Dây Đau Xương Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm và Cách Dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Dây đau xương là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để trị các bệnh xương khớp. Vị thuốc này có vị đắng, tính mát, có công dụng trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt lạc. Ngoài ra các thành phần hóa học trong vị thuốc còn có tác dụng giảm đau và viêm, ức chế thần kinh trung ương và hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamine, acetylcholine.

Dây đau xương
Thông tin cơ bản về công dụng, tính vị, quy kinh và các bài thuốc chữa bệnh từ dây đau xương

Mô tả dược liệu

  • Tên gọi khác: Khoan cân đẳng. Ý nghĩa trong tiếng Trung là giúp xương khớp thư giãn khỏe mạnh
  • Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr
  • Thuộc họ: Tiết đề (danh pháp khoa học: Menispermaceae)

1. Đặc điểm dây đau xương

Đây là một cây thuốc nam quý, phát triển ở dạng dây leo, có chiều dài trung bình 8cm. Thảo dược có cành dài rũ xuống, có lông phát triển có dây và mặt dưới của lá. Điều này làm cho lá có màu trắng nhạt. Lớp vỏ dây leo không còn sần sùi khi nhẵn.

Lá của cây đau xương có hình trái tim, đỉnh hẹp thành hình mũi nhọn trong khi phía cuốn hõm lại và tròn. Lá phát triển với 5 gân nhỏ, chiều dài lá dao động từ 10 – 20cm và chiều rộng từ 8 – 10cm, tỏa ra hình chân vịt.

Ở kẽ lá, hoa mọc thành chùm hoặc đơn độc. Quả hình bán cầu, khi chín có màu đỏ, bên trong có dịch nhầy.

Một số hình ảnh của dây đau xương:

Dây đau xương phát triển ở dạng dây leo, có chiều dài trung bình 8cm
Dây đau xương phát triển ở dạng dây leo, có chiều dài trung bình 8cm
Quả của cây đau xương có hình bán cầu, khi chín có màu đỏ, bên trong có dịch nhầy
Quả của cây đau xương có hình bán cầu, khi chín có màu đỏ, bên trong có dịch nhầy

2. Bộ phận dùng

Toàn cây đau xương được dùng làm thuốc.

3. Phân bố

Thảo dược mọc hoang khắp nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Điển hình như Bắc Kạn, Sơn La và Lào Cai. Thảo dược phát triển bằng thân, khi mọc rất khỏe, có thể thu hái quanh năm.

4. Thu hái – sơ chế dây đau xương

Thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, rửa sạch và để ráo nước, dùng tươi để chữa bệnh. Hoặc phơi khô, bảo quản trong bình thủy tinh để dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc.

Thành phần hóa học của dây đau xương

Trong dây đau xương có chứa những thành phần hóa học sau:

  • Ancaloit
  • Dinorditerpen glucosid
  • Tinosinesid A và B
  • Glycoside phenolic
  • Alkaloid

Vị thuốc dây đau xương

Dưới đây là tính vị, quy kinh và một số tác dụng của dây đau xương.

1. Tính vị

Tính mát, vị đắng.

2. Quy kinh

Quy vào kinh can.

3. Công dụng của dây đau xương

Theo Y học cổ truyền

  • Thư cân hoạt lạc
  • Khu phong trừ thấp
  • Dùng giảm đau xương, đau người, kiểm soát triệu chứng của bệnh tê thấp, làm thuốc bổ.
Cây đau xương có tác dụng khu phong trừ thấp
Cây đau xương có tác dụng khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, giảm đau

Theo Y học hiện đại

  • Ức chế hoạt chất gây co thắt cơ trơn: Trong thí nghiệm với ruột thỏ cô lập, vị thuốc có khả năng ức chế hoạt chất gây co thắt cơ trơn của cả histamine và acetylcholine.
  • Tác dụng với hệ thần kinh trung ương: Đối với động vật thí nghiệm, thảo dược tác động đến huyết áp, tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương, an thần và lợi tiểu.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Vị thuốc chứa các hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động và quá trình sinh tổng hợp của α-amylase and α-glucosidase. Từ đó làm chậm quá trình phân giải đồ ăn thành glucose, giảm lượng đường trong máu.
  • Chống viêm và giảm đau: Dùng chiết suất methanol của dây đau xương trong 12 ngày trên nhóm chuột được gây viêm bởi Freund. Kết quả cho thấy thảo dược có khả năng giảm đau và viêm.
  • Chống oxy hóa: Hoạt chất methanol trong cây đau xương có hoạt tính chống oxy hóa, có khả năng duy trì sự sống và chống các gốc tự do.

4. Chủ trị

Dây đau xương chủ trị những bệnh lý sau:

  • Đau nhức cơ
  • Đau nhức xương khớp
  • Phong thấp tê bại.

5. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được dùng ở dạng thuốc đắp, xoa bóp ngoài da hoặc dùng ở dạng nước sắc. Có thể dùng tươi hoặc dùng khô, dùng đơn độc hoặc kết hợp với những vị thuốc khác.

Liều dùng: 10 -12 gram/ ngày.

Kiêng kỵ

  • Thận trọng khi dùng cho người có tạng hàn.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai.
Không dùng cây đau xương cho phụ nữ đang mang thai
Không dùng cây đau xương cho phụ nữ đang mang thai

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dây đau xương

Dưới đây là một số ứng dụng lâm sàng của dây đau xương:

1. Bài thuốc chữa rắn cắn

Chuẩn bị:

  • 20 gram lá dây đau xương
  • 20 gram lá tía tô
  • 50 gram rau sam
  • 30 gram lá thài lài.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát nguyên liệu tươi
  • Vắt lấy nước cốt uống kết hợp dùng bã đắp lên vết rắn cắn.

2. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Chuẩn bị:

  • 12 gram mỗi vị cây đau xương, thỏ ty tử, rễ cỏ xước, củ mài
  • 16 gram mỗi vị cốt toái bổ, đỗ trọng, tỳ giải

Cách thực hiện:

  • Sắc uống hoặc ngâm rượu.

3. Bài thuốc trị sai khớp và bong gân

Chuẩn bị:

  • Lá cây đau xương
  • Lá tầm gửi cây khế
  • Hồi hương
  • Lá bưởi bung
  • Hạt trấp
  • Đinh hương
  • Quế chi
  • Vỏ núc nác
  • Củ nghệ
  • Huyết giáp
  • Vỏ sò
  • Lá mua
  • Lá náng
  • Gừng sống
  • Lá canh châu
  • Mủ xương rồng bà
  • Lá thầu tía

Liều lượng các vị thuốc bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nhỏ
  • Sao nóng, chườm lên vùng bị đau.

4. Bài thuốc trị chứng thấp khớp

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • Dây đau xương
  • Hoàng nàn chế
  • Thổ phục linh
  • Hoàng lực
  • Ngưu tất
  • Rễ bưởi bung
  • Kê huyết đằng
  • Độc lực
  • Tầm xuân
  • Huyết giác
  • Lá lốt

Cách thực hiện:

Bài thuốc trị chứng thấp khớp
Bài thuốc trị chứng thấp khớp từ cây đau xương giúp giảm đau hiệu quả

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • Dây đau xương và củ kim cang với liều lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc thành cao
  • Dùng 6 gram/ ngày.

5. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • Thân cây đau xương
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái nhỏ, sao vàng thảo dược
  • Ngâm rượu theo tỉ lệ 1:5
  • Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ, uống 3 lần/ ngày
  • Hoặc sắc uống liên tục 15 – 20 ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • Dây đau xương tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nát, thêm ít nước và trộn đều
  • Đắp lên vùng bị đau.

6. Bài thuốc trị sưng đau đầu gối và mu bàn chân

Chuẩn bị:

  • 20 gram dây đau xương, cam thảo tây, rễ cỏ xước, lá lốt, cốt khí củ, rễ cây tầm xoọng

Cách thực hiện:

  • Sắc uống từ 7 – 21 ngày.
Bài thuốc trị sưng đau đầu gối và mu bàn chân
Bài thuốc trị sưng đau đầu gối và mu bàn chân bằng cây đau xương kết hợp các vị thuốc khác

7. Bài thuốc trị đau nhức, chân tay tê mỏi ở người già

Chuẩn bị:

  • Cây dây đau xương, kim ngân hoa, cây xấu hổ, hy thêm, ké đầu ngựa, cỏ xước, cà gai leo, thiên niên kiện, thổ phục linh. Liều lượng mỗi vị bằng nhau

Cách thực hiện:

  • Sắc các vị thuốc với nước theo tỉ lệ 1:1
  • Đun nhỏ lửa và chế thành rượu
  • Uống mỗi ngày 1 ly nhỏ.

8. Bài thuốc trị đau nhức cơ thể do bệnh phong thấp

Chuẩn bị:

  • 20 gram dây đau xương, cam thảo nam, rễ tầm xoọng, cốt khí củ, rễ cỏ xước, lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày để trị đau nhức do phong thấp.

9. Bài thuốc trị đau mỏi do phong tê thấp

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 4 – 6 gram các vị gồm dây đau xương, quế chi, thiên niên kiện, cỏ xước, độc hoạt, chân chim, rễ bưởi bung, kê huyết đằng, phòng kỷ, núc nác, gai tầm xoọng, cây xấu hổ.

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 10 gram các vị gồm cây dây đau xương, vỏ thân cây ngũ gia bì, rễ phòng kỷ
  • 12 gram các vị gồm kê huyết đằng, cây mua núi, rễ gối hạc

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ, phơi khô hoàn toàn
  • Ngâm với rượu khoảng 7 – 10 ngày
  • Uống môi lần 25ml.

10. Bài thuốc trị chứng phong thấp

Chuẩn bị:

  • 15 gram mỗi vị gồm dây đau xương, rễ và cây lá lốt
  • 20 gram dây chìa vôi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo, sao vàng hạ thổ
  • Sắc thuốc, uống thay nước lọc mỗi ngày.

11. Bài thuốc trị đau thần kinh tọa

Chuẩn bị:

  • 12 gram cốt toái bổ
  • 20 gram mỗi vị gồm dây đau xương, kê huyết đằng, ngưu tất
  • 12 gram ba kích
  • 8 gram thiên niên kiện.

Cách thực hiện:

Bài thuốc trị đau thần kinh tọa
Bài thuốc trị đau thần kinh tọa giúp giảm nhẹ triệu chứng bằng cây đau xương

12. Bài thuốc chữa đau khớp gối, khó vận động

Chuẩn bị:

  • 12 gram mỗi vị gồm dây đau xương, rễ gấc, tang ký sinh, tang chi
  • 15 gram cành và thân cây trâu cổ.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống.

13. Bài thuốc trị thấp khớp, viêm khớp

Chuẩn bị:

  • 30 gram nhục huyết
  • 50 gram vỏ thân cây ô môi
  • 100 gram dây đau xương
  • 100 gram cốt toái bổ
  • Rượu nếp 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Ngâm với 1 lít rượu nếp trong 20 ngày
  • Uống 30ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.

14. Bài thuốc trị liệu nửa người bên phải

Chuẩn bị:

  • 8 gram mỗi vị gồm dây đau xương, cây xấu hổ, dây đau xương, đậu chiều
  • 3 gram gừng tươi
  • 10 gram rễ đinh lăng
  • 6 gram cây thần sa
  • 5 gram mỗi vị gồm quế, quả hồ tiêu chín (sấy khô và bóc bỏ vỏ ngoài)
  • 4 gram cây bách bệnh.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống.

15. Bài thuốc chữa chứng tổ đỉa

Chuẩn bị:

  • Thân và lá dây đau xương tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, phơi khô, sao vàng và sắc uống.
Bài thuốc chữa chứng tổ đỉa
Cách dùng dây đau xương giảm phồng rộp, sưng đau do bệnh tổ đĩa

16. Bài thuốc trị chứng đau nhức chân tay

Chuẩn bị:

  • 12 gram mỗi vị gồm dây đau xương, tục đoạn, kê huyết đằng, vương tôn, rễ cây xấu hổ, sơn thục, khúc khắc, quýt gai.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

17. Bài thuốc hỗ trợ trị viêm khớp dạng thấp

Chuẩn bị:

  • 16 gram mỗi vị dây đau xương và tang ký sinh
  • 6 gram mỗi vị cam thảo và tế tân
  • 8 gram mỗi vị quế và xuyên khung
  • 20 gram rễ cỏ xước (tẩm rượu và sao vàng)
  • 12 gram mỗi vị thục địa, đương quy, bạch thược, đảng sâm, độc hoạt, tần giao, tục đoạn.

Cách thực hiện:

18. Bài thuốc trị bệnh phong thấp gây suy nhược, ra nhiều mồ hôi, nhức mỏi

Chuẩn bị:

  • 10 gram mỗi vị gồm dây đau xương, cốt khí và thiên niên kiện
  • 20 gram mỗi vị gồm phòng đảng sâm, hà thủ ô và sinh địa
  • 12 gram mỗi vị gồm cây chó đẻ hoa vàng, bồ công anh, cỏ xước, kê huyết đằng, cốt toái bổ.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

19. Bài thuốc trị thấp khớp mãn tính

Chuẩn bị:

  • 10 gram mỗi vị gồm dây đau xương, tang chi, lá lốt, rễ gấc và thiên niên kiện
  • 20 gram mỗi vị gồm phục linh, thân cây trâu cổ, rễ tầm xuân, dây rung rúc và rễ cỏ xước.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc 2 lần, lấy 400ml nước sắc
  • Đun với lửa nhỏ đến khi cô lại thành cao lỏng
  • Khi cần lấy một ít cao hòa với rượu
  • Chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị thấp khớp mãn tính
Bài thuốc trị thấp khớp mãn tính bằng cây đau xương kết hợp các vị thuốc khác

Dây đau xương mang đến nhiều lợi ích trong điều trị bệnh xương khớp, giúp giảm nhẹ triệu chứng nhanh chóng. Ngoài ra thảo dược có độ lành tính cao, dùng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên nên dùng dây đau xương đều đặn mỗi ngày kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Tham khảo thêm: 10 Cách Trị Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà – Giảm Đau Hiệu Quả

Câu hỏi liên quan
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua