Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thường không phổ biến, tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Do đó, xác định nguyên nhân và có cách giải quyết phù hợp là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có giác như thế nào?
Đau khớp háng khi mang thai là một tình trạng phổ biến. Cơn đau thường phổ biến trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ, tuy nhiên một số phụ nữ có thể bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu.
Cơn đau thường được cảm nhận ở xương chậu hoặc vùng hông, tuy nhiên đôi khi khó có thể xác định chính xác vị trí của cơn đau. Đau khi cơn đau khớp háng có thể được cảm thấy như một cơn đau thắt lưng. Cơn đau có thể là đau buốt, khó chịu đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài.
Cơn đau khớp háng có thể là nhẹ hoặc nghiêm trọng. Đôi khi cơn đau có thể có thể lan tỏa đến thắt lưng, mông hoặc đùi. Thai phụ có thể bị đau khớp háng khi thực hiện một số cử động nhất định, chẳng hạn như đi lại, nằm xuống hoặc đứng lên từ tư thế ngồi.
Các cơn đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, thai phụ nên thông báo với bác sĩ trong các lần khám thai định kỳ để được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là khi cơn đau nghiêm trọng theo thời gian. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi cơn đau khớp háng đi kèm tình trạng choáng váng, sốt, mệt mỏi hoặc chảy máu âm đạo.
Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra khi xương và dây chằng thay đổi kích thước để thích ứng với thai nhi đang phát triển.
Đau khi đau khớp háng và đau lưng dưới có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Tăng nội tiết tố: Trong thời gian mang thai, có thể tiết ra hormone để giúp dây chằng và khớp bên trong xương chậu mềm và nới lỏng ra. Điều này góp phần quan trọng trong việc sinh con sau này, tuy nhiên có thể dẫn đến đau khớp háng. Ngoài ra, các hormone này có thể di chuyển khắp cơ thể và ảnh hưởng đến toàn bộ các khớp. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, sự mềm và nới lỏng của các khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến lưng, điều này gây đau thắt lưng, khớp háng và mông.
- Căng thẳng khi mang thai: Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Căng thẳng có thể gây căng cơ, làm tăng cơn đau cơ và khớp. Nếu các hormone khi mang thai gầy tổn thương các khớp và dây chằng, tình trạng này có thể gây đau thắt lưng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ.
- Tư thế kém: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thay đổi để hỗ trợ việc tăng thêm trọng lượng của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến áp lực cho lưng dưới, hông và khớp háng. Trong giai đoạn này, tư thế kém khi làm việc, ngồi, đi, đứng hoặc cả ki nằm ngủ cũng có thể gây đau khớp háng. Do đó, người bệnh nên thường xuyên vận động, di chuyển và thực hiện các bài tập căng giãn lưng bất cứ khi nào có thể.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Mặc dù đau khớp háng trong ba tháng đầu không phổ biến, tuy nhiên việc thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể làm thư giãn các khớp, khiến khớp di động nhiều hơn, gây đau đớn và dễ bị chấn thương.
Thông thường đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng bình thường và không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Theo thống kê, có khoảng 32% phụ nữ mang thai bị đau khớp háng tại một thời điểm nhất định nào đó trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau khớp háng khi mang thai có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã được thụ tinh ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường là bên trong ống dẫn trứng. Bên cạnh việc gây đau khớp háng, các triệu chứng mang thai ngoài tử cung khác bao gồm đau nhói ở vai, chảy máu âm đạo, chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu.
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng y tế cần được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên đến bệnh viện ngay nếu tình trạng đau khớp háng xuất hiện kết hợp với các dấu hiệu như:
- Chuột rút và khó chịu ở bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới;
- Đau lưng kéo dài từ phía trước sang hai bên cơ thể và việc thay đổi tư thế không mang lại hiệu quả giảm đau;
- Cơn đau khớp háng xảy ra bất ngờ hoặc liên tục, khoảng 10 phút một lần;
- Tiết dịch âm đạo có màu vàng, hồng hoặc nâu.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
Nếu tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, cơn đau có thể được khắc phục với các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:
1. Chườm ấm hoặc tắm nước ấm
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm có thể hỗ trợ lưu thông máu đến khớp háng. Điều này có thể giảm độ cứng khớp và co thắt cơ. Để chườm nóng, thai phụ có thể sử dụng một miếng gạc ấm hoặc đệm nóng, chườm trực tiếp lên khớp háng trong 10 – 15 phút mỗi lần.
Tương tự, thai phụ cũng có thể tắm nước ấm để cải thiện tình trạng đau khớp háng khi mang thai ba tháng đầu. Đảm bảo nước không quá nóng hoặc không quá lạnh để không gây tổn thương da. Ngoài ra, có thể cho thêm 1/2 cốc muối Epsom (magie sulfat) để hỗ trợ giải phòng các cơ đang bị căng cứng.
2. Xoa bóp
Xoa bóp một số khu vực nhất định ở hông và hóng có thể hỗ trợ giảm đau và áp lực lên khớp háng. Massage, xoa bóp hông khi mang thai có thể được thực hiện an toàn tại nhà.
Các bước xoa bóp giảm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu như sau:
- Thai phụ nằm nghiêng, tay ôm gối;
- Xoa bóp tại khớp háng và khu vực xung quanh theo chuyển động tròn hoặc tác động lên cơ bằng nắm tay với lực vừa phải;
- Thực hiện các động tác xoa bóp, massage với phần hông còn lại của cơ thể để ngăn ngừa các cơn đau có thể xảy ra.
Trong suốt quá trình xoa bóp, người xoa bóp có thể kết hợp kéo căng các cơ về phía cột sống để giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn.
3. Thay đổi tư thế ngủ
Giữ tư thế ngủ phù hợp có thể hỗ trợ giảm đau khớp háng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Phụ nữ mang thai có thể nằm nghiêng khi ngủ và đặt một chiếc gối ở giữa hai chân. Các loại gối dành cho phụ nữ được thiết kế đặc biệt để giúp thai phụ cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể kê nhiều gối xung quanh cơ thể để giảm bớt các cơn đau khớp háng.
4. Thực hiện bài tập kéo giãn khớp háng
Có một số động tác có thể giảm đau và hỗ trợ kéo giãn khớp háng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, thai phụ nên thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập để tránh các rủi ro không mong muốn.
Bài tập kéo dài khớp háng:
- Người tập bắt đầu bằng tư thế quỳ gối và hai tay đặt trên mặt đất;
- Trượt đầu gối về phía trước, hướng về phía cổ tay đối diện hết mức có thể;
- Trượt chân còn lại ra phía sau cho đến khi cảm thấy căng ở phía chân trước;
- Giữ yên tư thế trong 30 – 60 giây;
- Lặp lại ở chân còn lại.
Căng khớp háng khi ngồi:
- Người tập ngồi ổn định trên ghế hoặc các bề mặt khác, gác cổ chân lên đùi chân còn lại;
- Ngồi thẳng lưng, giữ cho cột sống được dựng thẳng;
- Nghiêng người về phía trước ở khớp háng cho đến khi cảm thấy căng khớp háng;
- Giữa yên tư thế trong 20 – 30;
- Lặp lại ở chân còn lại.
5. Tập yoga
Các động tác yoga có thể hỗ cải hông và giúp giảm đau khớp háng. Yoga cũng là bài tập tốt trong thai kỳ, bởi vì các bài tập này thường nhẹ nhàng, tác động thấp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tuy nhiên có một số bài tập yoga không được khuyến khích trong thai kỳ, do đó thai phụ nên trao đổi với bác sĩ trước khi tập luyện. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, hãy thông báo với người hướng dẫn về tình trạng mang thai khi tham gia các lớp học yoga.
Tư thế con bò:
- Bắt đầu bằng tư thế quỳ, đầu gối mở rộng, hông ở phía trên đầu gối, bàn tay chống xuống sàn nhà, vai và cổ tay thẳng hàng;
- Từ từ hướng bụng về phía sàn nhà, uốn cong cột sống, giữ yên trong 3 – 5 giây;
- Trở lại vị trí bắt đầu.
Tư thế trẻ em:
- Từ tư thế con bò, người tập mở rộng cánh tay về phía trước;
- Đưa hông về phía sau với đầu gối dạng rộng hơn phía trước một chút;
- Đầu hướng xuống đất.
Ngoài ra, nếu cơn đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu nghiệm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Nếu cần thiết bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau hoặc đề nghị các biện pháp y tế khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng thuốc nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau khớp háng, tuy nhiên thai phụ có thể cải thiện cơn đau với một số lời khuyên như:
- Duy trì tư thế tốt khi ngồi, đứng, vận động, thậm chí là nằm ngủ. Đứng ở tư thế thẳng người, nâng cao ngực và thả lỏng để tránh gây áp lực lên phần dưới cơ thể.
- Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài. Nếu cần đứng trong thời gian dài, hãy gác một chân lên ghế thấp để giảm áp lực.
- Tráng nâng vật nặng. Nếu cần nâng một vật gì đó, hãy ngồi xổm trước khi nâng thay vì cúi lưng.
- Khi ngồi, cố gắng nâng cao chân và đảm bảo rằng ghế có khả năng hỗ trợ tốt cho lưng. Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng một chiếc gối mỏng để đệm thắt lưng.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giảm căng thẳng.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thường không phổ biến và không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Thai phụ có thể chườm nóng, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện các triệu chứng. Nếu cần thiết, phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và đề nghị một chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Cách giảm đau, phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!