tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể được thực hiện để giảm thiểu các biến chứng và duy trì chức năng khớp.

Mục đích của các biện pháp điều trị là giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế nguy cơ khuyết tật. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của mỗi cá nhân, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc huyết áp để làm giãn tĩnh mạch;
  • Thuốc ức chế miễn dịch;
  • Vật lý trị liệu có thể kiểm soát các cơn đau, cải thiện khả năng vận động và cải thiện sức mạnh ở ngón tay.

6. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Trẻ em dưới 4 tuổi có thể mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm. Điều này dẫn đến sưng đỏ đau nhức và ấm ở ngón tay. các dấu hiệu khác bao gồm sốt, thiếu máu hoặc tăng số lượng bạch cầu.

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức do chứng thiếu máu hồng cầu hình lầm có thể tự cải thiện nhưng tình trạng này cần được điều trị liên tục để tránh các rủi ro liên quan.

7. Ung thư

Bất cứ loại ung thư nào cũng có thể di căn đến xương và gây đau đớn. Trong một số trường hợp, ung thư di căn xương có thể ảnh hưởng đến ngón tay và khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất có thể di căn đến xương ngón tay. Sau đó, là ung thư thận và ung thư vú.

Ung thư di căn xương
Ung thư di căn xương có thể gây tổn thương đến các ngón tay

Ngoài ra, có khoảng 16% các trường hợp, ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư. Trong trường hợp này, tiên lượng bệnh thường xấu.

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức phải làm sao?

Điều trị tình trạng ngón tay bị sưng đau nhức phụ thuộc vào các nguyên nhân cụ thể. Đôi khi, người bệnh có thể cần đến bệnh viện để điều trị y tế. Trong các trường hợp khác, tình trạng này có thể được điều trị tại nhà.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Không phải tất cả các tình trạng ngón tay sưng đau nhức đều cần điều trị y tế. Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như:

ngón tay bị sưng đỏ phải làm sao
Dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ phục hồi chức năng ở các ngón tay
  • Bất động ngón tay tạm thời có thể bảo vệ ngón tay khỏi các tổn thương và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Ngừng các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể khiến ngón tay bị tổn thương thêm.
  • Chườm lạnh để ngón tay bị sưng đỏ đau nhức trong 5 – 10 phút để giảm viêm và các cơn đau âm ỉ.
  • Uống thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen khi cần thiết.
  • Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, bao gồm nhiều loại trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mỳ, gạo, lúa mạch. Ngoài ra, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm có khả năng gây viêm, bao gồm thực phẩm đã qua chế biến, chiên hoặc chứa đường tinh luyện.

Sau khi tình trạng sưng đau nhức ở ngón tay được cải thiện, người bệnh có thể tiến hành thực hiện một số bài tập tay để cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng.

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân cơ bản khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức.

điều trị ngón tay bị sưng đỏ
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng

Các biện pháp điều trị y tế bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen có thể được chỉ định để điều trị tình trạng sưng và viêm ở ngón tay.
  • Steroid được sử dụng để điều trị tình trạng sưng tấy do rối loạn hệ thống miễn dịch. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch và điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh gout.
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng ở ngón tay. Trong trường hợp nhiễm trùng không đáp ứng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể cần được dẫn lưu để loại bỏ nhiễm trùng.
  • Các biện pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật, tùy thuộc vào giai đoạn và loại ung thư.

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức khi nào cần đến bệnh viện?

Một số trường hợp ngón tay bị sưng đau nhức có thể được điều trị tại nhà và các biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Các triệu chứng không được cải thiện trong vài ngày;
  • Sưng tấy đột ngột, quá mức;
  • Các ngón tay hoặc bàn tay bị ngứa ran hoặc tê;
  • Các triệu chứng gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay hoặc các hoạt động bình thường;
  • Bàn tay đỏ và ấm;
  • Đầu ngón tay bị sưng đỏ sau khi có vết thương đâm thủng qua tay
  • Phụ nữ mang thai có ngón tay bị sưng đỏ đau nhức nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không liên quan.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo ngón tay đau nhức, sưng đỏ có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng bất thường liên quan đến xương khớp. Chẳng hạn một số bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đau khớp đều có thể gây đau nhức, sưng đỏ ngón tay. Điều trị hiệu quả từ giai đoạn đầu là biện pháp tốt nhất nhằm ngăn ngừa diễn tiến nguy hiểm hay nguy cơ gây biến chứng, hạn chế khả năng cử động xương khớp.

Phòng ngừa tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây sưng đỏ đau nhức ở ngón tay. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ bằng cách:

  • Bảo vệ các khớp khỏi chấn thương bằng cách thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn hoặc tránh các hoạt động có thể gây chấn thương;
  • Tránh nâng các vật nặng quá mức, điều này có thể gây áp lực lên các ngón tay và dẫn đến tổn thương;
  • Sử dụng nẹp hoặc các dụng cụ bảo hộ để tránh chấn thương ở ngón tay;
  • Duy trì cân nặng hợp lý, có thể giúp chống lại hỗ trợ phòng ngừa viêm khớp ngón tay,

Ngoài ra, nếu công việc đòi hỏi phải đánh máy nhiều, hãy rèn luyện tư thế tốt. Nếu cần, hãy mua một bàn phím, đệm cổ tay hoặc miếng đệm đặc biệt.

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà hoặc điều trị y tế theo nguyên nhân cơ bản. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi phong cách sống và sử dụng dụng cụ bảo vệ ngón tay để ngăn ngừa các rủi ro.

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay: Dấu hiệu, cách điều trị

Bình luận (36)

  1. Nguyễn Hà says: Trả lời

    Công việc của mình phải đánh máy nhiều nên các khớp ngón tay thường xuyên đau nhức, có cách nào để khắc phục tình trạng này không ?

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua