Lá Lốt Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm, Bài Thuốc và Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Lá lốt còn được gọi là Tất bát, thường được dùng trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, tiêu hóa và hô hấp. Loại thảo dược này có tinh dầu, tính ấm, vị cay, mùi thơm, có tác dụng chỉ thống, hạ khí và ôn trung, tán hàn. Tùy thuộc vào tình trạng, thảo dược có thể được dùng kết hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng đơn độc.

Lá lốt
Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, công dụng, tính vị, quy kinh và bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt

Mô tả cây lá lốt

  • Tên khác: Tất bát
  • Tên khoa học: Piper lolot L
  • Thuộc họ: Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae)

1. Đặc điểm dược liệu

Lá lốt là một loại cây thảo sống lâu. Thảo dược thường mọc bò, phát triển với chiều cao từ 30 – 40cm. Mặt ngoài của thân có nhiều rãnh dọc, phồng lên ở các mấu. Thân cây thường yếu, có nhiều lá đơn, mọc so le. Lá nguyên, hình tim, có tán rộng xòe to, mặt lá láng bóng.

Cuốn lá có gốc bẹ ôm lấy thân. Từ cuốn có 5 gân chính tỏa ra. Cây lá lốt có hoa màu trắng mọc thành cụm ở nách lá, dạng bông đơn độc, lâu tàn. Quả của thảo dược là quả mọng, có hạt ở bên trong.

Một số hình ảnh của lá lốt:

Cây lá lốt có nhiều lá đơn, mọc so le
Cây lá lốt có nhiều lá đơn, mọc so le, lá nguyên, hình tim, mặt lá láng bóng, 5 gân chính tỏa ra từ cuốn
Hoa màu trắng mọc thành cụm ở nách lá, dạng bông đơn độc, lâu tàn
Hoa màu trắng lâu tàn, mọc thành cụm ở nách lá, dạng bông đơn độc

2. Phân bố

Cây lá lốt chủ yếu mọc hoang. Thường được trồng để làm rau xanh. Loại thảo dược này tập trung nhiều ở các tỉnh miền Bắc.

3. Bộ phận dùng

Toàn cây lá lốt (bao gồm thân, lá, rễ, cành) đều được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái và sơ chế lá lốt

Có thể thu hái cây lá lốt quanh năm.

Sau khi thu hái, mang thảo dược rửa sạch, để ráo nước, dùng tươi. Hoặc có thể mang thảo dược sấy khô/ phơi nắng, bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Cây lá lốt sau khi sơ chế nên được bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo, không ẩm mốc và tránh ánh sáng mặt trời.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng của lá lốt

Trong cây có tinh dầu. Lá và thân chứa hai hoạt chất gồm alkaloid và beta-caryophylen. Rễ cây chứa benzyl axetat.

Ngoài ra trong loại thảo dược này còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ 100 gram lá lốt có thể cung cấp những thành phần dinh dưỡng sau:

  • 39 kcal năng lượng
  • 4.3 gram protein
  • 86.5 gram nước
  • 2.5 gram chất xơ
  • 260 mg canxi
  • 4,1 mg chất sắt
  • 980 mg phốt pho
  • 34 mg vitamin C

Nhờ những hoạt chất và thành phần dinh dưỡng nêu trên, lá lốt mang đến nhiều lợi ích trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị bệnh.

Vị thuốc lá lốt

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng vị thuốc lá lốt:

1. Tính vị

Vị thuốc lá lốt có mùi thơm nồng, vị cay, tính ấm.

2. Quy kinh

Quy vào kinh vị, gan, mật và tỳ.

3. Công dụng của lá lốt

Theo Y học cổ truyền, thảo dược có tác dụng hạ khí (đưa khí xuống), tán hàn (trừ lạnh), chỉ thống (giảm đau), ôn trung (làm ấm bụng), yêu cước thống (đau chân, đau lưng), tỵ uyên ( mũi chảy nước hôi tanh kéo dài).

Lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm, có tác dụng chỉ thống, hạ khí và ôn trung, tán hàn
Lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm, có tác dụng chỉ thống, hạ khí và ôn trung, tán hàn, yêu cước thống

Thường được dùng trong điều trị những bệnh lý sau:

  • Tê bại chân
  • Chứng phong hàn thấp
  • Tay chân lạnh
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đầy hơi
  • Nôn mửa
  • Sình bụng
  • Thận và bàng quang lạnh
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Chảy nước mũi hôi
  • Đau răng
  • Đau đầu
  • Đau nhức xương khớp
  • Đau lưng
  • Đau đầu gối

4. Cách dùng và liều lượng

Cây lá lốt cần được dùng đúng cách và đúng liều để đạt hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo tính an toàn.

Cách dùng

Cây lá lốt có thể được dùng đơn độc hoặc dùng kết hợp với những vị thuốc khác để chữa bệnh. Chẳng hạn như rễ bưởi bung, độc lực, cỏ xước, hoàng lực, gối hạc, rễ gai tầm xoọng…

Khi dùng có thể giã nát hoặc xay nhuyễn chườm đắp, sao nóng, sắc lấy nước uống hoặc đun nóng ngâm tay, chân. Ngoài ra có thể ăn sống hoặc dùng thảo dược làm nguyên liệu cho các món ăn.

Liều lượng

Dùng 6 – 12 gram/ ngày, có thể dùng nhiều hơn, tối đa 100mg/ ngày.

Lưu ý khi dùng lá lốt

Một số lưu ý an toàn khi sử dụng thảo dược

  • Không dùng quá liều lượng quy định. Vì lá lốt có tính nóng, có thể gây nóng trong, táo bón, nổi mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa khi dùng nhiều.
  • Không nên dùng thảo dược khi bị nhiệt miệng, nóng gan, đau dạ dày.
  • Phụ nữ đang nuôi con bú không dùng quá nhiều lá lốt. Bởi thảo dược có tính nóng, có thể làm loãng sữa khiến sữa không đủ chất dinh dưỡng hoặc dẫn đến mất sữa.
Phụ nữ đang nuôi con bú không dùng nhiều thảo dược
Phụ nữ đang nuôi con bú không dùng nhiều thảo dược để tranh sữa không đủ chất dinh dưỡng hoặc mất sữa

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt

Vị thuốc lá lốt thường góp mặt trong những bài thuốc sau:

1. Bài thuốc chữa bàn chân tê buốt, đau lưng sưng khớp gối

Chuẩn bị:

  • 50 gram rễ lá lốt tươi
  • 50 gram rễ bưởi bung
  • 50 gram rễ cây vòi voi
  • 50 gram rễ cỏ xước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sao vàng
  • Sắc thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc chữa đau nhức xương, phong thấp

Chuẩn bị:

  • 12 gram mỗi vị gồm rễ lá lốt, dây chìa vôi, hoàng lực, cỏ xước, độc lực, hạt xích hoa xà, đơn gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang để trị đau nhức xương, phong thấp.

3. Bài thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở chân và tay

Chuẩn bị:

  • 30 gram lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo
  • Cho thảo dược vào 1 lít nước đun sôi, thêm một ít muối sau 3 phút
  • Để ấm, dùng ngâm hai bàn chân và hai bàn tay trước khi đi ngủ
  • Thực hiện liên tục trong 7 ngày.
Bài thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở chân và tay
Bài thuốc ngâm từ lá lốt giúp điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở chân và tay

4. Bài thuốc chữa phù thũng

Chuẩn bị:

  • 12 gram mỗi vị gồm lá lốt, rễ mỏ quạ, rễ cà gai leo, rễ gai tầm xoọng, mã đề, lá đa lông.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

5. Bài thuốc chữa tê thấp đau lưng, sưng đau đầu gối, bàn chân tê buốt

Hướng dẫn đau gấp ngang lưng, tê thấp gây đau lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt bằng bài thuốc đắp hoặc uống:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • Lá lốt và ngải cứu với liều lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nát, thêm giấm, chưng nóng, mang chườm hoặc đắp.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 8 – 12 gram rễ cây lá lốt
  • 8 gram dây đau xương
  • 8 gram rễ cỏ xước
  • 8 gram củ cốt khí

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, sắc uống mỗi ngày.

6. Bài thuốc giải độc rắn cắn, say nấm

Chuẩn bị:

  • 50 gram lá lốt tươi
  • 50 gram lá khế
  • 50 gram lá đậu ván trắng

Cách thực hiện:

  • Giã nát lá lốt, phối hợp với lá đậu ván trắng và lá khế
  • Thêm nước
  • Lọc lấy nước cốt để uống.

7. Bài thuốc chữa phong thấp gây tê nhức tay chân

Chuẩn bị:

  • 100 gram lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống thường xuyên.
Bài thuốc chữa phong thấp gây tê nhức tay chân
Bài thuốc chữa phong thấp gây tê nhức tay chân, khó đi lại từ vị thuốc lá lốt

8. Bài thuốc chữa viêm lợi, chắc chân răng

Chuẩn bị:

  • Lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước đặc
  • Ngậm và xúc miệng.

9. Bài thuốc chữa tiêu chảy không đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Chuẩn bị:

  • 50 – 100 gram lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước uống ngày 3 lần.

10. Bài thuốc chữa tay chân tê mỏi, ra mồ hôi

Chuẩn bị:

  • 100 gram lá lốt tươi hoặc 30 gram lá lốt khô.

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước uống hoặc dùng để ngâm chân.

11. Bài thuốc chữa đau nhức cơ khớp

Chuẩn bị:

  • Toàn cây lá lốt
  • Cỏ xước
  • Cây xấu hổ.

Cách thực hiện:

  • Sao vàng
  • Lấy mỗi vị 10 – 15 gram sắc thành nước uống trị đau cơ, đau khớp.

Lưu ý:

  • Bài thuốc kỵ thai.
Bài thuốc chữa đau nhức cơ khớp
Bài thuốc từ lá lốt chữa đau nhức cơ khớp ở lưng, cổ vai gáy, khuỷu tay, bàn chân, đầu gối, ngón tay…

12. Bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi cơ khớp

Chuẩn bị:

  • Lá lốt
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Rang nóng lá lốt với muối
  • Cho vào túi vải, dùng để chườm đắp.

13. Bài thuốc trị đau bụng

Chuẩn bị:

  • 20 gram lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc với 300ml nước lọc đến khi cạn còn 100ml nước thuốc
  • Chia thành 2 phần uống trong ngày.

14. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa

Chuẩn bị:

  • 30 gram lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Giã nát, vắt nước cốt uống hết trong ngày
  • Nấu bã lá lốt với 3 chén nước. Để ấm, dùng nước ngâm rửa da bị tổ đỉa, bã đắp lên chỗ vết thương
  • Mỗi ngày áp dụng 2 lần.

15. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp khi lạnh

Chuẩn bị:

  • 30 gram lá lốt tươi

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc với 2 chén nước lọc đến khi cạn còn nửa chén
  • Uống sau bữa ăn tối
  • Dùng mỗi ngày 1 lần trị đau nhức xương khớp.

16. Bài thuốc giải cảm

Chuẩn bị:

  • 20 gram lá lốt
  • 2 gram gừng
  • 5 nhánh hành hương
  • Nửa củ hành tây
  • 1 tép tỏi
  • 1 nắm gạo.

Cách thực hiện:

  • Nấu cháo như bình thường
  • Cho dược liệu vào khi gạo nở
  • Ăn cháo khi còn nóng.
Bài thuốc giải cảm
Bài thuốc giải cảm từ lá lốt và các vị thuốc khác giúp giảm nhanh triệu chứng

17. Bài thuốc trị viêm xoang

Chuẩn bị:

  • Lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá lốt
  • Vò nát lá lốt, nhét vào mũi.

18. Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn

Chuẩn bị:

  • 12 gram lá lốt
  • 6 gram phòng sâm
  • 10 gram trần bì
  • 21 gram sinh khương
  • 5 gram hoàn kỳ
  • 12 gram lệ chi
  • 6 gram sơn thù
  • 12 gram bạch truật
  • 4 gram cam thảo
  • 10 gram bạch linh.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc với 600ml nước lọc để được 200ml nước thuốc
  • Chia thuốc và uống hết trong ngày.

19. Bài thuốc điều trị mụn nhọt

Chuẩn bị:

  • 15 gram các vị thuốc gồm lá lốt, lá tía tô, cây chanh, lá ráy, lá chanh.

Cách thực hiện:

  • Bỏ vỏ bên ngoài cây chanh, phơi khô, giã nhỏ, rắc lên vùng da bị tổn thương
  • Rửa sạch lá lốt, lá ráy, lá tía tô, lá chanh. Phơi khô, giã nhỏ, chườm đắp lên vùng da có mụn nhọt
  • Mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

20. Bài thuốc điều trị viêm âm đạo

Chuẩn bị:

  • 50 gram lá lốt
  • 20 gram phèn chua
  • 40 gram nghệ.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi thuốc trong nồi ngập nước khoảng 20 phút
  • Xông trong 20 phút
  • Để nguội, ngâm rửa âm đạo.
Bài thuốc điều trị viêm âm đạo
Bài thuốc điều trị viêm âm đạo, cải thiện triệu chứng từ lá lốt, nghệ và phèn chua

Không chỉ là nguyên liệu cho các bữa ăn thơm ngon, lá lốt còn là vị thuốc quý. Loại thảo dược này giàu dinh dưỡng và chứa nhiều thành phần giúp điều trị các bệnh về cơ xương khớp, tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên thảo dược cần được dùng đúng cách, dùng với liều lượng thích hợp. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình chữa bệnh.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua