Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không? Bao Nhiêu Bước Mỗi Ngày?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình thức luyện tập nào cũng đều có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các mô sụn và xương, cải thiện chiều cao.

Đi bộ có tăng chiều cao không
Tìm hiểu đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào để đạt hiệu quả tối đa

Đi bộ có tăng chiều cao không?

Vận động và luyện tập thể thao chính là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của cơ thể cũng như quá trình phát triển chiều cao ở mỗi người. Cụ thể yếu tố này quyết định 20% sự phát triển chiều cao tự nhiên, thấp hơn so với chế độ dinh dưỡng là 32% và giấc ngủ là 25%. Chính vì thế mà nhiều người lựa chọn cách luyện tập để có chiều cao như mong đợi, trong đó có đi bộ.

Vậy “Đi bộ có tăng chiều cao không?”. Theo các chuyên gia, đi bộ là một trong những hình thức vận động và luyện tập thể thao đơn giản, mang đến nhiều lợi ích đối với sự tăng trưởng cũng như sức khỏe tổng thể của người tập. Điều này có nghĩa đi bộ đúng cách và luyện tập đều đặn có thể kích thích quá trình phát triển chiều cao, giúp đạt chiều cao tối đa sau độ tuổi trưởng thành.

Đặc biệt nếu kiên trì tập luyện vào những giai đoạn phát triển của cơ thể (nhất là trong giai đoạn dậy thì), chiều cao có thể tăng gấp 2 lần so với sự tăng trưởng bình thường của những người không luyện tập.

Vì sao đi bộ giúp tăng chiều cao?

Khi đi bộ, chân và cánh đánh tay co duỗi liên tục giúp khớp xương thuộc các chi được kéo giãn. Điều này làm tăng kích thước của những xương dài cũng như cải thiện sự tăng trưởng. Từ đó giúp phát triển nhanh và đạt chiều cao như mong đợi.

Bên cạnh đó kỹ thuật đi bộ giúp tăng cường quá trình kéo giãn đĩa đệm nhưng vẫn giữ được đường cong tự nhiên và tính ổn định của cột sống. Điều này không chỉ giúp hạn chế những vấn đề ở lưng (vẹo cột sống, gù cột sống...) mà còn góp phần cải thiện chiều cao.

Hơn thế đi bộ cũng như nhưng hình thức vận động khác đều có khả năng kích thích cơ thể truyền tín hiệu đến tuyến yên. Đồng thời tăng hoạt động sản sinh hormone tăng trưởng của tuyến này.

Những hormone tăng trưởng sau khi được sản sinh sẽ kích thích sự phát triển của các mô (bao gồm cả mô sụn và tế bào xương), đồng thời thúc đẩy chuyển hóa sụn thành xương. Từ đó giúp cải thiện chiều cao nhanh và vượt trội.

Một số lợi ích khác đối với sự phát triển chiều cao:

  • Tăng tuần hoàn máu giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến sụn, xương. Điều này giúp các xương và sụn được nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển vượt trội.
  • Kích thích quá trình hấp thụ canxi ở ruột và vận chuyển đến xương. Từ đó giúp tăng chất lượng và độ chắc khỏe của xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trong tương lai. Ngoài ra điều này còn giúp thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao.

Ngoài tác dụng kích thích sự tăng trưởng của xương và tăng chiều cao, đi bộ còn mang đến nhiều lợi ích khác cho cơ thể, bao gồm:

  • Tăng sự linh hoạt và độ dẻo dai cho các khớp xương. Đồng thời duy trì chức năng của những cơ quan trong cơ thể.
  • Giúp giãn dây chằng, tăng khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ bị ngã.
  • Kiểm soát căng thẳng và stress, cải thiện nhanh tâm trạng.
  • Tăng tiết hormone endophin. Đây là một loại hormone giúp tâm trạng trở nên phấn khích và sảng khoái, đồng thời giúp não làm việc tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch.
  • Điều hòa huyết áp và tốt cho hệ tim mạch.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và trực tràng.
  • Giúp tiêu thừa, cơ thể săn chắc.
  • Nâng cao sức khỏe.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống bệnh.

Chính vì những lợi ích nêu trên, bạn có thể thường xuyên đi bộ để cải thiện chiều cao và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Đi bộ giúp kích thích sản sinh hormone tăng trưởng và kéo giãn các khớp xương
Đi bộ kích thích sản sinh hormone tăng trưởng và kéo giãn các khớp xương giúp phát triển chiều cao

Đi bộ như thế nào để tăng chiều cao?

Để để tăng chiều cao nhanh và vượt trội, bạn cần đảm bảo đi bộ đúng thời gian khuyến cáo và đi bộ đúng kỹ thuật.

1. Thời gian đi bộ được khuyến nghị

Theo các chuyên gia, bạn nên đi bộ từ 8000 – 15.000 bước mỗi này để cải thiện chiều cao. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuyệt đối không luyện tập gắng sức để tránh gây ra những vấn đề không mong muốn.

Nếu không có thiết bị đo bước chân, bạn có thể đi bộ đúng với khoảng thời gian được khuyến nghị. Trong vài tuần đầu tiên, bạn nên đi bộ trừ 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 3 – 4 lần. Sau khi đã thích nghi, bạn nên tăng tần suất luyện tập, có thể đi bộ mỗi tuần 5 – 6 lần, mỗi lần từ 30 – 60 phút tùy theo tình trạng sức khỏe.

Lưu ý: Việc luyện tập cần phải thường xuyên và đều đặn để đạt hiệu quả như mong muốn.

2. Thời gian tập luyện thích hợp

Có hai khung giờ đi bộ phù hợp. Cụ thể:

  • Buổi sáng: Từ 6h00 – 7h00.
  • Buổi chiều: Từ 16h00 – 17h00.

Tùy thuộc vào thời gian biểu và những kế hoạch trong ngày, bạn có thể lựa chọn thời gian đi bộ phù hợp với bản thân. Điều này giúp quá trình luyện tập của bạn diễn ra thuận lợi hơn.

3. Địa hình

Nơi luyện tập phải là nơi có địa hình bằng phẳng, không gồ ghề và không có nhiều xe cộ. Ngoài ra bạn nên luyện tập ở những nơi có không không khí trong lành, có nhiều cây xanh và bóng mát. Không nên đi bộ dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Nếu không thể tập thể dục ngoài trời, bạn có thể sử dụng máy đi bộ để mang đến hiệu quả tương tự.

4. Trang phục

Trong khi đi bộ, bạn nên mặc những trang phục thoải mái, được làm từ chất liệu thun hoặc cotton giúp co giãn nhẹ nhàng và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra nên mặc trang phục vừa với thân người hoặc trang phục rộng thoải mái.

Không nên mặc những bộ đồ bó sát vào cơ thể, làm từ vải khô, cứng và không có khả năng thấm hút mồ hôi, cụ thể như quần jean… Vì điều này có thể tạo cảm giác khó chịu trong khi đi bộ, đồng thời khiến bước đi không được nhịp nhàng.

Đối với giày tập, bạn nên lựa chọn giày thể thao có kích thước vừa vặn, có đệm lót để tránh gây đau gót chân hoặc bàn chân khi di chuyển nhiều. Ngoài ra việc lựa chọn giày thích hợp còn giúp bạn giảm nguy cơ vấp ngã và chấn thương.

5. Kỹ thuật đi bộ

Để mang đến hiệu quả tối đa trong việc tăng trưởng cơ thể và phát triển chiều cao, bạn cần đi bộ đúng kỹ thuật. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn đi bộ đúng cách:

  • Giữ lưng thẳng, đầu và cổ thẳng, mắt hướng về phía trước
  • Bước chân về phía trước trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Cần chạm đất bằng gót chân khi bước, lăn chân từ gót chân đến mũi chân
  • Nhẹ nhàng đẩy tay về phía trước cùng với sải chân
  • Trong khi đi, mắt nhìn thẳng, cổ, vai và lưng thư giãn nhưng vẫn giữ thẳng. Không nên uốn cong lưng hay ngã người về phía trước.
Cần đi bộ đúng kỹ thuật
Cần đi bộ đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả tối đa trong việc tăng trưởng cơ thể và phát triển chiều cao

 Lứa tuổi thích hợp để đi bộ

Nên đi bộ trong độ tiền dậy thì hoặc dậy thì. Đây là giai đoạn cơ thể phát triển mạnh mẽ. Nếu đi bộ trong khoảng thời gian này, bạn sẽ cao lớn vượt trội và đạt chiều cao tối đa trong tương lai. Các nghiên cứu cho thấy, việc duy trì thói quen đi bộ càng sớm càng giúp chiều cao phát triển nhanh và vượt trội khi đến tuổi trưởng thành.

Đi bộ bao lâu thì tăng chiều cao?

Cơ thể cũng như các mô tế bào (đặc biệt là tế bào xương và mô sụn khớp) không ngừng phát triển cho đến khi bước sang độ tuổi trưởng thành. Do đó bạn cần luyện tập càng sớm càng tốt, dành nhiều thời gian và công sức cho quá trình luyện tập tăng chiều cao. Khi luyện tập tích cực, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận rõ rệt hiệu quả cải thiện chiều cao.

Thông thường để cảm nhận được hiệu quả, bạn cần phải đi bộ đều đặn ít nhất 2 – 3 tháng. Ngoài vận động, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc và đúng giờ, uống nhiều nước. Những biện pháp này có thể giúp bạn nhận được hiệu quả cao chỉ trong một thời gian ngắn tập luyện.

Lưu ý khi đi bộ để tăng chiều cao

Bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo đi độ an toàn và đạt hiệu quả tăng chiều cao:

  • Ăn nhẹ trước khi đi bộ từ 15 – 30 phút để cung cấp năng lượng. Không nên để bụng đói vì có thể khiến cơ thể sớm kiệt sức.
  • Nên thực hiện những bài tập khởi động trước khi đi bộ. Cụ thể như bài tập xoay hông, xoay gối, xoay cổ chân, xoay vai, xoay khuỷu tay, xoay cổ, bài tập dạng chân… Việc thực hiện những bài tập này có thể giúp máu huyết lưu thông, làm nóng cơ thể, tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt. Đồng thời giúp hạn chế tình trạng chấn thương trong lúc đi bộ.
  • Cần đi bộ đúng kỹ thuật và đều đặn để đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn.
  • Không nên đi bộ gắng sức. Thời gian tập và số bước đi trong một ngày có thể được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Có thể kết hợp đi bộ với những bộ môn thể thao khác, điển hỉnh như bơi lội, chơi bóng chuyền, chạy bộ. Những bộ môn này đều có khả năng kích thích sự tăng trưởng của các xương.
  • Trong thời gian vận động, bạn nên thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh (uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và ngủ sớm, tiếp xúc ánh nắng mặt trời…) và chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều thực phẩm tăng chiều cao (thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, phốt pho…). Sự kết hợp này sẽ giúp quá trình phát triển chiều cao của bạn diễn ra thuận lợi hơn, tăng hiệu quả.
Nên đi bộ kết hợp sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh
Nên đi bộ kết hợp sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh để sớm đạt hiệu quả tăng chiều cao

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Đi bộ có tăng chiều cao không? Thời gian khuyến nghị/ số bước đi trong ngày và kỹ thuật”. Nhìn chung, đi bộ có thể kích thích quá trình phát triển của mô sụn và xương, cải thiện chiều cao hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần đi bộ đúng cách, luyện tập đều đặn trong thời gian dài thì mới đạt được chiều cao như mong đợi.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua